Tổng quan về một số nghiên cứu có liên quan tới sự phát triển của QTDND

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG QUỸ tín DỤNG NHÂN dân TRÊN địa bàn TỈNH lâm ĐỒNG (Trang 27)

2.3.1. Nghiên cứu nước ngoài

- Mô hình Christen (1995) và Thys (2000) phát triển là mô hình mối quan hệ giữa tính bền vững và mức độ tiếp cận của QTDND bằng phương pháp hồi quy bình quân nhỏ nhất OLS với các biến như sau:

Bảng 2.1.Các biến phản ánh mối quan hệ giữa mức độ tiếp cận và tính bền vững theo Christen và Thys (2000)

Tên biến Loại biến

Nội dung Lưu ý

AOL Phụ

thuộc

Độ sâu tiếp cận (Giá trị khoản vay trung bình/GDP bình quân đầu người)

Tuy vậy, để giảm thiểu tác động tiêu cực của GDP bình quân đầu người quá chênh lệch so với trung vị, công thức trên có thể được thay thế bằng: [Giá trị

khoản vay* (12/thời hạn vay trung bình)]/[GDP bình quân đầu người +2] Type Biến độc lập

Loại tổ chức Biến giả, =1 nếu là tổ chức QTDND,= 0 nếu không phải là QTDND

Age Thời gian hoạt động

của tổ chức Tính từ khi thành lập đến khi chạy mô hình Sustainability Sự bền vững của tổ chức Chọn một trong các biến, phụ thuộc vào sự sẵn có của số liệu: OSS, FSS, ROA, ROE

Client Độ rộng của tiếp cận Số lượng khách hàng

Competition Mức độ cạnh tranh Đo lường bằng mức độ tập trung thị phần của các tổ chức lớn nhất (4 tổ chức). Mức độ tập trung càng cao, mức độ cạnh tranh càng thấp Gender Giới Tỷ lệ khách hàng nữ/tổng số khách hàng Method Phương pháp cung cấp

tín dụng

Đo lường bằng tỷ lệ dư nợ tín dụng cá nhân/tổng dư nợ. Biến này được tính toán dựa vào giả định là: cho vay theo nhóm sẽ giúp tăng cường độ sâu tiếp cận

Nguồn: Christen, R và các cộng sự(1995); Thys, D. (2000)

Nghiên cứu được thực hiện trên 11 tổ chức tài chính vi mô từ các quốc gia: Bangladesh, Colombia, Costa Rica, cộng hoà Dominica, Indonesia, Nigeria và Senegal, Keynia. Đây đều là các nước đang phát triển.

Loại tổ chức: Trong nghiên cứu của mình, Christen (1995) so sánh độ sâu tiếp cận của các tổ chức tài chính vi mô quy định điều tiết và không có điều tiết các tổ chức

này và tìm thấy sự khác biệt đáng kể về quy mô cho vay giữa hai nhóm này. Vì các tổ chức tài chính vi mô có liên quan đến việc thương mại hoá, Christen đã đặt câu hỏi về việc thương mại hóa đã ảnh hưởng đến việc tiếp cận những người nghèo nhất trong những người nghèo của tổ chức TCVM. Trong kết luận của mình, tác giả cho thấy sự khác biệt lớn trong quy mô khoản vay có thể được gây ra bởi các yếu tố như sự lựa chọn của chiến lược, sự phát triển nhóm khách hàng. Thương mại hóa, sự cạnh tranh không có tác động đến yếu tố này.

Tuổi hoạt động là một biến dùng để đánh giá tác động của thời gian đến độ sâu tiếp cận của các tổ chức tài chính vi mô. Tác giả cho rằng trong việc đánh giá liệu một tổ chức nhất định đã đạt được tiếp cận cộng đồng rộng lớn, so sánh phải được thực hiện với những thành tựu của các tổ chức khác thì cần phải chú ý đến tuổi của tổ chức đó. Tuổi của tổ chức càng cao thì mức độ tiếp cận càng sâu.

Giới tính được phân thành 2 nhóm trong đó tác giả lý giải phụ nữ nghèo hơn tương đối so với nam giới nên tổ chức nào tiếp cận với nhóm khách hàng nữ giới nhiều hơn thì độ sâu tiếp cận thấp hơn.

Về phương pháp tiếp cận tín dụng, có 2 phương pháp tiến cận mà các tổ chức tài chính vi mô thường áp dụng là: cho vay cá nhân và cho vay nhóm. Christen phát hiện ra rằng các tổ chức tài chính vi mô hướng tới số lượng ngày càng tăng các khoản vay cá nhân. Theo lý thuyết, cho vay cá nhân sẽ loại trừ được những người vay rất nghèo do những thành viên trong nhóm này có thể nhìn thấy rủi ro tín dụng từ những người vay tín dụng rất nghèo. Thông thường các TCTCVM sử dụng cả 2 phương pháp này. Với tỷ lệ cho vay cá nhân càng lớn thì độ sâu tiếp cận càng thấp.

Về mối quan hệ giữa tính bền vững và độ sâu tiếp cận, kết quả cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa 2 yếu tố này. Bởi vì cho vay người nghèo quy mô tín dụng lớn nhưng chi phí hoạt động cao. Quy mô khoản vay lớn thường mang đến lợi nhuận lớn nhưng độ sâu tiếp cận sẽ giảm (Schreiner, 2001)

Nghiên cứu của hai tác giả này đã xây dựng được bức tranh tổng quát về thực trạng phát triển của các tổ chức tài chính vi mô ở các nước đang phát triển ở Đông Nam Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh. Phương pháp nghiên cứu định lượng của nghiên cứu là cơ sở tham khảo cho rất nhiều nghiên cứu sau này. Tuy nhiên, không phải tất cả

biến trong bảng trên đều có tác động đến mức độ tiếp cận của các TCTCVM mà một số biến nghiên cứu như lợi nhuận, tính cạnh tranh của các tổ chức vi mô trong mô hình nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê. Quy mô mẫu khá ít, chỉ có 11 TCTCVM từ các quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 5 năm.

- Nghiên cứu của Olivares Polanco (2002) sử dụng phương pháp ước lượng OLS để phân tích cho một số TCTCNT ở các nước Mỹ La tinh. Nghiên cứu này cũng sử dụng phương pháp hồi quy OLS trên cơ sở các nghiên cứu đi trước và cho kết luận như sau về mối quan hệ giữa hai biến bền vững và tiếp cận:

Quan hệ giữa tính bền vững và tiếp cận của TCTCNT ngược nhau nếu TCTCNT có quy mô tương đối nhỏ. Đến một mức phát triển nào đó, hai biến trên chuyển thành quan hệ đồng chiều.

Cạnh tranh trong khu vực tài chính nông thôn tăng lên sẽ làm cho giá trị khoản vay tăng lên, và độ sâu tiếp cận giảm xuống.

Các TCTCNT thành lập sớm hơn tập trung vào các khách hàng có thu nhập cao hơn, và các tổ chức vào thị trường sau sẽ tập trung nhiều hơn vào các đối tượng khách hàng có thu nhập thấp hơn.

- Mô hình do Luzzi, G.F & S. Weber (2006)10 xây dựng, được sử dụng để đo lường sự phát triển hoạt động của một QTDND là mô hình phân tích yếu tố. Mô hình này gồm các biến sau.

Bảng 2.2. Các biến trong mô hình phân tích yếu tố

Tên biến Mô tả Giá trị

Female Tỷ lệ khách hàng là phụ nữ Biến liên tục (%) Grouploan Phương pháp cho vay: Tỷ lệ khách hàng trong

nhóm

Biến liên tục (%)

Povcrit Sử dụng chỉ tiêu nghèo đói để tập trung cho khách hàng

Biến rời rạc 0, 1

Collateral Yêu cầu về tài sản thế chấp Biến rời rạc 0, 1 Loansize Tỷ lệ giá trị khoản vay/ GDP bình quân đầu

người

Biến liên tục (%)

OSS Mức độ tự bền vững về hoạt động (=tổng doanh thu/tổng chi phí)

Biến liên tục (%)

ROA Lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản (sử dụng thay thế trong trường hợp không có OSS)

Biến liên tục (%)

Nguồn: Luzzi, G.F & S. Weber (2006)

Mô hình Luzzi, G.F & S. Weber (2006) cho phép chúng ta tạo ra chỉ số tổng hợp cho hai biến chủ yếu là biến mức độ tiếp cận và biến bền vững. Sau đó, kết quả điểm mà mỗi QTDND nhận được cho hai biến trên sẽ được dùng làm biến phụ thuộc cho mô hình kinh tế lượng. Mô hình này đã được kiểm định bằng số liệu của 45 TCTCNT điển hình trên thế giới được Viện Nghiên cứu phát triển Geneva thu thập trong suốt thời kỳ 1999-2003. Kết luận rút ra từ mô hình phân tích yếu tố này là:

Để giảm chi phí giao dịch, các TCTCNT nên lựa chọn mở rộng quy mô tiếp cận hoặc đảm bảo bền vững trước khi mở rộng tiếp cận.

Việc đo lường mức độ phát triển hoạt động của các TCTCNT không dễ dàng, vì bản thân từng chỉ số (sự tiếp cận hay tính bền vững) cũng có những chỉ tiêu đo lường khác nhau. Tuy vậy, việc tính toán và sử dụng trọng số cho mỗi chỉ tiêu là không cần thiết và không có ý nghĩa, mặc dù các trọng số này được tính toán dễ dàng dựa vào ma trận tương quan giữa các biến.

Mức độ phát triển của một TCTCNT không thể đo lường bằng con số tuyệt đối, mà phải dựa vào mối quan hệ so sánh với các TCTCNT khác. Tuy vậy, sử dụng mô hình phân tích yếu tố có thể xác định được TCTCNT nào là tốt nhất trong phát triển hoạt động nến có đủ dãy số liệu cần thiết.

2.3.2. Nghiên cứu trong nước

- Nghiên cứu của tiến sỹ Lê Minh Hồng (2000) trong luận án tiến sỹ “Giải pháp hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND trong khu vực kinh tế nông thôn Việt Nam” năm 2000 và nghiên cứu của thạc sỹ Bùi Chính Hưng (2004) với luận văn “Giải pháp

phát triển QTDND ở Việt Nam” đã phân tích về hiện trạng hoạt động của hệ thống QTDND và đưa ra các khuyến nghị phát triển hệ thống QTDND về: Vốn, Quản trị, Ứng dụng công nghệ thông tin, Kiểm soát rủi ro, Nhân lực, Các tiêu chuẩn quản trị các tổ chức tài chính vi mô hiện đại …Và một số khuyến nghị của hai nghiên cứu trên đã được ngân hàng nhà nước áp dụng cho quá trình cơ cấu lại hệ thống QTDND giai đoạn 2000-2005.

- Nguyễn Khải (2000), Một số đánh giá về hoạt động của QTDND, Tạp chí Thị trường tài chính - Tiền tệ, số 9. Tác giả đã tập trung vào mô tả hiện trạng, chỉ ra các vấn đề bất cập của các quỹ tín dụng nhân dân trong giai đoạn trước 2000, như quy mô nhỏ, quản trị lỏng lẽo, lãi vay cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tuy nhiên đề tài cũng mới dừng ở việc đánh giá về các QTDND chứ chưa đi sâu vào các giải pháp hoặc các biện pháp nghiên cứu định lượng.

- Nghiên cứu của tiến sỹ Nguyễn Thị Thanh Hương về Ngân hàng hợp tác xã – Mô hình mới trong hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam (2013). Tiến sỹ Nguyễn Thị Thanh Hương đã chỉ ra các ưu và nhược điểm của QTDND như sau:

Ưu điểm:

Sự hình thành và phát triển của hệ thống QTDND đã phần nào san lấp lỗ hổng trong hoạt động ngân hàng ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, cung ứng dịch vụ ngân hàng đối với các đối tượng trước đây chưa từng được các ngân hàng quan tâm.

Mối quan hệ liên kết giữa QTDTW với các QTDND cơ sở trong hệ thống QTDND được thiết lập và ngày càng gắn bó chặt chẽ.

Sau giai đoạn củng cố, chấn chỉnh các QTDND cơ sở hoạt động tương đối ổn định, an toàn và ngày càng phát triển.

QTDTW với vai trò là tổ chức đầu mối của hệ thống QTDND phát triển tương đối vững chắc.

Hệ thống cơ chế, chính sách điều chỉnh hoạt động của QTDND tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ đã tạo điều kiện thuận lợi cho QTDND hoạt động và ngày càng phù hợp hơn với đặc thù của QTDND.

Sự ra đời của Hiệp hội QTDND Việt Nam đã đánh dấu bước khởi đầu của giai đoạn hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND

Nhược điểm:

Một bộ phận QTDND chưa bám sát mục tiêu hoạt động. Các QTDND này có biểu hiện chạy theo động cơ kinh doanh đơn thuần, chưa chấp hành nghiêm chỉnh quy trình tín dụng bảo đảm an toàn nên vẫn còn tiềm ẩn những rủi ro trong hoạt động và gây ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống.

Nhiều QTDND cơ sở vật chất còn nghèo nàn, vốn tự có thấp, trình độ cán bộ hạn chế, món vay nhỏ trong khi đó chi phí tác nghiệp lớn nên hạn chế khả năng tự tích luỹ tài chính, tăng cường nguồn lực mở rộng quy mô để phát triển an toàn bền vững.

Trình độ của một số cán bộ QTDND vẫn chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước nhằm đảm bảo quản lý vận hành QTDND phát triển an toàn, bền vững.

Tổ chức liên kết phát triển hệ thống đã được hình thành nhưng chưa thực sự chặt chẽ và hiệu quả, chưa có sự hỗ trợ tích cực cho các QTDND cơ sở trong quá trình ổn định và phát triển; các thể chế về tổ chức liên kết, đặc biệt là về thông tin, kiểm soát nội bộ và thiết chế đảm bảo an toàn chưa được hoàn thiện.

QTDTW do hạn chế về năng lực tài chính, trình độ công nghệ cũng còn hạn chế nên chưa có điều kiện mở rộng quy mô, nghiệp vụ.

- Nghiên cứu của tiến sỹ Lê Thanh Tâm (2008), Phát triển các tổ chức tài chính nông thôn Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Tiến sĩ Lê Thanh Tâm đã xem xét sự phát triển của QTDND thông qua 2 nhóm chỉ tiêu là mức độ tiếp cận và tính bền vững của 477 QTDND trong giai đoạn 2001 đến 2007. Cụ thể nghiên cứu mô hình nghiên cứu của Lê Thanh Tâm (2008) như sau: AOL = a1 + a2*Age + a3*Sustain + a4*Client + a5 * Gender . Trong đó:

o AOL = Giá trị khoản vay trung bình/GDP bình quân đầu người

o Age = Thời gian hoạt động của QTDND

o Client = Số lượng khách hàng

o Gender = tỷ lệ khách hàng nữ/ tổng khách hàng.

Nghiên cứu của Lê Thanh Tâm (2008) cho thấy các biến đều có quan hệ thuận với AOL, trong đó hai biến tuổi của tổ chức và ROA có tác động lớn nhất đến AOL. Điều này thể hiện mối quan hệ ngược giữa hai biến bền vững và tiếp cận. QTDND nếu được thành lập sớm hơn thì thường tập trung vào các thị phần khách hàng khá giả hơn, và điều này rất đúng trong bối cảnh cạnh tranh trong khu vực nông thôn ngày càng trở nên gay gắt. Giá trị nhỏ của tham số đối với biến “tỷ lệ khách hàng nữ” trong cả hai mô hình khi chọn khách hàng nữ tham gia tiết kiệm và tham gia vay vốn thể hiện chính sách của các QTDND không tập trung cho đối tượng khách hàng nữ.

Như vậy, có thể thấy rằng các nghiên cứu được thực hiện ở các nước đang phát triển, nơi mà các tổ chức tài chính vi mô phát triển mạnh do đặc trưng của nhóm tổ chức tín dụng này có khả năng tiếp cận được với những khách hàng có thu nhập thấp. Các nghiên cứu đều đề cập đến nhiều loại hình tổ chức tài chính vi mô như: tổ chức tài chính công, quỹ tín dụng, các tổ chức hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận hoặc mục tiêu xã hội nhưng đều có điểm chung là các đối tượng khách hàng nông thôn, hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ. Các nghiên cứu được thực hiện theo nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: định tính, định lượng. Định tính thì có phương pháp hồi quy OLS, phương pháp phân tích nhân tố. Về cơ bản, các nghiên cứu ở nước ngoài đa dạng hơn về cả quy mô mẫu và phương pháp nghiên cứu. Ở VN, các nghiên cứu phần lớn là định tính theo hướng phân tích lý thuyết, quan điểm, rất ít nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng như nghiên cứu của tiến sĩ Lê Thanh Tâm do khả năng tiếp cận nguồn số liệu khó khăn. Tuy nhiên, tất cả các nghiên cứu này đều là nguồn tài liệu quan trọng để tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu đề cập đến trong chương 3.

Tóm tắt chương 2

Trong chương 2, tác giả đã đi vào khái quát một số khái niệm và vấn đề liên quan đến quỹ tín dụng nhân dân bao gồm: khái niệm, vai trò, đặc điểm, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động, nội dung hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân; các vấn đề về sự phát triển của quỹ tín dụng nhân dân như: khái niệm về sự phát triển của quỹ TDND, các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của quỹ TDND gồm: mức độ tiếp cận và tính bền

vững. Tác giả cũng nêu ra một số mô hình nghiên cứu trong và ngoài nước để có cái nhìn tổng quan hơn về sự phát triển của các quỹ tín dụng.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG QUỸ tín DỤNG NHÂN dân TRÊN địa bàn TỈNH lâm ĐỒNG (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)