Mô hình và giả thuyết nghiên cứu sự phát triển QTDND

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG QUỸ tín DỤNG NHÂN dân TRÊN địa bàn TỈNH lâm ĐỒNG (Trang 35)

3.2.1. Mô hình nghiên cứu

Sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận về sự phát triển của các quỹ tín dụng nhân dân; xem xét các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan và trên cơ sở tham khảo một cách tuần tự có tính kế thừa theo thời gian và có tính phê phán các nghiên cứu của

Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý luận Xây dựng MH

nghiên cứu

Thu thập số liệu

Hồi quy mô hình

Thống kê mô tả số liệu Phân tích tương quan biến Hồi quy mô hình dữ liệu bảng Kiểm định các giả thiết thống kê

Christen và Thys (2000); Luzzi, G.F & S. Weber (2006) ; Olivares Polanco (2002) về mối quan hệ giữa hai biến bền vững và tiếp cận của các tổ chức tài chính vi mô; tác giả đã quyết định tham khảo và ứng dụng nghiên cứu của Christen (1995) và Thys (2000) vào đề tài của mình, vào việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Lý do của việc tham khảo một cách có chọn lọc các nghiên cứu của Christen (1995) và Thys (2000) cho phù hợp với tình hình thực tiễn triển khai của đề tài là vì:

- Trong khá nhiều nghiên cứu tác giả đã tìm kiếm, xem xét và chọn lọc để ứng dụng cho đề tài của mình theo quy định của Trường và Khoa thì đây là các nghiên cứu có độ tin cậy cao được Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) bảo trợ tổ chức triển khai, công bố và sử dụng trong hoạch định chính sách của mình. Phương pháp nghiên cứu định lượng của nghiên cứu là cơ sở tham khảo cho rất nhiều nghiên cứu sau này.

- Đối tượng nghiên cứu trong 2 nghiên cứu của hai tác giả này là thực trạng phát triển của các tổ chức tài chính vi mô ở các nước đang phát triển ở Đông Nam Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh nên sự phát triển của các tổ chức tài chính vi mô có một số đặc điểm khá tương đồng với Việt Nam- nơi khách hàng khu vực nông thôn, hộ gia đình, các doanh nghiệp nhỏ chiếm tỷ trọng lớn và có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế quốc gia.

- Nghiên cứu của Christen (1995) và Thys (2000) đều có phương pháp tiếp cận không gây khó khăn lớn cho việc ứng dụng triển khai nghiên cứu nên phù hợp với việc triển khai của người viết.

- Tuy nhiên do các nghiên cứu của của Christen (1995) và Thys (2000) xét đến sự phát triển của tất cả các loại tổ chức tài chính vi mô trong khi nghiên cứu của tác giả chỉ xét đến quỹ tín dụng nhân dân do vậy một số vấn đề, biến, kỹ thuật nghiên cứu của các tác giả sẽ không được người viết ứng dụng vào bài mình nhằm đạt được sự phù hợp trong triển khai. Cụ thể mô hình nghiên cứu như sau:

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu sự phát triển của các QTDND

Nguồn: Theo mô hình của Christen và Thys (2000)

Phương trình ước lượng chung như sau:

AOL = α + β1*Age + β2*Sustain + β3*Client + β4*Gender + β5*Method + β6* Competition + ε

3.2.2. Giả thiết nghiên cứu

Giả thiết nghiên cứu của mô hình:

H1: Thời gian hoạt động của QTDND có tác động tích cực đến mức độ tiếp cận của QTDND đó.

Theo Christen (1995) và Thys (2000), các quỹ tín dụng thành lập sớm tập trung vào khách hàng có thu nhập cao hơn và các quỹ tín dụng vào sau sẽ tập trung nhiều hơn vào các đối tượng khách hàng có thu nhập thấp hơn. Vì vậy, mức độ tiếp cận của các quỹ tín dụng thành lập sớm hơn thường cao hơn.

Thời gian họat động của QTDND (AGE)

Sự bền vững của tổ chức (Sustain)

Độ rộng của tiếp cận (Số lượng khách hàng - Client) Mức độ tiếp

cận (AOL)

Giới tính (Tỷ lệ khách hàng nữ/tổng số khách hàng – Gender)

Mức độ cạnh tranh (Competition )

H2: Sự bền vững của QTDND có tác động ngược chiều đến mức độ tiếp cận của QTDND đó

Quan hệ giữa tính bền vững và mức độ tiếp cận của QTDND ngược nhau nếu QTDND có quy mô tương đối nhỏ và đến một mức phát triển nào đó, hai biến trên chuyển thành quan hệ đồng chiều (Christen (1995) và Thys (2000)).

H3: Độ rộng tiếp cận của QTDND có tác động ngược chiều đến mức độ tiếp cận của QTDND đó.

Nguồn lực của QTDND có hạn nên độ rộng tiếp cận của QTDND càng lớn thì giá trị khoản vay càng giảm nên mức độ tiếp cận của QTDND cũng giảm (Christen (1995) và Thys (2000)).

H4: Giới tính có tác động đến mức độ tiếp cận của QTDND.

Phụ nữ nghèo hơn tương đối so với nam giới nên tổ chức nào tiếp cận với nhóm khách hàng nữ giới nhiều hơn thì độ sâu tiếp cận thấp hơn (Christen (1995) và Thys (2000)).

H5: Phương pháp cấp tín dụng có tác động ngược chiều đến mức độ tiếp cận của QTDND đó

Số lượng khách hàng cá nhân càng lớn thì giá trị khoản vay càng giảm dẫn đến mức độ tiếp cận của QTDND càng giảm (Christen (1995) và Thys (2000)).

H6: Mức độ cạnh tranh có tác động ngược chiều đến mức độ tiếp cận của QTDND

Cạnh tranh trong khu vực tài chính nông thôn tăng lên sẽ làm cho giá trị khoản vay giảm xuống và độ sâu tiếp cận giảm xuống(Christen (1995) và Thys (2000)).

Tiêu chuẩn bác bỏ giả thuyết H0i là P_value < α = 5% Trong đó :

- Mức độ tiếp cận AOL đo lường bằng: Mức vay trung bình/ GDP bình quân đầu người

- Phương pháp cung cấp tín dụng (Method): Đo lường bằng dư nợ tín dụng KH cá nhân/ Tổng dư nợ tín dụng

- Mức độ cạnh tranh (Competition ) đo lường bằng: Tỷ lệ giữa thị phần của các QTDND so với thị phần của 4 QTDND lớn nhất.

- Giới tính (Gender) đo lường bằng: Tỷ lệ khách hàng nữ/tổng số khách hàng - Thời gian họat động của QTDND (AGE): Đo lường bằng khoảng cách thời gian

từ lúc thành lập tới lúc nghiên cứu (tính theo đơn vị năm)

- Độ rộng của tiếp cận (Client) đo lương bằng: Số lượng khách hàng hàng năm

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG QUỸ tín DỤNG NHÂN dân TRÊN địa bàn TỈNH lâm ĐỒNG (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)