Ngân hàng hợp tác

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG QUỸ tín DỤNG NHÂN dân TRÊN địa bàn TỈNH lâm ĐỒNG (Trang 87)

Tạo ra mạng lưới thông tin giữa các tổ chức tín dụng. Đây là nhu cầu cấp thiết để tạo ra và duy trì cơ sở dữ liệu thông tin cập nhật và liên tục về các tổ chức tài chính như chất lượng tài sản, các nguồn vốn, và phân đoạn thị trường, thông tin khách hàng để tăng cường quản lý rủi ro. Ngoài ra cũng cần đảm bảo được các đối tượng khách hàng như nông dân, hộ gia đình, ... tiếp cận được thông tin về các chương trình.

Ngân hàng hợp tác cần thành lập trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cho các quỹ tín dụng. Cách tiếp cận cũng cần được thay đổi linh hoạt, dựa vào những hỗ trợ kỹ thuật có chất lượng cao hơn là chỉ dựa vào kinh nghiệm như từ trước đến nay. Khi mới bắt đầu, chương trình đào tạo có thể tận dụng các khóa đào tạo hiện có của Ngân hàng

thế giới WB, Viện Ngân hàng Phát triển Châu Á ADBI, Nhóm tư vấn hỗ trợ người nghèo CGAP, Quỹ phát triển vốn của Liên hiệp quốc UNDCF, tổ chức lao động quốc tế ILO, Microsave Africa, …. Tuy nhiên cần thiết kế địa phương hóa các bài tập tình huống cho phù hợp với Việt Nam. Các chương trình quan trọng và có thể cấp chứng chỉ đào tạo bao gồm:

- Phương pháp cho vay, tín dụng cơ bản, phân tích khách hàng, quản lý nợ quá hạn

- Kế toán cơ bản

- Kiểm toán và kiểm soát nội bộ - Phân tích tài chính tổ chức

- Nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm mới - Kỹ năng sử dụng hệ thống thông tin quản lý (MIS) - Quản lý rủi ro

Để việc đào tạo thành công, cần thực hiện đào tạo đi đôi với thực hành. Việc đào tạo nên thông qua nhiều hình thức thích hợp, đào tạo tập trung, đào tạo tại chỗ, giao lưu học hỏi kinh nghiệm của các quỹ tín dụng khác trong địa bàn và trong toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG QUỸ tín DỤNG NHÂN dân TRÊN địa bàn TỈNH lâm ĐỒNG (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)