4.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Tiềm lực tài chính yếu kém. Quy mô tài sản và vốn chủ sở hữu của các QTDND quá bé so với nhu cầu tài chính trong khu vực nông thôn và so với các đối thủ cạnh tranh tiềm năng, khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau của các quỹ tín dụng lại có giới hạn.
Chiến lược phát triển chưa cụ thể và chưa đúng mức. Các QTDND có đầu tư cho chiến lược phát triển trung hạn 3-5 năm nhưng rất ít quỹ tổ chức lập chiến lược dài hạn trong 5-10 năm. Các chiến lược không được cập nhật thường xuyên và tính tới
thay đổi của môi trường kinh doanh, các đối thủ cạnh tranh. Các yếu tố nhân lực, vật lực chưa được đánh giá đầy đủ làm cơ sở cho các chiến lược. Do vây, các giải pháp chương trình hành động dài hạn để phát triển tổ chức nói chung, phát triển hoạt động nói riêng không được cụ thể hoá.
Sự liên kết chặt chẽ giữa các QTDND cơ sở còn rất lỏng lẻo. Các QTDND cơ sở tồn tại và hoạt động khá độc lập với nhau, quy mô nhỏ bé, chưa nhận được sự trợ giúp cần thiết từ Ngân hàng hợp tác và hiệp hội QTDND. Mô hình tổ chức của QTDND còn nhiều bất cấp, cồng kềnh mà không hiệu quả, dễ bị một số thành viên trong hội đồng quản trị thao túng. Từ năm 2005, QTDNDTW đã tiến hành chuyển đổi thành công việc quản lý thông tin sang hệ thống BMS (banking management system), và được DID hỗ trợ để triển khai xây dựng đề án hệ thống phần mềm ngân hàng bán lẻ thống nhất cho toàn hệ thống QTDND (PCFs-BMS). Tuy nhiên, hệ thống này cho tới hiện nay vẫn chưa được áp dụng trên toàn bộ hệ thống quỹ tín dụng nhân dân ở địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Nguồn nhân lực còn thiếu và yếu. Các quỹ tín dụng đều bị hạn chế về số lượng lẫn chất lượng nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, hệ thống kế toán và kiểm tra năng lực tỏ ra không hiệu quả được thực hiện một cách thủ công với ít sự trợ giúp của công nghệ và kĩ thuật. Cán bộ tín dụng ở QTDND cơ sở phần lớn đã qua lớp đào tạo nhưng mới chỉ dừng ở mức tập huấn nghiệp vụ ngắn ngày, số cán bộ nhân viên làm công tác tín dụng và công tác quản lý khác ở các quỹ TDND được đào tạo chính quy từ trình độ trung cấp trở lên còn thấp. Trong tác nghiệp nhất là khâu thẩm định cho vay rất ít cán bộ có đủ khả năng phân tích tổng hợp để cho vay các dự án của thành viên. Hoạt động cho vay tại các quỹ tín dụng khá đơn thuần, chỉ cho vay trong thành viên là chính, với tốc độ phát triển sản xuất kinh doanh ở khu vực nông thôn lớn như hiện nay, nhiều dự án mang lại hiệu quả cao nhưng trình độ cán bộ tín dụng còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm và thông tin cập nhật nên thẩm định và xác định dư nợ gây tiềm ẩn rủi ro trong hoạt độg cho vay.
Năng lực quản trị rủi ro thấp. Nhận thức về rủi ro của các QTDND còn chưa rõ ràng. Các QTDND hiện này còn tình trạng báo cáo nợ xấu, nợ quá hạn thấp hơn so với thực tế, điều chỉnh lại số liệu hoặc sử dụng nhiều biện pháp như cơ cấu lại thời hạn trả
nợ, đảo nợ, khoanh nợ... để con số thấp hơn kế hoạch. Các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động trong nhiều quỹ không thực hiện đầy đủ hoặc thực hiện mang tính chất đối phó. Nhận thức không đúng đắn về rủi ro che dấu rủi ro là cách nhanh chóng nhất để một quỹ tín dụng rơi vào khủng hoảng thậm chí là phá sản như rất nhiều quỹ tín dụng trên cả nước đang gặp phải. Bên cạnh đó, các quỹ tín dụng quản lý thông tin rất kém. Do tính rời rạc, lẻ tẻ và hiệu quả hoạt động của hiệp hội QTDND chưa cao nên các quỹ tín dụng gặp khó khăn về thông tin và chia sẻ thông tin trong hệ thống.
Cơ chế điều hành lãi suất chưa linh hoạt, cứng nhắc, thực hiện chính sách đồng loạt khách hàng vay, chưa thực hiện chính sách ưu đãi đối với từng đối tượng vay, khả năng đảm bảo món vay nên ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng, thu hút khách hàng, thanh viên có uy tín, năng lực. Các phương thức cho vay chưa đa dạng hoá, các quỹ mới áp dụng phương pháp cho vay từng lần, các phương thức cho vay khác như cho vay theo hạn mức tín dụng, theo dự án đầu tư hầu như chưa thực hiện. Nguồn vốn huy động trung và dài hạn thấp nên hình thức cho vay trung và dài hạn còn hạn chế.
4.4.3.2. Nguyên nhân khách quan
- Từ môi trường pháp lý
QTDND là mô hình kinh tế hợp tác hoạt động trên lĩnh vực tín dụng tiền tệ. Hiện nay, cơ chế chính sách của nhà nước đối với đối tượng này còn chưa đồng bộ, chưa có sự chỉ đạo chặt chẽ từ trung ương đến địa phương nên việc tạo điều kiện hỗ trợ cho các QTDND hoạt động nhiều khi còn buông lỏng, chưa quan tâm đúng mức như việc hỗ trợ đất để xây dựng trụ sợ hoạt động còn gặp nhiều khó khăn hoặc một số địa phương cấp chính quyền còn chưa quan tâm hỗ trợ QTDND trong việc thu nợ, phát mại tài sản...
Việc áp dụng các tiêu chuẩn kể toán quốc tế hiện nay chưa được thực hiện tốt Các quy định của NHNN ban hành liên quan tới các tỷ lệ đảm bảo an toàn và quản lý rủi ro đã tiến tới gần tiêu chuẩn quốc tế nhưng các chế tài kiểm tra việc thực hiện còn nhiều vấn đề. Số liệu tài chính của các quỹ tín dụng còn gặp nhiều vấn đề, có sự chênh lệch lớn giữa số liệu theo chuẩn kế toán quốc tế và chuẩn kế toán Việt Nam.
Thiếu cơ chế đảm bảo an toàn cho hệ thống QTDND cơ sở, chưa tạo được môi trường kinh doanh an toàn cho hệ thống quỹ. Thực tiễn hoạt động cho thấy thành lập quỹ an toàn là hết sức cần thiết trong việc hỗ trợ tích cực kịp thời các quỹ tín dụng gặp khó khăn.
- Môi trường kinh tế
Khu vực nông thôn thu nhập thấp, kinh tế nông thôn bị ảnh hưởng nhiều bởi sự thay đổi giá cả, thiên tai địch hoạ. Mức thu nhập tương đối thấp của nông thôn VN kéo theo nhu cầu tương đối thấp về dịch vụ ngoài tín dụng và tiết kiệm. Quy mô cầu tương đối thấp và bị chia cắt bởi các yếu tố địa lý làm cho khả năng phát triển các sản phẩm tài chính trong khu vực nông thôn gặp khó khăn. Bên cạnh đó, giá cả đầu vào của các ngành sản xuất chính trong khu vực này và quy mô sản xuất giảm dần do độ thị hoá. Các dịch bệnh xuất hiện ở các vùng đã gây ra hậu quả nghiệm trọng đối với sự phát triển kinh tế nông thôn, ản hưởng đến khả năng sinh lời của nhóm đối tượng này.
Đối với các đối tượng ở khu vực khác, nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn vừa qua gặp nhiều khó khăn và dễ gặp biến động từ diễn biến kinh tế thế giới. Trong khi khách hàng của các QTDND chủ yếu là kinh tế cá thể, hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ với năng lực tài chính còn yếu, trình độ hạch toán kinh doanh trong giai đoạn kinh tế hội nhập như hiện này còn hạn chế nên kết quả hoạt động kinh doanh của các thành viên còn kém hiệu quả dẫn đến rủi ro tín dụng trong hoạt động của các quỹ.
- Môi trường cạnh tranh còn nhiều bất cập
Môi trường cạnh tranh còn nhiều hạn chế. Nếu cho vay thiên tai địch hoạ thì chỉ có các tổ chức tín dụng nhà nước được xoá nợ còn các quỹ tín dụng nhân dân phải tự bù đắp. Đây là một bất bình đẳng. Trong cơ chế cạnh tranh lãi suất, nhiều quỹ tín dụng đã không thể nâng lãi suất huy động quá cao mà phải thu hẹp phạm vi hoạt động do không đủ nguồn vốn đầu tư. Các đối thủ cạnh tranh của các quỹ tín dụng như ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng chính sách hay các tổ chức tài chính nông thôn nhận được nhiều hỗ trợ vật chất, kỹ thuật hay các nguồn tại trợ trong khi các quỹ tín dụng phải tự thân vận động trong hoạt động của mình và phải tự chịu mọi rủi ro gặp phải nên các quỹ gặp phải rất nhiều khó khăn.
Tóm tắt chương 4
Từ việc tìm hiểu đặc điểm kinh tế vùng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, chương 4 đã cho thấy tiềm năng phát triển kinh tế cho địa bàn tỉnh. Điều này là có lợi cho định hướng phát triển của các QTDND. Trên cơ sở trình bày tình hình hoạt động kinh doanh của các quỹ tín dụng, diễn biến một số yếu tố đánh giá sự phát triển hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đông, phương pháp định lượng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận của các quỹ tín dụng, chương 4 đã đưa ra được đánh giá tổng thể về điểm mạnh mà các quỹ đã đạt được trong giai đoạn 2008-2013, hạn chế còn tồn tại trong quá trình phát triển và đưa ra các nguyên nhân từ môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, môi trường cạnh tranh để lý giải những hạn chế tác động đến sự phát triển của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ