Tình hình kháng kháng sinh của một số chủng Gram âm gây VPCĐ

Một phần của tài liệu Đánh giá sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng tại bệnh viện hữu nghị (Trang 34)

Một số nghiên cứu khác về vi khuẩn gây VPCĐ tại một số bệnh viện riêng lẻ cũng đã công bố các kết quả nghiên cứu về vi khuẩn gây bệnh và tình hình đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây VPCĐ khác, trong đó có VK Gram (-). Nghiên cứu của Ngô Quý Châu và cộng sự [3] công bố năm 2004 thực hiện tại khoa Hô hấp bệnh viện Bạch Mai cho thấy, tác nhân S.pneumoniaeH.influenzae chỉ chiếm các tỷ lệ nhỏ trong các vi khuẩn gây bệnh (17,9% và 4,5% tương ứng), trong khi đó các tác nhân thường gây VPCĐ mức độ nặng hơn là trực khuẩn Gram (-) như Pseudomonas và K.pneumoniae lại chiếm tỷ lệ cao hơn (32,8% và 25,4% tương ứng).

Nghiên cứu của Phạm Lực và cộng sự xác định đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây VPCĐ nặng – thở máy tại khoa Hồi sức – cấp cứu bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ năm 2007 – 2009 [9]. Nghiên cứu này đã chỉ ra 3 nhóm tác nhân chủ yếu trên bệnh nhân VPCĐ thở máy là Acinetobacter spp, Klebsiella spp

24

Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của các chủng KlebsiellaPseudomonas có sự khác biệt rất đáng kể giữa hai nghiên cứu. Cụ thể, năm 2004 tại bệnh viện Bạch Mai, Klebsiella vẫn còn nhạy cảm rất cao với hầu hết các cephalosporin thế hệ 2, 3 cũng như các aminoglycosid và quinolon (tỷ lệ đề kháng chỉ từ 0,0% đến 7,1%), thì đến nghiên cứu năm 2009 tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, tỷ lệ đề kháng rất đáng báo động với 80% đến trên 90 % đối với hầu hết các cephalosporin thế hệ 3. Tỷ lệ này đối với quinolon cũng đã lên trên 90%, và chỉ còn tỷ lệ đề kháng thấp với cefoperazon + sulbactam, imipenem. Tương tự như vậy, các Pseudomonas theo nghiên cứu năm 2009 đã kháng đáng kể với cefuroxim, cefotaxim, ceftriaxon, gentamicin và ciprofloxacin, chỉ còn mức độ nhạy cảm cao với imipenem. [3, 9]

Bảng 1.8. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của một số chủng Gram – gây VPCĐ trong các nghiên cứu [3, 9]

Kháng sinh Klebsiella spp Pseudomonas spp

[3]* - 2004 [9] - 2010 [3]* - 2004 [9] - 2010 Ampicilin 100,0 Amox/Cla 12,3 81,8 80 Cefuroxim 6,7 90,9 66,7 100,0 Cefotaxim 25 90,9 33,3 75,0 Ceftazidim 6,3 77,3 0,0 45,0 Ceftriaxon 0,0 90,9 7,7 80,0 Cefoperazon 0,0 90,9 0,0 50,0 Cefoperazon+ Sulbactam 31,8 50,0 Imipenem 0,0 22,7 0,0 3,0 Norfloxacin 0,0 Amikacin 0,0 63,6 50,0 Gentamicin 5,9 86,4 15,4 70,0 Tobramycin 7,1 0,0 Ciprofloxacin 0,0 90,9 0,0 100,0 Levofloxacin 90,9 80,0

*: Số liệu đề kháng kháng sinh chỉ của riêng hai chủng K. pneumoniae và P.aeruginosa

25

Tuy hai nghiên cứu thực hiện tại hai thời điểm, hai vùng địa lý cũng như đối tượng bệnh nhân có khác biệt, nhưng sự gia tăng nghiêm trọng về mức độ đề kháng của các kháng sinh hiện đang sử dụng đối với các chủng vi khuẩn Gram – gây VPCĐ nặng là một cảnh báo sâu sắc về sự bùng phát tình trạng kháng kháng sinh của các vi khuẩn Gram (-), và sự thiếu hụt các kháng sinh hiệu lực mạnh trong điều trị VPCĐ nặng nói riêng cũng như nhiễm khuẩn nặng nói chung.

26

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng tại bệnh viện hữu nghị (Trang 34)