Tại Việt Nam, từ năm 2003 – 2012, đã có bốn nghiên cứu đa trung tâm do nhóm nghiên cứu SOAR thực hiện để xác định tình hình đề kháng các kháng sinh của S.pneumoniae và H.influenzae phân lập trên các bệnh nhân nhiễm khuẩn hô hấp
21
trong đó có viêm phổi. Nghiên cứu mới nhất thực hiện năm 2010 - 2011, tiến hành trên 11 bệnh viện trên cả nước (2 bệnh viện miền Bắc, 2 bệnh viện miền Trung và 4 bệnh viện miền Nam) [14], đã đưa các thông tin cập nhật về tình hình đề kháng kháng sinh của 2 chủng vi khuẩn này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, S. pneumoniae
phân lập từ các bệnh phẩm nhiễm khuẩn hô hấp dưới đã đề kháng cao với các kháng sinh macrolid (> 95%), cotrimoxazol (91%), tetracyclin (78,6%), cloramphenicol (67,9%), cefuroxim (71,4%) và cefaclor (87,6%). Vi khuẩn còn nhạy cảm cao với vancomycin (100%) và ofloxacin (95,2%) và amoxicilin/acid clavulanic (99,7%).
H. influenzae cũng đề kháng cao với cotrimoxazol (82,5%), tetracyclin (92,5%) và cloramphenicol (78%). Các kháng sinh vi khuẩn này vẫn nhạy cảm gồm azithromycin (69,5%), cefuroxim (75,5%), cefaclor (73%) và clarithromycin (89%), đặc biệt là còn nhạy cảm rất cao với ceftriaxon (99,5%) và amoxicilin/acid clavulanic (99,5%).
Một nghiên cứu khác công bố năm 2012 [5] cũng xác định sự đề kháng kháng sinh của S. pneumoniae và H.influenzae nhưng tập trung hơn trên các chủng gây VP cộng đồng trên người lớn được thực hiện tại bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ bởi Trần Đỗ Hùng và cộng sự. Nghiên cứu cũng cho thấy một số kết quả tương đồng với nghiên cứu SOAR với tỷ lệ đề kháng cao của S.pneumoniae với cotrimoxazol (86,4%) và tỷ lệ nhạy cảm cao với amoxicilin/acid clavulanic (75,0%) cũng như các cephalosporin thế hệ 3 (ceftriaxon, cefotaxim). Nghiên cứu bổ sung thêm tỷ lệ đề kháng của S. pneumoniae với các quinolon và cũng ở mức cao (>50%). Trong khi đó, tính đề kháng của H. influenzae lại có sự khác biệt: hầu hết các kháng sinh được thử đều cho tỷ lệ kháng khá cao, chỉ có amoxicilin/acid clavulanic có tỷ lệ kháng chưa quá 50%. Sự khác biệt của tính đề kháng kháng sinh của vi khuẩn trong nghiên cứu trên bệnh viện cụ thể so với kết quả từ nghiên cứu đa trung tâm cho thấy tính phức tạp và đa dạng của tình hình kháng kháng sinh, đồng thời cũng cho thấy sự cần thiết phải tiến hành các nghiên cứu vi sinh tại mỗi bệnh viện để có hình ảnh vi khuẩn chính xác nhất, hỗ trợ lựa chọn kháng sinh theo kinh nghiệm.
22
Tỷ lệ kháng kháng sinh của phế cầu tại các nước châu Á trong đó có Việt Nam đã được đánh giá quy mô lớn thông qua nghiên cứu ANSORP với nhiều giai đoạn. Trong giai đoạn 1, tổng cộng 685 mẫu chứa S.pneumoniae được phân lập từ các bệnh nhân thu thập từ 14 trung tâm ở 11 nước Châu Á 2000-2001. Trong số 64 chủng S. pneumoniae phân lập được ở Việt Nam, tỷ lệ kháng penicillin là 71,4% và kháng erythromycin là 92,1% [38].
Nghiên cứu ANSORP tiếp tục tiến hành đánh giá sự thay đổi tính đề kháng của phế cầu với kháng sinh tại các nước châu Á [30] . Trong giai đoạn này, 2184 mẫu thu thập từ các bệnh nhân nhiễm phế cầu từ 60 bệnh viện ở 11 nước châu Á từ năm 2008 đến 2009. Trong các mẫu phân lập không phải từ dịch màng não, tỉ lệ không nhạy cảm với penicillin của phế cầu là 4,6% và tỷ lệ kháng penicillin là rất thấp. Ngược lại, tỷ lệ kháng erythromycin trong khu vực rất cao (72,7%); tỉ lệ cao nhất là ở Trung Quốc (96,4%), Đài Loan (84,9%), Việt Nam (80,7%). Tỉ lệ kháng cefuroxim là 53,9% trong đó ở Việt Nam là 70,0%, Philippin là 4,4% . Hiện tượng đa kháng ở Việt Nam (75,5%) chỉ đứng sau Trung Quốc (83,3%). Kết quả này cho thấy tỉ lệ kháng beta-lactam có xu hướng giảm trong khi kháng macrolid lại tăng lên.
Bảng 1.7. Tỷ lệ đề kháng các kháng sinh của S.pneumoniaevà H.influenzae
trong một số nghiên cứu [5, 14]
Kháng sinh S. pneumoniae H.influenzae
[5] -2012 [14] - 2012 [5] - 2012
[14] - 2012
LRTI* Chung** LRTI* Chung**
Penicilin 1,5 1,0 Ampicilin 33,3 95,8 53,1 48,5 Amox/Cla 8,3 0,0 0,3 45,7 0 0,5 Cefuroxim 1,2 67,2 71,4 75,0 30,6 24,5 Cefaclor 86,7 87,6 32,7 27,0 Ceftazidim 38,8 67,6 Ceftriaxon 4,2 68,6 0,0 0,5 Cefotaxim 6,7
23
Kháng sinh S. pneumoniae H.influenzae
[5] -2012 [14] - 2012 [5] - 2012
[14] - 2012
LRTI* Chung** LRTI* Chung**
Vancomycin 0,0 0,0 Azithromycin 96,4 96,9 33,3 30,5 Clarithromycin 14,3 11,0 Ofloxacin 7,2 4,8 Co-trimoxazol 86,4 88,7 91,0 59,4 83,0 82,5 Tetracyclin 76,4 78,6 75,0 93,2 92,5 Norfloxacin 82,1 70,6 GentamIcin 39,6 68,6 Ciprofloxacin 57,1 62,9 Levofloxacin 51,1
LRTI*: Kết quả đối với bệnh phẩm lấy từ nhiễm khuẩn hô hấp dưới Chung**: Kết quả đối với tất cả các loại bệnh phẩm