Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Đánh giá sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng tại bệnh viện hữu nghị (Trang 28)

Cho đến nay, số lượng các nghiên cứu đã công bố về sử dụng kháng sinh trong điều trị VPCĐ trên người lớn tại Việt Nam còn rất hạn chế, đặc biệt là các nghiên cứu đa trung tâm tiến hành trên quy mô toàn quốc. Một số nghiên cứu đơn lẻ mới chỉ mô tả thực trạng sử dụng kháng sinh trên một khoa, hoặc tại một bệnh viện cụ thể.

Một nghiên cứu mô tả cắt ngang của Phạm Phương Liên và cộng sự [8] đã phân tích dữ liệu sử dụng kháng sinh trong điều trị VPCĐ trên 138 bệnh nhân tại Bệnh viện Nông nghiệp I trong năm 2011. Bệnh viện Nông nghiệp I là bệnh viện Đa khoa hạng nhất với đối tượng bệnh nhân chủ yếu ở khu vực phía Nam Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, beta-lactam là nhóm kháng sinh được lựa chọn phổ biến nhất, được kê đơn trên 99,2% số bệnh nhân, theo sau là các nhóm aminoglycosid và quinolon (cùng chiếm 34,0%). Trong phác đồ khởi đầu theo kinh nghiệm, 50% bệnh nhân được điều trị bằng phác đồ đơn độc và 49,3% bệnh nhân được chỉ định phác đồ phối hợp hai kháng sinh. Các hoạt chất chính được lựa chọn ở phác đồ khởi đầu là cefoperazon phối hợp sulbactam (50,0% bệnh nhân), ceftriaxon (34,0%), amikacin (26,8%) và levofloxacin (19,6%). Các kháng sinh beta-lactam được chỉ định trong 98,6% các phác đồ đơn độc, với các hoạt chất chính vẫn là cefoperazon +sulbactam và ceftriaxon; trong khi đó, phác đồ phối hợp chiếm tỷ lệ cao nhất là beta-lactam + aminosid, chiếm 34,8% các phác đồ phối hợp. Nghiên cứu của Nguyễn Kỳ Nhật và cộng sự [12], công bố năm 2012, được thực hiện tại Khoa Nội – bệnh viện Trung Ương Huế - một bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh hạng nhất tại miền Trung. Dựa trên dữ liệu từ bệnh án của 205 bệnh nhân VPCĐ điều trị từ tháng 01/2009 đến tháng 8/2010, nghiên cứu đã mô tả thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị VPCĐ cũng như phân tích tính hợp lý của việc lựa chọn và sử dụng kháng sinh tại bệnh viện. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân được bắt đầu điều trị với phác đồ kháng sinh đơn độc chiếm 24,9%, phác đồ phối hợp chiếm 75,1%. Các phác đồ phối hợp được sử dụng với tần suất nhiều

18

nhất là beta-lactam phối hợp aminosid và beta-lactam phối hợp quinolon. Trong tổng số 205 phác đồ khởi đầu, số phác đồ phải thay đổi chiếm 25,5%, trong đó chỉ có 14 phác đồ (6,8%) thay đổi theo kết quả nuôi cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ; các phác đồ còn lại thay đổi chủ yếu dựa trên diễn biến lâm sàng của bệnh nhân và kiểu thay đổi đa số là hướng tác dụng sang trực khuẩn mủ xanh và vi khuẩn Gram (-).

Nghiên cứu mô tả cắt ngang của Phạm Kim Liên và cộng sự [7] thực hiện trên 95 bệnh nhân người lớn nhập viện tại bệnh viện Thái Nguyên từ 05/2006 đến tháng 11/2006. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong phác đồ điều trị theo kinh nghiệm, tỷ lệ phác đồ đơn độc chiếm phần lớn (81/95 phác đồ), với hai phân nhóm là cephalosporin và quinolon. Các phác đồ phối hợp chỉ được kệ trên 14 bệnh nhân với các kiểu phối hợp là cephalosporin + gentamycin, cephalosporin + quinolon hoặc cephalosporin + macrolid.

Một nghiên cứu hồi cứu, đa trung tâm [6] thực hiện năm 2012 do nhóm nghiên cứu trường Đại học Dược Hà Nội tiến hành tại 10 bệnh viện trên cả nước đã đưa ra một số thực trạng về việc sử dụng kháng sinh trong điều trị VPCĐ trên quy mô lớn tại Việt Nam. Các bệnh viện được lựa chọn trong mẫu nghiên cứu đều là các bệnh viện đa khoa, trong đó có 7 bệnh viện tuyến trung ương và 3 bệnh viện tuyến tỉnh. Trên tổng số 649 bệnh nhân được khảo sát trong nghiên cứu, có 42,5% bệnh nhân được sử dụng kháng sinh đơn trị liệu và 57,5% bệnh nhân được phối hợp kháng sinh trong phác đồ ban đầu. Kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất là nhóm cephalosporin thế hệ 3, tiếp đó là nhóm penicilin và quinolon. Phác đồ phối hợp được sử dụng với tỷ lệ cao nhất là phối hợp cephalosporin thế hệ 3 kết hợp với một quinolon. Nghiên cứu cũng đưa ra kết luận là việc lựa chọn kháng sinh không có sự khác biệt giữa các nhóm viêm phổi nhẹ, trung bình, nặng.

19

Bảng 1.6. Tóm tắt một số kết quả nghiên cứu về sử dụng kháng sinh trong điều trị VPCĐ TLTK Năm công bố Nhóm KS được kê đơn phổ biến nhất Tỷ lệ phác đồ phối hợp (%) Phác đồ phối hợp được kê đơn phổ biến nhất

[8] 2013 C3G 50 Beta-lactam + aminosid [12] 2012 C3G 75,1 Beta-lactam + aminosid [7] 2009 Cephalosporin 14,3 Cephalosporin+aminosid [6] 2013 C3G 57,5 Beta-lactam + quinolon

Một phần của tài liệu Đánh giá sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng tại bệnh viện hữu nghị (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)