Như đã phân tích ở trên, thời điểm lấy mẫu xét nghiệm thường sau khi bệnh nhân đã sử dụng kháng sinh một thời gian, đồng thời một phần không nhỏ bệnh nhân có sử dụng kháng sinh trước khi nhập viện, do đó hình ảnh vi khuẩn phân lập được trong mẫu nghiên cứu có sự khác biệt đáng kể so với y văn và một số nghiên cứu khác.
Trong 37 trường hợp bệnh nhân được làm xét nghiệm tìm vi khuẩn, có 19 trường hợp bệnh nhân có kết quả dương tính với 9 chủng vi khuẩn được định danh. Các vi khuẩn Gram (+) chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (3/19 trường hợp) là S. viridans và
S. pyogenes. Trong số 9 chủng vi khuẩn, không thấy xuất hiện các vi khuẩn S. pneumoniae và H. influenzae – là các vi khuẩn thường gây VPCĐ nhất trên thế giới cũng như tại Việt Nam theo y văn. Tỷ lệ vi khuẩn này trong nghiên cứu thực hiện tại bệnh viện đa khoa Cần Thơ [5] là 38,0% đối với S.pneumoniae và 27,0% đối với
H.influenzae. Nghiên cứu tại khoa Nội bệnh viện Trung ương Huế [11] cũng cho kết quả 7,14% đối với S. pneumoniae và 10,4% với H. influenzae. Như vậy có thể thấy, việc tiến hành xét nghiệm NCVK không đúng thời điểm ở nghiên cứu này đã làm hình ảnh vi khuẩn phân lập được khác biệt đáng kể.
Trong nghiên cứu này, các vi khuẩn Gram (-) phân lập được chiếm tỷ lệ cao (16/19 trường hợp) với một số vi khuẩn thường gặp là P. aeruginosa, K. pneumoniae, B. cepacia, M.catarrhalis v.v. Tỷ lệ vi khuẩn của Gram (–) rất cao trong kết quả vi sinh trong nghiên cứu này có thể giải thích bởi 2 lý do:
+ Các bệnh nhân thường chỉ được chỉ định NCVK khi phác đồ ban đầu thất bại (bệnh nhân không cải thiện triệu chứng). Đây là các bệnh nhân VPCĐ nặng và các bệnh nhân có bệnh mắc kèm đặc biệt tăng yếu tố nguy cơ VPCĐ do vi khuẩn Gram (–) như CODP, xơ phổi v.v… Khi đó, kết quả NCVK chỉ phân lập được những chủng vi khuẩn Gram (-) này.
+ Một số bệnh nhân được chỉ định NCVK sau khi có tình trạng bệnh nặng lên, triệu chứng lâm sàng diễn biến xấu đi, có thể do bội nhiễm vi khuẩn bệnh viện. Khi đó, vi khuẩn Gram (-) phân lập được không còn là vi khuẩn gây VPCĐ ban đầu.
58
Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy không có sự xuất hiện của các vi khuẩn không điển hình như Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae, Legionella pneumophila ... trong số các kết quả nuôi cấy vi khuẩn. Các vi khuẩn này được cho nguyên nhân gây VPCĐ trên một bộ phận không nhỏ bệnh nhân. Tuy nhiên, trong thực tế, các vi khuẩn này rất khó phân lập trên các môi trường thông thường mà phải dựa vào xét nghiệm định lượng hiệu giá kháng thể trong huyết thanh người bệnh với thời gian giữa hai lần lấy máu khoảng 10 ngày hoặc các xét nghiệm sinh học phân tử trên các bệnh phẩm đường hô hấp [10, 27]. Do hạn chế về cơ sở vật chất cũng như cân nhắc sự cần thiết, các xét nghiệm này hiện vẫn chưa được thực hiện thường quy tại nhiều bệnh viện Việt Nam. Các nghiên cứu xác định vi khuẩn gây VPCĐ tại các bệnh viện khác cũng cho kết quả tương tự như nghiên cứu tại bệnh viện Đa khoa Cần Thơ [5], bệnh viện Bạch Mai [3].