Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn loại phác đồ đơn độc hoặc phố

Một phần của tài liệu Đánh giá sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng tại bệnh viện hữu nghị (Trang 73)

Kết quả phân tích đa biến cho thấy, một số yếu tố được đưa vào mô hình như tuổi, giới, khoa điều trị và tiền sử sử dụng kháng sinh đều không có liên quan đến việc bệnh nhân được kê đơn phác đồ đơn độc hay phối hợp. Hai yếu tố có ảnh hưởng đến tỷ lệ lựa chọn phác đồ phối hợp là mức độ nặng theo CURB65 và yếu tố bệnh mắc kèm – 2 yếu tố có vai trò quan trọng giúp lựa chọn phác đồ theo các khuyến cáo. Tuy vậy, xu hướng ảnh hưởng của hai yếu tố này không hoàn toàn phù hợp. Cụ thể, tỷ lệ phác đồ phối hợp được kê trong VPCĐ mức độ nặng cao hơn 3,46 lần so với nhóm VPCĐ mức độ nhẹ (p <0,05). Điều này là phù hợp khi các HDĐT đều khuyến cáo nên sử dụng phác đồ phối hợp ngay từ đầu cho VPCĐ mức độ nặng, trong khi có thể sử dụng phác đồ đơn độc cho VPCĐ mức độ nhẹ. Trong khi đó, đối với yếu tố bệnh mắc kèm, tỷ suất chênh giữa việc sử dụng kháng sinh phối hợp so với kháng sinh đơn độc ở các trường hợp có 1 và 2 bệnh mắc kèm trở lên lại thấp hơn so với trường hợp không có bệnh lý mắc kèm (OR = 0,21 và OR = 0,17 với p< 0,05). Bệnh lý mắc kèm là một trong các yếu tố nguy cơ khiến bệnh nhân có thể mắc VPCĐ gây bởi các vi khuẩn không phải là các vi khuẩn phổ biến nhất, do đó đòi hỏi trong những trường hợp này, phổ kháng sinh khởi đầu phải được mở

63

rộng bằng cách phối hợp kháng sinh. Như vậy, với kết quả phân tích này, dường như bệnh lý mắc kèm chưa phải là một yếu tố được cân nhắc khi ra quyết định kê kháng sinh phối hợp trên bệnh nhân.

Một phần của tài liệu Đánh giá sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng tại bệnh viện hữu nghị (Trang 73)