Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phƣơng pháp giáo dục ý thức trách nhiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh trong việc giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật tại thành phố hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 45)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phƣơng pháp giáo dục ý thức trách nhiệm

nhiệm xã hội cho thanh niên

1.4.1. Phải kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục thanh niên; gắn chặt giáo dục trong nhà trường với giáo dục trong thực tiễn

Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của gia đình, nhà trƣờng và xã hội trong việc giáo dục thanh niên. Phát biểu tại buổi lễ khai mạc Trƣờng Đại học nhân dân Việt Nam, Ngƣời nêu rõ: “Trƣờng học, gia đình và đoàn thể thanh niên phải liên hệ chặt chẽ trong việc giáo dục thanh niên”[25, tr.266]. Trong thƣ gửi các trƣờng trong ngày khai giảng năm học 1968 - 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Giáo dục nhằm đào tạo những ngƣời kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp đảng và chính quyền địa phƣơng phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trƣờng về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên những bƣớc phát triển mới.”[31, tr.508] Ngƣời coi đây là định hƣớng lớn trong giáo dục thanh niên.

Trong giáo dục thanh niên, Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của giáo dục gia đình. Vì gia đình giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của mỗi con ngƣời. Ngay từ tuổi ấu thơ. Qua lời ru của mẹ, tình thƣơng, tấm gƣơng và lời khuyên bảo của ông bà, anh chị…,gia đình là nơi đem đến cho tuổi trẻ những bài học đầu tiên của cuộc đời. Gia đình cũng là trƣờng học đầu tiên, nơi sinh thành phát triển ngôn ngữ, là nơi hình thành và phát triển tƣ duy, tình cảm, trí tuệ; Thông qua giáo dục gia đình, tuổi trẻ còn tiếp nhận các giá trị đạo lý, lối sống, kỷ cƣơng, các giá trị xã hội. Chính vì vậy, gia đình có ảnh hƣởng rất lớn đối với mỗi con ngƣời, với cộng đồng và xã hội. Do đó phải coi trọng vai trò giáo dục của gia đình đối với mỗi thanh niên.

Ngoài mối quan hệ trong gia đình, mỗi thanh niên còn có mối quan hệ nhà trƣờng, xã hội. Đó là quan hệ từ thầy cô, bè bạn…Thông qua các mối quan hệ đó, thanh niên tiếp tục nhận đƣợc sự giáo dục từ nhà trƣờng, từ xã hội. Vì thế, Hồ Chí Minh yêu cầu cần phải kết hợp tốt 3 môi trƣờng là gia đình, nhà trƣờng và xã hội trong giáo dục thanh niên. Cùng với gia đình, nhà trƣờng, xã hội phải thật sự quan tâm và tạo mọi điều kiện tốt nhất để thanh niên phát triển nhân cách một cách toàn diện. Đồng thời phát hiện và kịp thời uốn nắn những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức và hành vi của thanh niên.

Theo Hồ Chí Minh, để công tác giáo dục thanh niên đạt hiệu quả cao phải kết hợp chặt chẽ giữa học và hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, gắn liền giáo dục của nhà trƣờng với gia đình và xã hội, học suốt đời, kết hợp tự học với học trong nhà trƣờng, học trong sách vở và học trong cuộc sống. Do đó đây là điều kiện không thể thiếu đƣợc để rèn luyện ý thức trách nhiệm xã hội của mỗi con ngƣời. Vì vậy, Hồ Chí Minh cho rằng quá trình giáo dục ý thức trách nhiệm cho thanh niên là quá trình tổ chức hƣớng dẫn họ hoạt động trong thực tiễn và xem đây là một phƣơng pháp giáo dục có hiệu quả nhất.

1.4.2. Giáo dục bằng hành động, nêu gương người tốt, việc tốt; phát huy ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao phƣơng pháp giáo dục thanh niên bằng cách nêu gƣơng ngƣời tốt việc tốt, Theo ngƣời, lấy gƣơng tốt việc tốt trong quần chúng, trong thanh niên để giáo dục lẫn nhau là một phƣơng pháp vừa sinh động vừa có sức thuyết phục cao. Cở sở để Hồ Chí Minh đề ra phƣơng pháp nêu gƣơng trƣớc hết bắt đầu từ sự am tƣờng truyền thống văn hóa phƣơng Đông. Ngƣời cho rằng: “Nói chung thì các dân tộc phƣơng Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gƣơng sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Nhận thức rõ đặc điểm, tâm lý của thanh

niên là luôn có tinh thần vƣơn tới cái đẹp, luôn ngƣỡng mộ những thần tƣợng trong xã hội, tâm hồn họ trong sáng nên dễ tiếp cận với chân, thiện, mỹ. Chính vì thế mà Bác rất nhấn mạnh phƣơng pháp giáo dục này.

Để thực hiện có hiệu quả biện pháp giáo dục bằng phƣơng pháp nêu gƣơng, Ngƣời chủ trƣơng tổ chức các Đại hội liên hoan tuyên dƣơng, trao tặng huy hiệu cho các tập thể và cá nhân anh hùng, chiến sĩ thi đua có nhiều thành tích xuất sắc trong chiến đấu và lao động sản xuất để động viên, cổ vũ sự phấn đấu, rèn luyện của thanh niên. Mặt khác, Ngƣời còn nhắc nhở các cơ quan truyền thông đại chúng phải chú ý phát hiện và kịp thời đƣa các tin, bài về ngƣời tốt việc tốt để tuyên truyền, giáo dục thanh niên.

Trong môi trƣờng giáo dục, việc giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho sinh viên đƣợc thực hiện dƣới nhiều hình thức và biện pháp khác nhau nhƣ giáo dục thông qua các môn học, giáo dục thông qua các hoạt động phong trào ngoài giờ lên lớp.

Để làm tốt công tác giáo dục bằng hình thức nêu gƣơng trong nhà trƣờng, mỗi thầy cô giáo phải là tấm gƣơng đạo đức cho sinh viên noi theo. Hồ Chí Minh từng nói “Học trò tốt hay xấu là do thầy giáo, cô giáo tốt hay xấu”[28, tr.269]. Nêu gƣơng trong giáo dục còn đòi hỏi những ngƣời tham gia công tác giáo dục luôn phải thống nhất giữa lời nói với việc làm. Dạy một đằng làm một nẻo là phản giáo dục, là không thu đƣợc kết quả. Ngƣời dạy: “Nếu miệng thì tuyên truyền bảo ngƣời ta siêng làm, mà tự mình thì ăn trƣa, ngủ trễ; bảo ngƣời ta tiết kiệm, mà tự mình thì xa xỉ, lung tung, thì tuyên truyền một trăm năm cũng vô ích”.

Trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, giáo dục là sự thống nhất biện chứng giữa hai quá trình giáo dục và tự giáo dục. Khi mặt tự giáo dục thực sự đƣợc đặt ra ở mỗi ngƣời thì mặt giáo dục với đạt đƣợc hiệu quả. Hồ Chí Minh

khuyên thanh niên phải luôn tự cải tạo để tiến bộ mãi. Tự cải tạo là quá trình thanh niên nhìn nhận lại bản than, tự đánh giá ƣu, khuyết điểm của mình, không ngừng phấn đấu vƣơn lên đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội, hoàn thành mọi nhiệm vụ đƣợc giao. Ngƣời nói “Thanh niên bây giờ là một thế hệ vẽ vang, vì vậy cho nên phải tự giác, tự nguyện mà tự động cải tạo tƣ tƣởng của mình để xứng đáng với nhiệm vụ của mình”. Ngƣời quan niệm: về cách học phải tự học làm cốt, trong tự học phải xác định đƣợc mục đích học tập và động cơ học tập đúng đắn, muốn tự học thành công phải kiên trì, bền bỉ, có kế hoạch học tập và quan trọng phải có phƣơng pháp học tập phù hợp. Ngƣời hƣớng dẫn thanh niên phải học ở trƣờng, ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân; phải có thái độ nghiêm túc, khiêm tốn, thật thà trong học tập, không giấu dốt, điều chƣa biết thì hỏi; phải đào sâu suy nghĩ; phải học suốt đời…

1.4.3. Giáo dục tính kiên trì tu dưỡng rèn luyện; nói đi đôi với làm, xây đi đôi với chống

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thƣờng xuyên chăm lo đến các thế hệ. Đặc biệt Ngƣời dành sự quan tâm, giáo dục, rèn luyện, bồi dƣỡng những phẩm chất của ngƣời đoàn viên, thanh niên trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Trong giáo dục thanh niên Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý giáo dục tính kiên trì tu dƣỡng, rèn luyện; nói phải đi đôi với làm, xây đi đôi với chống.

Nói đi đôi với làm là nguyên tắc quan trọng đƣợc Bác nêu ra rất sớm. Từ năm 1927, trong cuốn Đƣờng cách mệnh, Ngƣời nêu lên 23 điều phải có về tƣ cách một ngƣời cách mệnh, trong đó điều thứ 10 là: “Nói thì phải làm” [18, tr.280]. Thanh niên, những chủ nhân tƣơng lai của nƣớc nhà, những ngƣời có vai trò rất lớn trong sự thịnh vƣợng hay suy yếu của đất nƣớc, Bác đã chỉ ra cho họ những việc cần phải làm, những đức tính tự mình phải rèn luyện để có thể đảm đƣơng đƣợc các trọng trách đó. Chớ kiêu ngạo, tự mãn,

tự túc, nói ít làm nhiều. Việc gì cũng cần phải thiết thực, nói đƣợc, làm đƣợc. Việc gì cũng phải từ nhỏ dần dần đến to, từ dễ dần dần đến khó, từ thấp dần dần đến cao. Một chƣơng trình nhỏ mà thực hiện đƣợc hẳn hoi, hơn một trăm chƣơng trình to tát mà làm không đƣợc.

Trong giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho thanh niên, Bác khuyên thanh niên phải xây đi đôi với chống. Theo Hồ Chí Minh, “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng nhƣ ngọc càng mài, càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [27, tr.612] Để nâng cao ý thức trách nhiệm với xã hội thanh niên phải kiên quyết đấu tranh với những thói hƣ, tật xấu của bản thân, đồng thời không ngừng học tập, trau dồi đạo đức cho bản thân. Con đƣờng rèn luyện đầy gập ghềnh, khó khăn nhƣng có quyết tâm, biết “kiên trì và nhẫn nại”, “gian nan rèn luyện” thì ắt thành công. Ngƣời dạy thanh niên: “Theo con đƣờng ác thì dễ dàng, nhƣng lăn xuống hố, theo con đƣờng thiện thì khó nhọc, nhƣng vẻ vang. Quyết tâm là làm đƣợc.” [24, tr.101] Để tu dƣỡng rèn luyện đạo đức của bản thân, không phải là việc ngày một ngày hai mà làm đƣợc mà phải kiên trì, bền bỉ, là việc làm suốt đời. Bởi vì cái ác, cái xấu luôn tiềm ẩn trong mỗi ngƣời. Vì vậy mỗi con ngƣời phải có quá trình tự nguyện, tự giác cải tạo để nâng mình lên. Tuy nhiên, việc tự nhận thức hay tự đánh giá thƣờng mang tính chủ quan. Không nhận thức đầy đủ hoặc không thấy hết những hạn chế, khiếm khuyết của bản thân. Vì thế trong quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện mỗi cá nhân cần phải biết dựa vào dƣ luận xã hội, sự góp ý của quần chúng để bản thân ngày càng hoàn thiện hơn.

1.4.4. Giáo dục bằng tập hợp thanh niên trong các tổ chức, đoàn thể

Ðể chuẩn bị tiền đề cho việc thành lập Ðảng, năm 1925, Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tiền thân của Ðảng ta sau này. Ngƣời trực tiếp lựa chọn và bồi dƣỡng, đào tạo những thanh niên yêu

nƣớc, có chí khí đấu tranh chống thực dân, phong kiến. Cuốn sách Ðƣờng kách mệnh là tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1925 đến 1927 cho các lớp thanh niên ƣu tú về lý tƣởng, đạo đức cách mạng. Những thanh niên yêu nƣớc qua huấn luyện, giáo dục, đào tạo đƣợc Bác Hồ đƣa về nƣớc hoạt động để thâm nhập vào phong trào yêu nƣớc, phong trào công nhân trở thành những cán bộ cách mạng tiên phong trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong đó có nhiều ngƣời cộng sản trẻ tuổi xuất sắc nhƣ Trần Phú, Nguyễn Lƣơng Bằng, Phạm Văn Ðồng, Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu...

Trƣởng thành từ các phong trào thanh niên, vì vậy, Ngƣời nhìn thấy đƣợc sức mạnh của thanh niên khi tham gia vào các tổ chức đoàn thể. Ngƣời chủ trƣơng đƣa thanh niên vào trong các tổ chức đoàn thể xã hội nhƣ: Đoàn Thanh niên, Hội thanh niên…Thông qua hoạt động của các tổ chức này để giáo dục thanh niên. Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò của Đoàn Thanh niên trong việc tập hợp, giáo dục, giác ngộ và rèn luyện thế hệ trẻ “Đoàn Thanh niên Lao động phải là cánh tay đắc lực của Đảng trong việc tổ chức và giáo dục thế hệ thanh niên và nhi đồng thành những chiến sĩ tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.”[28, tr.420]

Muốn tập hợp rộng rãi, thu hút đông đảo thanh niên thì mỗi đoàn viên phải gƣơng mẫu, nâng cao ý thức trách nhiệm, khiêm tốn, cần cù, hăng hái, dũng cảm. Phải tránh tƣ tƣởng kiêu ngạo, công thần, tự tƣ tự lợi, xung phong trong mọi công việc để lôi cuốn thanh niên. Tổ chức Đoàn các cấp phải quan tâm đến đời sống, công tác và học tập của thanh niên, “Đoàn phải nghiên cứu tìm ra nhiều hình thức và phƣơng pháp thích hợp để đoàn kết và tổ chức thanh niên một cách rộng rãi và vững chắc”[26, tr.439]. Nội dung giáo dục thanh niên của các tổ chức Đoàn, Hội là nâng cao tƣ tƣởng chính trị đạo đức lối sống trong sinh viên, giúp thanh niên sống có trách nhiệm hơn với đất nƣớc.

Tiểu kết chƣơng 1

Thanh niên là lực lƣợng xã hội to lớn, có vai trò quyết định tƣơng lai vận mệnh của quốc gia, dân tộc, là rƣờng cột của nƣớc nhà. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đặc biệt đến sự nghiệp giáo dục thanh niên, đăc biệt là giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho thanh niên, nhất là đội ngũ thanh niên trí thức, thanh niên là sinh viên. Ngƣời luôn căn dặn thanh niên phải không ngừng học tập và rèn luyện. Điều đó đƣợc thể hiện trong nhiều bài nói, bài viết của Bác đối với thanh niên là sinh viên ở các trƣờng học. Các thế hệ sinh viên hôm nay luôn ghi nhớ lời dạy của Bác làm phƣơng hƣớng, mục tiêu phấn đấu rèn luyện.

Trong chƣơng này, chúng tôi làm rõ tƣ tƣởng Hổ Chí Minh về ý thức trách nhiệm xã hội của thanh niên, vai trò của thanh niên đối với vận mệnh của dân tộc, tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho thanh niên, đặc biệt là đội ngũ thanh niên trí thức và đƣa ra các giải pháp của Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho thanh niên.

Thông qua Chƣơng 1, chúng ta nhận thấy đƣợc vai trò to lớn của thanh niên, tầm quan trọng của giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho thanh niên theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Vì vậy, việc nghiên cứu, học tập, vận dụng sáng tạo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong việc giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho sinh viên các Trƣờng Đại học, Cao đẳng nói chung và các Trƣờng Văn hóa nghệ thuật nói riêng là việc làm cấp bách, mang tính chiến lƣợc lâu dài, nhằm tạo ra động lực và sức mạnh to lớn thúc đẩy sự nghiệp đổi mới, thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Chƣơng 2

GIÁO DỤC Ý THỨC TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH

2.1. Thực trạng ý thức trách nhiệm xã hội của sinh viên và công tác giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho sinh viên ở các Trƣờng Văn hóa giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho sinh viên ở các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay

2.1.1. Thực trạng ý thức trách nhiệm của sinh viên các Trường Văn hóa Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay

2.1.1.1. Nét đặc trưng sinh viên các Trường Văn hóa Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh

Sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh là những ngƣời trẻ tuổi, với độ tuổi khoảng 18 tuổi đến 23 tuổi, mang trong mình nhiều hoài bão, ƣớc mơ trong học tập, mong muốn góp phần cống hiến sức lực tuổi trẻ, mong muốn làm giàu cho quê hƣơng đất nƣớc.

Phần lớn các bạn sinh viên là những ngƣời từ các tỉnh, miền quê khác nhau trong cả nƣớc tề tựu về Thành Phố Hồ Chí Minh để học tập, trong đó sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỉ trọng nhỏ trong số sinh viên.

Từ đặc điểm trên cho thấy phần lớn sinh viên phải sống xa gia đình, sống cuộc sống tự lập khi còn rất trẻ, ở ngay Thành phố Hồ Chí Minh, Thành

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh trong việc giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật tại thành phố hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 45)