Phát huy ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện của sinh viên

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh trong việc giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật tại thành phố hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 98)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.5. Phát huy ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện của sinh viên

Trong giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật, các giải pháp của gia đình, nhà trƣờng và xã hội dẫu có làm thật tốt cũng không thể thay thế yếu tố tự giáo dục, rèn luyện của bản thân sinh viên. Do đó, cùng với giáo dục thì cần phải hƣớng cho sinh viên phát huy ý thức tự giáo dục, tự tu dƣỡng, rèn luyện bản thân. Tự giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội của sinh viên là quá trình mà trong đó sinh viên phải tự hoàn thiện, tự biến đổi, tự thích nghi với môi trƣờng và điều kiện sống, là khả năng sinh viên phải biết tự điều chỉnh các hành vi của mình để phù hợp với các quy định của xã hội. Muốn tự giáo dục thành công, sinh viên phải có ý thức tự giác cao, phải luôn biết lục vấn lƣơng tâm, có ý chí, nghị lực phấn đấu vƣơn lên, phải biết xấu hổ và kiên quyết đấu tranh với những thói hƣ, tật xấu của bản thân; phải biết biến những tri thức về đạo đức, pháp luật đã tiếp thu đƣợc từ gia đình, nhà trƣờng, xã hội thành sự hiểu biết của bản thân.

2.3.6. Nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các Trường Văn hóa nghệ thuật

Qua kết quả điều tra sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy có tới 34.1% sinh viên ít tham gia các buổi sinh hoạt chính trị, 4,4% sinh viên không tham gia sinh hoạt chính trị do nhà trƣờng tổ chức. Khi đƣợc hỏi lý do tại sao không tham gia thì sinh viên cho rằng do tổ chức còn nhàm chán…Đối với các bộ môn chính trị có tới 60.1% xem học

môn chính trị là bình thƣờng, không thích cũng không ghét, 18,8% sinh viên không thích học các môn học chính trị. Theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh “Văn nghệ phải nhận rõ trách nhiệm của mình đối với Nhà nƣớc và nhân dân, phải một lòng một dạ phục vụ nhân dân. Phải học tập chủ nghĩa Mác - Lênin để vũ trang mình. Phải kiên quyết chống những khuynh hƣớng phản dân chủ, phản chủ nghĩa xã hội trong giới văn nghệ” [27, tr.475]. Để giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật có kết quả cao, trƣớc hết phải nâng cao chất lƣợng giảng dạy các môn học Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong nhà trƣờng.

Thứ nhất, Giảng viên giảng dạy bộ môn chính trị cần phải tâm huyết với nghề và thƣờng xuyên rèn nghề, chú trọng việc khơi dậy cho sinh viên sự hứng thú, ham thích, say mê nhận thức và vận dụng kiến thức chính trị tƣ tƣởng vào trong cuộc sống. Trong giảng dạy, truyền đạt kiến thức, Giảng viên cần gieo vào lòng mỗi sinh viên lý tƣởng, tình cảm, đạo đức cách mạng, ý thức trách nhiệm với xã hội, hun đúc ý chí vƣơn lên trong học tập và cuộc sống. Thực tế cho thấy “Thầy có giỏi mới có trò hay” chính vì vậy một yếu tố quan trọng trong giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho sinh viên chính là bắt đầu từ ngƣời cán bộ, giảng viên giảng dạy. Việc thay đổi, điều chỉnh phƣơng pháp, nội dung các môn lý luận chính trị đòi hỏi đội ngũ giảng viên cần điều chỉnh lại giáo án sao cho gọn nhẹ, mạch lạc; điều chỉnh phƣơng pháp giảng dạy, giảm thuyết trình, tăng cƣờng trao đổi, gợi mở vấn đề, sử dụng các hình ảnh minh họa cho sinh viên thảo luận và tăng cƣờng khả năng tự nghiên cứu trong sinh viên.

Thứ hai: đối với sinh viên, cần phải nhận thức đƣợc ý nghĩa, tầm quan trọng trong việc học tập các môn Mác - Lênin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, xem đây là môn học bản lề trong quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên.

2.3.7. Xây dựng môi trường lành mạnh, đấu tranh chống lại các biểu hiện tiêu cực và các tệ nạn xã hội trong nhà trường.

Một trong những nguyên tắc xây dựng đạo đức rất quan trọng mà Hồ Chí Minh nêu ra là: Nói đi đôi với làm, xây đi đôi với chống. Trong xã hội nói chung hay trong mỗi con ngƣời luôn tồn tại các mặt tốt, xấu; đúng, sai; thiện, ác …vì vậy để xây dựng ý thức trách nhiệm xã hội trong sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật cần chống lại những cái vô đạo đức, thiếu ý thức pháp luật.

Để xây dựng môi trƣờng học tập lành mạnh nhà trƣờng nên gắn học tập, giáo dục với vui chơi giải trí. Đây là một phƣơng châm giáo dục khá độc đáo của Hồ Chí Minh trong giáo dục thanh niên. Với Hồ Chí Minh, giáo dục là một khoa học và hình thức giáo dục thì rất phong phú, đa dạng. Giáo dục không gói gọn ở hoạt động dạy và học mà còn thể hiện trong các hoạt động khác, kể cả vui chơi giải trí. Theo Hồ Chí minh “Thanh niên phải chuyên tâm học hành và công tác, nhƣng cũng cần có vui chơi.”[25, tr.266] Hiểu rõ tâm lý thanh niên là hiếu động, thích sinh hoạt tập thể, ham tìm tòi khám phá. Một mặt, Hồ Chí Minh nhắc nhở các lực lƣợng giáo dục cần quan tâm đến nhu cầu vui chơi giải trí của thanh niên. Mặt khác, Ngƣời yêu cầu phải biết gắn kết vui chơi với giáo dục. Nghĩa là phải có sự định hƣớng của giáo dục trong sinh hoạt vui chơi, giải trí của thanh niên. Hồ Chí Minh cho rằng: “Vui chơi lành mạnh là một bộ phận trong sinh hoạt của thanh niên… Trong vui chơi, cũng có giáo dục. Cần có những thứ vui chơi văn hóa, thể dục có tính chất tập thể và quần chúng”[25,tr.266].

Sinh viên các Trƣờng Văn hóa nghệ thuật, ngoài nhu cầu học tập nâng cao trình độ đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội, sinh viên còn có những nhu cầu khác nhƣ: giao lƣu gặp gỡ, kết bạn, vui chơi giải trí … Đây là những nhu cầu chính đáng và rất bức thiết của sinh viên các Trƣờng Văn hóa nghệ thuật

tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Đảng ủy, Ban giám Hiệu cần tổ chức tốt các hoạt động phong trào, nhất là những phong trào lôi kéo nhiều sinh viên tham gia nhƣ hội thao sinh viên, tổ chứ tốt các phong trào văn hóa văn nghệ thể dục thể thao trong trƣờng hoặc liên kết với các đoàn trƣờng trong khối Bộ Văn hóa thể thao Du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh, tạo sân chơi lành mạnh cho các em sinh viên.

Để nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội trong sinh viên, ngoài việc dạy tốt, học tốt. Nhà trƣờng cần cho sinh viên làm cam kết ngay từ đầu năm học. Cụ thể: cam kết phòng chống ma túy; cam kết thực hiện tốt luật giao thông; thực hiện môi trƣờng xanh, sạch, đẹp và nếp sống văn minh nơi giảng đƣờng. Phải có ý thức tiết kiệm trong sử dụng điện, nƣớc trong trƣờng, không xả rác trong trƣờng học, có ý thức bảo vệ của công, xây dựng môi trƣờng văn hóa lành mạnh.

Ngăn chặn tình trạnh gian lận trong thi cử, tình trạnh mua bán điểm, thi hộ…

Tiểu kết chƣơng 2

Qua phân tích, đánh giá thực trạng công tác giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội của sinh viên các Trƣờng Văn hóa nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy những thành tựu nhà trƣờng đã đạt đƣợc có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội trong sinh viên.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt đƣợc, vẫn còn những sinh viên thiếu ý thức trách nhiệm trong học tập và rèn luyện bản thân dẫn đến suy thoái về ý thức đạo đức, ý thức pháp luật. Công tác giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội của sinh viên trong nhà trƣờng còn nhiều thiếu sót và bất cập. Nhà trƣờng chƣa quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội đối

với sinh viên. Những hình thức, biện pháp giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội trong sinh viên tuy đã phát huy đƣợc những hiệu quả nhƣng vẫn còn những hạn chế nhất định đặc biệt là việc vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội trong sinh viên.

Vì vậy, việc đánh giá đúng thực trạng ý thức trách nhiệm xã hội của sinh viên các Trƣờng Văn hóa nghệ thuật tại Tp. Hồ Chí Minh trong thời gian qua. Đồng thời đƣa ra những giải pháp thiết thực mang tính chiến lƣợc có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác giáo dục sinh viên trong giai đoạn hiện nay.

Căn cứ vào kết quả phân tích đánh giá thực trạng ý thức trách nhiệm xã hội của sinh viên các Trƣờng Văn hóa nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đƣa ra 7 giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả công tác giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh. Để công tác giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho sinh viên đạt hiệu quả cao, khi vận dụng các pháp trên vào giáo dục cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, thƣờng xuyên đổi mới, bổ sung cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trƣờng góp phần hoàn thiện nhân cách của sinh viên.

KẾT LUẬN

Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho thanh niên là hệ thống các quan điểm của Ngƣời về vai trò của thanh niên và tầm quan trọng của công tác giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho thanh niên, về nội dung, phƣơng châm, phƣơng pháp giáo dục nhằm giúp thanh niên nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội, đáp ứng đƣợc các yêu cầu của sự nghiệp cách mạng. Trong giai đoạn hiện nay, tƣ tƣởng đó vẫn còn nguyên giá trị chỉ đạo thực tiễn.

Thanh niên là thế hệ rƣờng cột của nƣớc nhà, thanh niên luôn chiếm vị trí trung tâm trong chiến lƣợc phát triển con ngƣời của Đảng và Nhà nƣớc ta. Kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng của các thế hệ đi trƣớc, đại bộ phận sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh luôn tin tƣởng vào đƣờng lối và sự lãnh đạo của Đảng, sống có ƣớc mơ, có hoài bão, luôn đi đầu trong các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng. Số đông sinh viên đã biết gắn liền tƣơng lai, sự nghiệp của bản thân với tƣơng lai phát triển của dân tộc, thi đua rèn đức, luyện tài vì ngày mai lập thân, lập nghiệp. Khắc phục mọi trở ngại, khó khăn, sinh viên ra sức học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp, không ngừng trau dồi kiến thức, giữ gìn, hoàn thiện nhân cách. Thể hiện ý thức trách nhiệm đối với xã hội. Trong những năm qua sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh luôn hăng hái tham gia các hoạt động tình nguyện vì Tổ quốc vì cộng đồng nhƣ tham gia chiến dịch Mùa hè xanh, Hiến máu nhân đạo, ủng hộ ngƣời nghèo, thăm các em thiếu nhi ở làng trẻ SOS.... Các tấm gƣơng tiêu biểu xuất sắc trong học tập và rèn luyện xuất hiện ngày càng nhiều.

Bên cạnh đó vẫn còn có một bộ phận sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh chƣa có ý thức nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội của mình đối với đất nƣớc, sống vô cảm, đề cao chủ nghĩa cá

nhân, không quan tâm đến những gì đang diễn ra xung quanh mình, thờ ơ trƣớc những vấn đề chính trị - xã hội của đất nƣớc, thiếu ý chí vƣơn lên trong học tập và rèn luyện bản thân, thiếu tích cực, chủ động trong hoạt động đoàn thể.

Những hạn chế, bất cập trong công tác giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự xuống cấp về ý thức trách nhiệm xã hội của một bộ phận sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật hiện nay. Vì vậy, việc quán triệt tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho thanh niên sẽ góp phần quyết định đối với quá trình giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ Thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Góp phần tạo ra động lực và sức mạnh to lớn thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đất nƣớc.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng ý thức trách nhiệm xã hội trong sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta thấy công tác giáo dục nói chung, công tác giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội nói riêng đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Sinh viên ngày càng đƣợc giáo dục một cách toàn diện hơn về cả về chính trị tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống cũng nhƣ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của xã hội. Bên cạnh đó vẫn còn các biểu hiện xuống cấp về đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng pháp luật vẫn chƣa cao, vi phạm nội quy, quy chế của nhà trƣờng. Trƣớc tình hình đó đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết phải tăng cƣờng công tác giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho sinh viên các Trƣờng Văn hóa nghệ thuật trong giai đoạn hiện nay.

Qua nghiên cứu việc vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật. Qua phân tích những nguyên nhân của sự thành công và những hạn chế, đồng thời đƣa ra các giải pháp mang tính đồng bộ, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục ý thức trách nhiệm trong sinh viên.

Giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội là nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật, đòi hỏi phải có sự quan tâm, đồng thuận của các bậc phụ huynh học sinh trong việc quan tâm giáo dục sinh viên, các cấp lãnh đạo của Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch, nhất là sƣ chỉ đạo sâu sắc từ Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trƣờng, tập thể cán bộ, giảng viên, công nhân viên và sinh viên, công tác giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho sinh viên các Trƣờng Văn hóa nghệ thuật ngày càng đƣợc nâng cao, góp phần tạo ra động lực và sức mạnh to lớn thúc đẩy sự nghiệp đổi mới, thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Báo cáo công tác Đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kỳ IV (2007 - 2012) và phƣơng hƣớng công tác Đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kỳ VI (2012 - 2017) của Ban Chấp Hành Đoàn Khối Bộ Văn Hóa Thể thao - Du Lịch phía nam

2.Ban tƣ tƣởng - văn hóa Trung ƣơng (2007), Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3.Ban Tuyên giáo Trung ƣơng (2009), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII về giáo dục và đạo tạo, Tờ trình số 97 -TTr/BTGTW, Hà Nội.

4.Cao Văn Định (số 2, 2000): “Giáo dục lối sống cho thanh niên đô thị hiện nay”, Tạp chí sinh hoạt lý luận,

5. C.Mác và Ph.Ăngghen (1978), Toàn tập, tập 16, Nxb Sự thật, Hà Nội.

6.C.Mác và Ph.Ăngghen (1978), Về thanh niên, Nxb Sự thật, Hà Nội.

7.Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (2010), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8.Dƣơng Tự Đam (1999), Những phương pháp tiếp cận thanh niên hiện nay, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

9.Đoàn Nam Đàn (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên,Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam ( 2011) Văn kiện Đại hội toàn quốc XI, Nxb. CTQG sự thật. Hà Nội.

12. Đinh Xuân Lâm, Bùi Đình Phong (2005), Về danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh, Nxb. Lao động.

13. Hồ Chí Minh (1980), Về giáo dục thanh niên, Nxb. Thanh niên, Hà Nội.

14. Hồ Chí Minh, Thư gửi các bạn thanh niên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Hồ Chí Minh, Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội thanh niên ta hăng

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh trong việc giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật tại thành phố hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)