Giáo dục bằng tập hợp thanh niên trong các tổ chức, đoàn thể

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh trong việc giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật tại thành phố hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 49)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.4. Giáo dục bằng tập hợp thanh niên trong các tổ chức, đoàn thể

Ðể chuẩn bị tiền đề cho việc thành lập Ðảng, năm 1925, Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tiền thân của Ðảng ta sau này. Ngƣời trực tiếp lựa chọn và bồi dƣỡng, đào tạo những thanh niên yêu

nƣớc, có chí khí đấu tranh chống thực dân, phong kiến. Cuốn sách Ðƣờng kách mệnh là tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1925 đến 1927 cho các lớp thanh niên ƣu tú về lý tƣởng, đạo đức cách mạng. Những thanh niên yêu nƣớc qua huấn luyện, giáo dục, đào tạo đƣợc Bác Hồ đƣa về nƣớc hoạt động để thâm nhập vào phong trào yêu nƣớc, phong trào công nhân trở thành những cán bộ cách mạng tiên phong trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong đó có nhiều ngƣời cộng sản trẻ tuổi xuất sắc nhƣ Trần Phú, Nguyễn Lƣơng Bằng, Phạm Văn Ðồng, Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu...

Trƣởng thành từ các phong trào thanh niên, vì vậy, Ngƣời nhìn thấy đƣợc sức mạnh của thanh niên khi tham gia vào các tổ chức đoàn thể. Ngƣời chủ trƣơng đƣa thanh niên vào trong các tổ chức đoàn thể xã hội nhƣ: Đoàn Thanh niên, Hội thanh niên…Thông qua hoạt động của các tổ chức này để giáo dục thanh niên. Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò của Đoàn Thanh niên trong việc tập hợp, giáo dục, giác ngộ và rèn luyện thế hệ trẻ “Đoàn Thanh niên Lao động phải là cánh tay đắc lực của Đảng trong việc tổ chức và giáo dục thế hệ thanh niên và nhi đồng thành những chiến sĩ tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.”[28, tr.420]

Muốn tập hợp rộng rãi, thu hút đông đảo thanh niên thì mỗi đoàn viên phải gƣơng mẫu, nâng cao ý thức trách nhiệm, khiêm tốn, cần cù, hăng hái, dũng cảm. Phải tránh tƣ tƣởng kiêu ngạo, công thần, tự tƣ tự lợi, xung phong trong mọi công việc để lôi cuốn thanh niên. Tổ chức Đoàn các cấp phải quan tâm đến đời sống, công tác và học tập của thanh niên, “Đoàn phải nghiên cứu tìm ra nhiều hình thức và phƣơng pháp thích hợp để đoàn kết và tổ chức thanh niên một cách rộng rãi và vững chắc”[26, tr.439]. Nội dung giáo dục thanh niên của các tổ chức Đoàn, Hội là nâng cao tƣ tƣởng chính trị đạo đức lối sống trong sinh viên, giúp thanh niên sống có trách nhiệm hơn với đất nƣớc.

Tiểu kết chƣơng 1

Thanh niên là lực lƣợng xã hội to lớn, có vai trò quyết định tƣơng lai vận mệnh của quốc gia, dân tộc, là rƣờng cột của nƣớc nhà. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đặc biệt đến sự nghiệp giáo dục thanh niên, đăc biệt là giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho thanh niên, nhất là đội ngũ thanh niên trí thức, thanh niên là sinh viên. Ngƣời luôn căn dặn thanh niên phải không ngừng học tập và rèn luyện. Điều đó đƣợc thể hiện trong nhiều bài nói, bài viết của Bác đối với thanh niên là sinh viên ở các trƣờng học. Các thế hệ sinh viên hôm nay luôn ghi nhớ lời dạy của Bác làm phƣơng hƣớng, mục tiêu phấn đấu rèn luyện.

Trong chƣơng này, chúng tôi làm rõ tƣ tƣởng Hổ Chí Minh về ý thức trách nhiệm xã hội của thanh niên, vai trò của thanh niên đối với vận mệnh của dân tộc, tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho thanh niên, đặc biệt là đội ngũ thanh niên trí thức và đƣa ra các giải pháp của Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho thanh niên.

Thông qua Chƣơng 1, chúng ta nhận thấy đƣợc vai trò to lớn của thanh niên, tầm quan trọng của giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho thanh niên theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Vì vậy, việc nghiên cứu, học tập, vận dụng sáng tạo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong việc giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho sinh viên các Trƣờng Đại học, Cao đẳng nói chung và các Trƣờng Văn hóa nghệ thuật nói riêng là việc làm cấp bách, mang tính chiến lƣợc lâu dài, nhằm tạo ra động lực và sức mạnh to lớn thúc đẩy sự nghiệp đổi mới, thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Chƣơng 2

GIÁO DỤC Ý THỨC TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh trong việc giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật tại thành phố hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)