0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Mặt tích cực trong ý thức trách nhiệm xã hội của sinh viên các

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 53 -53 )

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1.2. Mặt tích cực trong ý thức trách nhiệm xã hội của sinh viên các

Trường Văn hóa Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Sinh viên là thế hệ trẻ, chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc, mang trong mình niềm đam mê sáng tạo, học hỏi. Trong điều kiện hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, mỗi sinh viên càng có nhiều cơ hội để vƣơn lên tự khẳng định mình. Trong bất kỳ vai trò, vị trí nào sinh viên đều phải làm tròn trách nhiệm của mình với gia đình, nhà trƣờng và bản thân…dám làm, dám chịu trách nhiệm về những hành động của bản thân. Với sinh viên khi bƣớc chân vào giảng đƣờng đại học, tất cả đều xuất phát từ mục đích học tập vì ngày mai lập nghiệp, học tập để xây dựng nƣớc nhà giàu

mạnh. Xác định mục đích học tập đúng đắn, sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã không ngừng phấn đấu vƣơn lên.

Thứ nhất: Biểu hiện qua hoạt động học tập

Về động cơ học tập của sinh viên: Là những tiêu chí quan trọng thể hiện ý thức trách nhiệm xã hội của mỗi sinh viên. Khi đƣợc hỏi mục đích học tập chính đáng của sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả khảo sát cho thấy: Có 39.6% sinh viên cho rằng mục đích học tập của sinh viên mong muốn đƣợc cống hiến cho xã hội. Tiếp đến là tìm kiếm việc làm đem lại thu nhập cao (25.5%), theo kịp sự phát triển của xã hội (11,9%). Học để có bằng cấp (11.1%). Các ý kiến khác còn lại là học vì hài lòng bố mẹ và không thua kém bạn bè. Thông qua kết quả nghiên cứu trên có thể nói sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh có sống có mục đích, lý tƣởng rõ ràng, có ý thức trách nhiệm với xã hội, mong muốn đƣợc cống hiến đƣợc cống hiến một phần sức lực của mình cho sự phát triển của đất nƣớc, vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh dƣới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. (xem bảng 2.1)

Bảng 2.1 Mục đích học tập chính đáng của bạn? Nội dung Tổng số sinh viên Phần trăm Phần trăm Phần trăm lũy kế Mong muốn đƣợc cống hiến cho xã hội 143 39.6 39.6 39.6

Có bằng cập 40 11.1 11.1 50.7

Tìm kiếm việc làm có thu nhập cao 92 25.5 25.5 76.2 Theo kịp với sự phát triển của xã hội 43 11.9 11.9 88.1 Để làm hài lòng bố, mẹ, ngƣời thân 10 2.8 2.8 90.9

Không thua kém bạn bè 4 1.1 1.1 92.0

Lý do khác 29 8.0 8.0 100.0

Về ý thức trong quá trình học tập: Trong quá trình học tập, sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật luôn chuyên cần trong học tập, đi học đầy đủ, đúng giờ. Kết quả điều tra về ý thức của sinh viên trong giờ giấc học tập cho thấy: Có tới 65,4% sinh viên thƣờng xuyên đi học đầy đủ, đúng giờ, 26.9% sinh viên thỉnh thoảng đi học đúng giờ, 7,8% sinh viên không thƣờng xuyên đi học đúng giờ. Điều này phản ánh phần đông sinh viên đã ý thức hơn về việc học tập của mình. (xem bảng 2.2)

Bảng 2.2 Bạn có đi học đúng giờ không?

Nội dung Tổng số sinh viên Phần trăm Phần trăm Phần trăm lũy kế Thƣờng xuyên đi học đúng giờ 236 65.4 65.4 65.4

Thi thoảng 97 26.9 26.9 92.2

Không thƣờng xuyên 28 7.8 7.8

Tổng 361 100 100

Ý thức học tập không chỉ thể hiện trong việc đi học đúng giờ của sinh viên mà còn thể hiện ý thức học tập nghiêm túc trong giờ học. Qua khảo sát 361 sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy 46.3% sinh viên nghiêm túc trong học tập, không bỏ học; 51.2% sinh viên thỉnh thoảng có nghỉ học. (xem bảng 2.3)

Bảng 2.3 Bạn có nghỉ học tùy tiện không?

Nội dung

Tổng số

sinh viên Phần trăm Phần trăm

Phần trăm lũy kế

Không bao giờ 167 46.3 46.3 46.3

Thỉnh thoảng còn nghỉ học 185 51.2 51.2 97.5

Thƣờng xuyên nghỉ học 9 2.5 2.5 100.0

Ngoài giờ học trên lớp, sinh viên còn dành một khoảng thời gian thỏa đáng cho việc tự học, dành nhiều thời gian hơn cho việc học tập chuyên môn của mình. Theo số liệu điều tra của chúng tôi, có 250 /361, chiếm tỷ lệ 62.33% sinh viên đƣợc điều tra dành từ hai giờ trở lên trong ngày cho việc tự học; thời gian tự học dƣới 2 giờ/ ngày có 111/361 sinh viên, chiếm tỷ lệ 30.7%. Đây là điều đáng mừng trong sinh viên. (xem bảng 2.4)

Bảng 2.4 Một ngày bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc học chuyên môn?

Nội dung

Tổng số

sinh viên Phần trăm Phần trăm

Phần trăm lũy kế

Dƣới hai giờ 111 30.7 30.7 30.7

Từ hai giờ trở lên 250 62.33 62.33 62.33

Tổng 361 100.0 100.0

Sinh viên không chỉ học trên giảng đƣờng, các bạn còn dành thời gian đi thƣ viện để nghiên cứu, tự học. Qua kết quả điều tra cho thấy có tới 79% sinh viên dành một tuần 2 lần lên thƣ viện đọc sách, nghiên cứu tài liệu phục vụ cho quá trình học tập; 11.9% sinh viên đi thƣ viện 3 lần một tuần; 8.9% sinh viên đi thƣ viện từ 3 tuần trở lên. (xem bảng 2.5)

Bảng 2.5 Một tuần bạn lên thƣ viện bao nhiêu lần?

Nội dung

Tổng số sinh

viên Phần trăm Phần trăm

Phần trăm lũy kế Từ 1 đến 2 lần 286 79.2 79.2 79.2 3 lần 43 11.9 11.9 91.1 Trên 3 lần 32 8.9 8.9 100.0 Tổng 361 100.0 100.0

Thực hiện cuộc vận động “2 không” nói không với tiêu cực trong thi cử, sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh đã nghiêm chỉnh chấp hành quy chế thi, thực hiện nghiêm túc các đợt thi của trƣờng. Kết quả điều tra cho thấy có tới 81.4% sinh viên thực hiện nghiêm túc, tôn trọng quy chế thi; 18.3% sinh viên thi thoảng vẫn vi phạm quy chế thi; 0.3% sinh viên thƣờng xuyên vi phạm quy chế thi. (xem bảng 2.6)

Bảng 2.6 Thái độ của ban trong thi cử?

Nội dung Tổng số sinh viên Phần trăm Phần trăm Phần trăm lũy kế

Nghiêm túc, tôn trọng quy chế thi 294 81.4 81.4 81.4 Thi thoảng vẫn vi phạm quy chế thi 66 18.3 18.3 99.7 Thƣờng xuyên vi phạm quy chế thi 1 .3 .3 100.0

Tổng 361 100.0 100.0

Có thể thấy phần lớn sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật đã ý thức rõ trách nhiệm của mình đối với gia đình, quê hƣơng, đất nƣớc. Từ đó tích cực, chủ động phấn đấu vƣơn lên với mục tiêu rèn đức, luyện tài vì ngày mai lập nghiệp, vì tƣơng lai của Tổ quốc.

Thứ hai, sinh viên các Trường Văn hóa Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh sống có mục tiêu, lý tưởng tốt đẹp.

Mục tiêu, lý tƣởng sống của sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là học tập tốt, rèn luyện tốt không chỉ vì tƣơng lai của bản thân mà còn xuất phát từ mong muốn đƣợc góp một phần công sức vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, nhanh chóng đƣa đất nƣớc thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, tiến kịp các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.

Mục tiêu lý tƣởng sống của sinh viên nói chung và sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay thể hiện sự tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng và con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội do Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn.

Nhận thức đƣợc vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Mục tiêu của Đảng là đấu tranh cho độc lập dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Từ sự nhận thức đƣợc mục tiêu đúng đắn sáng suốt của Đảng, sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đi đến đặt niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng trong giai đoan hiện nay. Theo kết quả khảo sát của chúng tôi vào tháng 6 năm 2014 thì có tới 90.3% tin tƣởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, (xem bảng 2.7)

Bảng 2.7 Bạn có tin tƣởng vai trò lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn hiện nay?

Nội dung

Tổng số

sinh viên Phần trăm Phần trăm

Tin tƣởng 326 90.3 90.3

Không tin tƣởng 35 9.7 9.7

Tổng số phiếu 361 100.0 100.0

Từ kết quả khảo sát trên cho thấy đa số sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ sự tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đa số sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh đều tha thiết đƣợc đứng trong hàng ngũ của Đảng. Theo kết quả điều tra vào tháng 6 năm 2014 thì có tới 65,1% sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh có nguyện vọng trở thành Đảng viên Đảng cộng sản

Bảng 2.8 Bạn có muốn vào Đảng không?

Nội dung

Tổng số sinh

viên Phần trăm Phần trăm

Phần trăm lũy kế

Có 235 65.1 65.1 65.1

Không 126 34.9 34.9 100.0

Tổng số phiếu 361 100.0 100.0

Khi đƣợc hỏi suy nghĩ của sinh viên về mục tiêu phấn đấu vào Đảng trong quá trình tham gia học tại trƣờng có tới 24.7% sinh viên muốn đƣợc vào Đảng để đƣợc rèn luyện bản thân đƣợc tốt hơn, 21,3% sinh viên đƣợc cho rằng đây là điều kiện cần thiết trong cuộc sống, 12,7 sinh viên cho rằng đây là điều kiện để tiến thân, 11,9% sinh viên cho rằng vào Đảng là vinh dự lớn đối với bản thân, gia đình, 10,5% sinh viên cho rằng vào Đảng để nâng cao uy tín cho bản thân. (xem bảng 2.9)

Bảng 2.9. Bạn suy nghĩ nhƣ thế nào về việc vào Đảng của sinh viên?

Nội dung Tổng số sinh viên Phần trăm Phần trăm Phần trăm lũy kế Điều kiện cần thiết trong cuộc sống 77 21.3 21.3 21.3

Điều kiện để tiến thân 46 12.7 12.7 34.1

Nâng cao uy tín cho bản thân 38 10.5 10.5 44.6

Rèn luyện con ngƣời tốt hơn 89 24.7 24.7 69.3

Là vinh dự lớn 43 11.9 11.9 81.2

Điều kiện để tham gia các hoạt động xã hội 23 6.4 6.4 87.5

Không cần thiết 45 12.5 12.5 100.0

Qua kết quả điều tra cho thấy sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh rất quan tâm tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng và mong muốn sớm đƣợc đứng trong hàng ngũ của Đảng, Đây là tín hiệu đáng mừng vì sinh viên không thờ ơ với các vấn đề chính trị của đất nƣớc, sinh viên rất tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng.

Xuất phát từ sống có mục tiêu, lý tƣởng tốt đẹp. Vì vậy, sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh quan tâm đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nƣớc, vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế. Sinh viên đã dành thời gian để tìm hiểu, theo dõi các chuyển biến tình hình kinh tế chính trị của đất nƣớc và thế giới. Qua kết quả điều tra của chúng tôi cho thấy Có 71,2% sinh viên đƣợc hỏi cho rằng họ rất thƣờng xuyên nghe đài, đọc báo, xem ti vi theo dõi thời sự trong nƣớc và quốc tế trong thời gian qua. Đa số sinh viên đều tin tƣởng vào sự phát triển của đất nƣớc. Kết quả điều tra cho thấy 68.4% sinh viên tin tƣởng vào sự phát triển ổn định của đất nƣớc. Ngoài ra sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm đến các buổi sinh hoạt chính trị trong nhà trƣờng. Theo kết quả điều tra cho thấy có tới 61,5% sinh viên tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chính trị của Trƣờng, 34.4% sinh viên ít tham gia, 4.4% sinh viên không tham gia. Hầu hết sinh viên đều xem sinh hoạt chính trị là bổ ích, thiết thực với mỗi sinh viên. Theo kết quả điều tra của chúng tôi cho thấy có tới 45,7% sinh viên xem đây là điều bổ ích và thiết thực với sinh viên. (xem bảng 2.10, 2.11)

Bảng 2.10 Các buổi sinh hoạt chính trị của Trƣờng bạn có tham gia không?

Nội dung

Tổng số

sinh viên Phần trăm Phần trăm

Phần trăm lũy kế

Tham gia đầy đủ 222 61.5 61.5 61.5

Ít tham gia 123 34.1 34.1 95.6

Khoâng tham gia 16 4.4 4.4 100.0

Bảng 2.11. Bạn đánh giá nhƣ thế nào về các buổi sinh hoạt chính trị? Nội dung Tổng số sinh viên Phần trăm Phần trăm Phần trăm lũy kế Bổ ích, thiết thực 165 45.7 45.7 45.7

Chƣa thuyết phục đƣợc SV tham gia 159 44.0 44.0 89.8 Nhàm chán, không cần thiết 37 10.2 10.2 100.0

Tổng 361 100.0 100.0

Chính lòng yêu nƣớc và tinh thần tự hào dân tộc làm cho đại bộ phận sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh quan tâm tới tình hình phát triển của đất nƣớc. Điều này chứng tỏ sinh viên không chỉ biết nghĩ đến tƣơng lai của bản thân mà còn rất quan tâm đến các vấn đề chính trị - xã hội, vận mệnh của dân tộc. Họ ý thức đƣợc trách nhiệm, bổn phận của mình đối với Tổ quốc. Lý tƣởng sống của sinh viên còn đƣợc biểu hiện bằng chính những hoạt động của sinh viên các Trƣờng Văn hóa nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Thứ ba: Ý thức trách nhiệm xã hội của sinh viên các Trường Văn hóa Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh còn thể hiện tinh thần đoàn kết và giúp đỡ cộng đồng.

Trong cuộc sống, sinh viên không chỉ quan tâm đến bản thân mình mà các bạn còn biết quan tâm đến cộng đồng, tự giác tham gia các hoạt động xã hội. Các em đã ý thức đƣợc vai trò của việc tham gia các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng là tạo ra môi trƣờng thực tiễn sinh động, kết nối, tập hợp sinh viên, giúp cho sinh viên rèn luyện, cống hiến và trƣởng thành.

Các phong trào tình nguyện nhƣ chƣơng trình Tiếp sức mùa thi, Xuân tình nguyện và chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh, ngày thứ bảy tình nguyện, thu hút đƣợc đông đảo sinh viên tham gia cụ thể: Năm học học 2009 - 2010 Sinh viên các trƣờng Văn hóa Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh có 174 sinh viên tham gia chiến dịch mùa hè xanh tại Bến tre; Năm học 2010 - 2011 có 143 sinh viên tham gia chiến dịch mùa hè xanh tại tỉnh Kiên Giang; Năm học 2011 - 2012 có 177 sinh viên tham gia chiến dịch mùa hè xanh tại tỉnh Bình Phƣớc; Năm học 2012 - 2013 có 70 sinh viên tham gia chiến dịch mùa hè xanh tại Thành phố Hồ Chí Minh; Năm học 2013 - 2014 có 50 sinh viên tham gia chiến dịch mùa hè xanh tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Kiên Giang. [1, tr.5]

Chƣơng trình “Ngày hội tuổi thơ” với các hoạt động bổ ích, trao tặng hàng trăm suất học bổng và hàng ngàn phần quà bao gồm cặp học sinh, tập trắng, bút viết, thƣớc kẻ, xây dựng cột cờ, tặng tủ sách, áo dài trắng, nón len… cho các em thiếu nhi khuyết tật, mồ côi, có hoàn cảnh cơ nhỡ, trẻ em bị nhiễm HIV ở các mái ấm, nhà mở, trung tâm nuôi dạy trẻ em tại các Quận Thủ Đức, Gò Vấp, huyện Nhà Bè, Củ Chi, Hóc Môn, các tỉnh Bến Tre, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Bình Phƣớc… Bên cạnh đó, Đội văn nghệ xung kích trong các Trƣờng đã tổ chức lƣu diễn phục vụ nhân dân vùng xâu vùng xa hàng trăm lƣợt biểu diễn, thu hút sự tham gia của 52.500 lƣợt đoàn viên thanh niên, kết hợp gây quỹ khuyến học cho địa phƣơng ƣớc trị giá 466.445.000 đồng.[1, tr.6]

Ngoài ra sinh viên còn tham gia hiến máu tình nguyện. Chỉ tính riêng Trƣờng Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh một năm tổ chức 4 đợt hiến máu, thu hút 800 sinh viên trong trƣờng tham gia. Điều này thể hiện sinh viên các Trƣờng Văn hóa nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh đang

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 53 -53 )

×