Nội dung công tác giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho sinh viên các

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh trong việc giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật tại thành phố hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 89)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.4.Nội dung công tác giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho sinh viên các

viên các Trường Văn hóa nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho sinh viên trong trƣờng học. Ngƣời khẳng định nhiệm vụ “cốt nhất” của nhà trƣờng là “phải dạy cho học trò biết yêu nƣớc, thƣơng nòi. Phải dạy cho họ có chí tự lập, tự cƣờng”, nhiệm vụ của sinh viên là học tập, rèn luyện, cống hiến và hy sinh. Lời khuyên đó của Ngƣời cũng chính là lời nhắc nhỡ mỗi sinh viên phải không ngừng học tập, rèn luyện, phấn đấu để xây dựng nƣớc nhà giàu mạnh.

Nghị quyết Ban chấp hành Trung ƣơng lần thứ 4, khóa VII đã chỉ rõ: “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không; đất nƣớc ta bƣớc vào thế kỷ 21 có xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không; đất nƣớc Việt Nam có vững bƣớc theo con đƣờng xã hội chủ nghĩa hay không là tùy vào lực lƣợng thanh niên, việc bồi dƣỡng rèn luyện thanh niên. Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, quyết định dự thành bại của cách mạng Việt Nam”.

Do đó, xây dựng đội ngũ kế cận hội đủ những phẩm chất và năng lực cần thiết có khả năng đáp ứng tốt yêu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội đã trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong giai đoạn hiện nay.

Cụ thể hóa những mục tiêu nêu trên, công tác giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội của sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh cần đảm bảo những nội dung thiết thực và phù hợp.

Giáo dục tình yêu quê hương đất nước

Tình yêu quê hƣơng đất nƣớc là tình cảm thiêng liêng, tạo nên sức mạnh cho dân tộc Việt Nam. Xuất phát từ tình yêu quê hƣơng đất nƣớc đã giúp dân tộc Việt Nam lập nên bao chiến công hiển hách trƣớc những kẻ thù

xâm lƣợc hung bạo, tạo nên hình ảnh một nƣớc Việt Nam hiên ngang bất khuất trong ánh mắt ngƣỡng mộ, thán phục của nhân loại tiến bộ trên thế giới. Với mỗi ngƣời Việt Nam, lòng yêu nƣớc là một giá trị thiêng liêng, cao quý song cũng rất tự nhiên, gần gũi. Đó là tình yêu, sự gắn bó với quê hƣơng, đất nƣớc; là khát vọng mang lại cuộc sống độc lập, tự do hạnh phúc cho nhân dân. Vì vậy, yêu nƣớc là trách nhiệm của mỗi con ngƣời Việt Nam đối với Tổ quốc.

Trong giai đoạn hiện nay, yêu nƣớc là mọi ngƣời cùng nhau bảo vệ, xây dựng đất nƣớc phát triển vững bền. Yêu nƣớc là yêu chế độ mà Đảng và nhà nƣớc ta đang xây dựng và bảo vệ, đó là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Yêu nƣớc gắn liền với tình yêu gia đình, làng xóm, quê hƣơng của mình, sẵn sàng đem hết tài năng và sức lực để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Yêu nƣớc còn thể hiện ở ý chí tự lực, tự cƣờng, quyết không cam chịu đói nghèo, lạc hậu; là hăng hái thi đua trong lao động, học tập góp phần thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Sinh viên là thế hệ rƣờng cột của nƣớc nhà. Giáo dục lòng yêu nƣớc và tinh thần tự hào dân tộc cho sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thông qua giáo dục làm cho sinh viên nhận thức một cách đầy đủ giá trị thiêng liêng, cao quý của độc lập, tự do. Nền độc lập, sự tự do mà họ đang hƣởng hôm nay đã phải đánh đổi bằng mồ hôi, xƣơng máu và cả sinh mệnh của biết bao thế hệ cha anh trong quá khứ. Cảm nhận đƣợc điều này, sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật sẽ biết mình phải sống thế nào để không hổ thẹn với tiền nhân, hổ thẹn với cha ông, những ngƣời đã hi sinh cho độc lập, tự do của dân tộc. Mỗi sinh viên phải tự thấy trách nhiệm của mình đối với Tổ Quốc, phải có ý thức vƣơn lên trong học tập, nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội của bản thân tham gia các phong trào tinh nguyện vì cộng đồng.

Tóm lại, giáo dục lòng yêu nƣớc chính là quá trình khơi dậy trong sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật nhiệt huyết của tuổi trẻ, giúp họ thấy rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân đối với Tổ quốc và dân tộc mà nỗ lực học tập, tu dƣỡng rèn luyện đạo đức để góp phần xây dựng đất nƣớc giàu mạnh, mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Giáo dục cho sinh viên sống có lý tưởng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.

Để khắc phục tình trạng xuống cấp về ý thức trách nhiệm xã hội trong sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay thì việc giáo dục lý tƣởng, bồi dƣỡng niềm tin, xây dựng ƣớc mơ, hoài bão cho sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật là công tác vừa cấp bách, vừa lâu dài. Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con ngƣời biết tự đặt ra cho mình lý tƣởng sống để theo đuổi thực hiện. Sống mà không có mục đích, thiếu lý tƣởng là sống hoài, sống phí. Lý tƣởng tiếp thêm sức mạnh cho con ngƣời để có nghị lực vƣơn lên trong cuộc sống.

Nƣớc ta đang trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội cần phải có những ngƣời vừa có đức, vừa có tài, những ngƣời sống có lý tƣởng, mục tiêu cụ thể, rõ ràng. Do đó, tƣơng lai của đất nƣớc trông chờ rất nhiều vào thế hệ sinh viên hôm nay. Là lớp ngƣời trẻ tuổi, sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật có nhiều ƣớc mơ, hoài bão, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Thế nhƣng, do tuổi đời còn ít, vốn sống chƣa nhiều, kinh nghiệm cuộc sống có phần hạn chế nên sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật có những suy nghĩ còn bồng bột, nông nổi, tính tình phóng khoáng, đôi khi tỏ ra thiếu chín chắn trong suy nghĩ và hành động, khó xác định hoặc lựa chọn cho mình lý tƣởng sống đúng đắn phù hợp. Vì thế, giáo dục để định hƣớng lý tƣởng cho sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật là điều thật cần thiết. Lý tƣởng mà dân tộc

ta đang xây dựng là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; là học tập, rèn luyện vì ngày mai lập thân lập nghiệp, vì tƣơng lai của bản thân và tiền đồ của đất nƣớc; là ra sức phấn đấu cho mục tiêu: dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Muốn sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật kiên định lý tƣởng chủ nghĩa xã hội đòi hỏi mỗi nhà trƣờng phải tuyên truyền tốt chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Dũng cảm thừa nhận và kiên quyết sửa chữa sai lầm, khuyết điểm, Đảng ta đã khởi xƣớng, lãnh đạo toàn dân tộc tiến hành công cuộc đổi mới đất nƣớc. Đồng thời giúp cho sinh viên hiểu đƣợc con đƣờng mà Đảng Bác Hồ đã lựa chọn là đúng đắn. Giúp cho sinh viên hiểu đƣợc chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng đề ra trong thời gian qua là đúng đắn, phù hợp với tình hình đất nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực nhƣng lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm. Cùng với đổi mới kinh tế là từng bƣớc đổi mới về chính trị. Nhờ đó, đất nƣớc từng bƣớc ra khỏi khủng hoảng, nền kinh tế hồi phục và tăng trƣởng, đời sống nhân dân đƣợc nâng lên, Đảng giành lại niềm tin nơi nhân dân. Từ chỗ hiểu rõ những bài học thành công và thất bại của thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội trong nƣớc lẫn trên thế giới làm cho sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật thêm tin yêu Đảng, đặt trọn niềm tin vào đƣờng lối của Đảng. Niềm tin này sẽ tiếp thêm sức mạnh cho sinh viên vững bƣớc trên chặng đƣờng cách mạng tiếp theo của đất nƣớc ta.

Giáo dục cho sinh viên các phẩm chất: Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dạy học sinh, sinh viên “Yêu tổ quốc, yêu đồng bào. Học tập tốt, lao động tốt. Giữ gìn vệ sinh thật tốt. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”[29, tr.131,132]. Đó là những phẩm chất cao quý của con ngƣời Việt Nam mà ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trƣờng sinh viên phải thấm nhuần nó.

Khiêm tốn là một phẩm chất không thể thiếu của sinh viên sinh viên nói chung và sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật nói riêng. Khiêm tốn là nhún nhƣờng, không khoe khoang, tự cao, tự đại, tự phụ cho mình tài giỏi. Khiêm tốn giúp cho mỗi sinh viên có ý thức học hỏi, vƣơn lên trong học tập, sáng tạo trong nghệ thuật. Trong giai đoạn hiện nay, trƣớc tình hình phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế. Trong điều kiện đó, nếu sinh viên tự bằng lòng với những gì mình có, bằng lòng với năng khiếu bẩm sinh của mình, không chịu khó học tập nâng cao trình độ chuyên môn và rèn luyện các phẩm chất đạo đức thì sau khi rời giảng đƣờng thì sẽ bị tụt hậu, là tự đào thải ra khỏi sự phát triển của xã hội.

Thật thà có nghĩa là trung thực, ngay thẳng, không lừa ngƣời, không tự nói dối mình.

Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, niềm tin vào tính thật thà, trung thực ở con ngƣời đang bị xói mòn trƣớc những biểu hiện vi phạm đạo đức của một bộ phận ngƣời dân. Trong kinh doanh, trong chính trị… họ vẫn thƣờng lợi dụng lòng tin của con ngƣời để trục lợi cá nhân, lừa đảo kiếm tiền hay tham nhũng. Trong giới văn nghệ sĩ vẫn còn tình trạng thiếu trung thực nhƣ tình trạng ăn cắp bản quyền trong nghệ thuật, hát nhép, sao chép đĩa lậu, thiếu ý thức trong trang phục, cung cách biểu diễn nghệ thuật... Đối với sinh viên thì gian lận trong học hành, thi cử, nghiên cứu khoa học...Quan niệm “trung thực, thật thà thƣờng thua thiệt” đang trở thành triết lý cuộc sống của giới trẻ hiện nay. Nhận thức lệch chuẩn trong sinh viên các trƣờng Văn hóa nghệ thuật trên cần đƣợc kịp thời ngăn chặn, uốn nắn, sửa chữa thông qua giáo dục lòng trung thực ở cả ba môi trƣờng: gia đình, nhà trƣờng và xã hội. Sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật cần phải rèn luyện tính trung thực. Trƣớc hết là rèn luyện thói quen trung thực với chính bản thân. Bởi vì, ngƣời nào mà không thành thật với bản thân thì sẽ không ngay thẳng với ngƣời khác. Trung thực với bản thân, sinh viên phải biết thành thật nhận khuyết

điểm của mình và nghiêm túc sửa chữa. Sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật còn phải rèn luyện tính trung thực trong mọi hoạt động trong cuộc sống. Hoạt động chính yếu của sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật là học tập, nghiên cứu và rèn luyện ý thức trách nhiệm xã hội cho bản thân. Do đó, sinh viên cần tập thói quen trung thực trong học tập, trong nghiên cứu khoa học. Lừa thầy, dối bạn, gian lận trong thi cử, mua đề thi, mua điểm số, gian lận trong sáng tác và biểu diễn nghệ thuật… là những biểu hiện trái với lòng trung thực. Suy cho cùng các hành vi đó đều xuất phát từ động cơ muốn có đƣợc sự thừa nhận, đánh giá cao hơn so với khả năng thực tế của họ. Lòng trung thực còn đòi hỏi sinh viên biết xa lánh, phê phán đối với thói kiêu ngạo, phô trƣơng, xu nịnh, giả dối.

Dũng cảm là không sợ khổ, không ngại khó, luôn hăng hái đi đầu trong mọi công việc, trên mọi mặt trận. Dũng cảm dám làm, dám chịu trách nhiệm về những việc mình làm. Trong thời kỳ kháng chiến, những sinh viên đã dũng cảm ra chiến trƣờng và đã trở thành những dũng sĩ, những anh hùng. Sinh viên các Trƣờng Văn hóa nghệ thuật đã mang những lời ca, tiếng hát, những tác phẩm nghệ thuật... ra tuyền tuyến để thúc đẩy, nâng cao tinh thần chiến đấu cho các chiến sĩ ngoài chiến trƣờng. Bất chấp sự hy sinh, mất mát, họ quyết tâm chiến đấu cho lý tƣởng cao đẹp giải phóng đất nƣớc, đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân.

Lớp sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật hôm nay cần kế thừa và phát huy truyền thống đó trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, lòng dũng cảm là tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm về những việc mình làm. Đó còn là dám đứng lên chống lại những âm mƣu phá hoại và những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù. Cản trở công cuộc đổi mới đất nƣớc, kẻ thù của sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật hiện nay còn là sự cám dỗ ngọt ngào của danh vọng, tiền tài, những thú vui vật chất xa hoa,

các tệ nạn xã hội, sách báo, phim ảnh đồi trụy … Điều đó đòi hỏi sinh viên luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, sáng suốt để nhận diện kẻ thù của mình. Rèn luyện tính dũng cảm, sinh viên phải thực hiện đoàn kết đấu tranh chống lại những biểu hiện suy thoái đạo đức trong đời sống xã hội, nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội của bản thân, tích cực tham gia và đi đầu trong các phong trào, các cuộc vận động phòng chống tệ nạn xã hội, tham nhũng, thói quen và phong tục tập quán lạc hậu … góp phần lành mạnh hóa môi trƣờng xã hội.

Giáo dục để sinh viên có ý thức tự giác trong học tập, tôn trọng pháp luật Thứ nhất, giáo dục ý thức tự giác học tập

Học tập là thể hiện trách nhiệm của bản thân mỗi sinh viên đối với sự phát triển của xã hội. Học tập là quá trình sinh viên đƣợc trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc sẽ đảm nhận trong tƣơng lai. Vì thế, học tập tốt hôm nay là tiền đề tốt cho sự phát triển của đất nƣớc ngày mai. Để học tập tốt, sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật phải có ý thức tự giác trong quá trình học tập, khi ý thức tự giác học tập cao thì sẽ có kết quả học tập tốt. Giáo dục ý thức học tập, nâng cao tinh thần hiếu học giúp sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật nâng cao đƣợc trình độ chuyên môn của mình.

Hiếu học là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà sinh viên ngày nay cần kế thừa, phát huy. Tinh thần hiếu học thể hiện ở sự khiêm tốn, thấy đƣợc sự thiếu hụt kiến thức của mình, chăm chỉ học tập, học ở mọi lúc, mọi nơi, mọi ngƣời và tự học để nâng cao trình độ. Học tập vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của mỗi sinh viên. Mục đích của việc học là để nâng cao vốn hiểu biết về văn hóa dân tộc và nhân loại, có tri thức chuyên môn, biết vận dụng có hiệu quả những tri thức đã học vào cuộc sống nhằm làm giàu cho bản thân, gia đình và Tổ quốc. Ngoài năng lực chuyên môn, sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật cần phải có bản lĩnh chính trị vững vàng. Do đó, sinh viên phải tích cực học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc để hiểu rõ con đƣờng phát triển đất nƣớc, hiểu rõ hơn nhiệm vụ của bản thân.

Hai là, giáo dục cho sinh viên ý thức tôn trọng pháp luật.

Cùng với việc tăng cƣờng giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội, cần đẩy mạnh công tác giáo dục ý thức pháp luật, ý thức đạo đức cho sinh viên. Nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên là việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi lẽ, pháp luật và đạo đức đều là những hình thái ý thức xã hội, giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và là phƣơng thức điều chỉnh hành vi của con ngƣời. Giúp con ngƣời sống có trách nhiệm hơn với xã hội.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh trong việc giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật tại thành phố hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 89)