7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
5.2 Một số giải pháp khắc phục vấn đề còn tồn tại
5.2.1 Giải pháp về chi phí
*Giải pháp giảm chi phí khả biến như sau:
Chi phí xăng dầu đầu vào: Công ty cần dự đoán tình hình giá xăng dầu
thế giới để nhập hàng về vào thời điểm có lợi nhất. Ngoài ra tìm kiếm thêm nguồn cung ứng ổn định trong nước để giảm thiểu chi phí nhập khẩu. Thực
hiện tốt quá trình vận chuyển, kiểm tra và bảo đảm an toàn trong lúc vận
chuyển. Bên cạnh đó, Công ty cần dự đoán nhu cầu của thị trường để dự trữ
mức tồn thích hợp, để tránh tình trạng khan hiếm hàng bị nhà cung cấp nâng
giá hoặc nếu lượng tồn nhiều quá sẽ làm tăng chi phí bảo quản làm ảnh hưởng
*Giải pháp sử dụng chi phí bất biến như sau:
Đây là những khoản chi phí cố định dùng để duy trì hoạt động của Công ty. Nhà quản trị cần xem xét để cắt giảm khoản chi phí này tới mức thấp nhất
mà vẫn đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Công ty. Cách hiệu quả hơn
nhất dó là tăng sản lượng tới mức tối đa có thể.
Mua sắm, cải tiến, đổi mới các máy móc thiết bị trong Công ty để hỗ
trợ giúp công nhân viên nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí nhân công. Thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo nâng cao tay nghề, kỹ
thuật cho cán bộ, công nhân viên. Ngoài ra, trong việc tuyển dụng nhân viên nên lựa chọn người có trình độ, kinh nghiệm để giảm chi phí đào tạo hay có
các chính sách lương, khen thưởng cho lao động để giữ chân người lao động có năng lực.
Công ty cần chủ động hơn trong việc tạo nguồn cung phương tiện vận
chuyển để tránh tình trạng thiếu phương tiện vận chuyển vì chi phí vận chuyển
của công ty hơn phân nửa là thuê ngoài.
Chi phí bảo quản: để tránh thất thoát, hao hụt về xăng dầu cần cải tiến
kỹ thuật như: đầu tư trang thiết bị tiết kiệm điện năng và nguyên liệu, nhiên liệu bên cạnh đó cần áp dụng nguyên tắc đảm bảo an toàn ở kho chứa. Định
kỳ, Công ty phải có đội kiểm tra máy móc bảo quản, bồn chứa để đảm bảo
không rò rỉ xăng dầu ra bên ngoài. Đồng thời, bắt buộc công nhân viên nơi bảo
quản thực hiên nghiêm các nội quy, nguyên tắc an toàn trong quá trình bảo
quản xăng dầu.
Điều chỉnh lương hợp lý, cân đối giữa trình độ, kinh nghiệm, năng lực
và cần chú trọng cao vào kết quả hình thành công việc, tạo động lực để nhân
viên làm việc tốt hơn.
Chi phí quảng cáo: tung ra các chương trình quảng cáo, khuyến mãi trong thời điểm đặc biệt trong năm thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, dò xét các kế hoạch, chương trình đối thủ áp dụng mà tìm cách đối phó. Tuy nhiên, cần kiểm soát chi phí cho các chương trình quảng cáo, khuyến mại ở một mức
trong giới hạn cho phép tránh lãng phí và không hiệu quả.
Công ty nên quản lý tốt việc bố trí nhân viên đi công tác, quản lý tiền điện thoại, tiền nước và chi phí tiếp khách,.. đúng mục đích và có hiệu quả.
Phát động việc thực hiện tiết kiệm chi phí đến từng khâu, từng bộ phận
bằng cách Công ty lập dự toán chi phí ngắn hạn nhằm giúp công tác quản lý
chi phí cụ thể hơn. Bên cạnh đó, nên theo dõi và kiểm tra định kỳ, hàng tháng và có chế độ thưởng, phạt về vấn đề này.
5.2.2 Giải pháp về doanh thu
Đầu tư phát triển bộ phận nghiên cứu thị trường để nắm bắt nhu cầu
của khách hàng từ đó đưa ra chính sách tiêu thụ sản phẩm như: tổ chức hội
nghị khách hàng hàng năm, tìm hiểu nhu cầu và sự hài lòng về sản phẩm thông
qua các bảng câu hỏi hay tiếp xúc trực tiếp, từ đó có kế hoạch nhập hàng, cải
tiến phương thức bán hàng, phương thức thanh toán linh hoạt nhằm phục vụ
kịp thời và tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng. Thông qua đó, Công ty có thể
thiết lập mối quan hệ thân thiết với khách hàng, nhằm giữ chân khách hàng trung thành với sản phẩm của Công ty .
Công ty nên có những kế hoạch cụ thể, rõ ràng về sản lượng, doanh
thu cũng như lợi nhuận cho từng sản phẩm. Có chiến lược thúc đẩy tiêu thụ
các mặt hàng đem lại lợi nhuận cao như xăng, điêzen, mặt khác 2 mặt hàng này có số dư đảm phí cao hơn dầu hỏa và mazut. Đồng thời xác định sản lượng tiêu thụ của từng mặt hàng là bao nhiêu để đem lại lợi nhuận như mong muốn của Công ty.
Thường xuyên tổ chức phong trào thi đua trong việc làm tăng doanh
thu cho Công ty của nhân viên, có chính sách khen thưởng, ưu đãi phù hợp
cho nhân viên có thành tích tốt.
5.2.3 Giải pháp các yếu tố khác
Để tăng lợi nhuận thì ta có thể giảm doanh thu hòa vốn ( sản lượng hòa vốn) bằng cách giảm chi phí bất biến hoặc tăng tỷ lệ số dư đảm phí. Do chi phí
bất biến là chi phí cố định gắn liền với tình hình giá cả xăng dầu trên thế giới,
cũng như tình hình kinh doanh cơ bản của Công ty nên việc cắt giảm chi phí này tương đối khó khăn.Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế khó khăn, Công ty quyết định cắt giảm một phần chi phí này bằng cách giảm mua sắm tài sản cố định và chi phí sửa chữa máy móc đồng thời cắt giảm một phần chi phí bán
hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp thông qua việc lập các định mức chi tiêu cho các phòng ban. Muốn tăng tỷ lệ số dư đảm phí ta phải tăng doanh thu hoặc
giảm chi phí khả biến. Các yếu tố này thường liên quan tới hoạt động kinh
doanh trong thời gian ngắn, phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế thị trường.
Công ty nên nâng cao chất lượng bộ phận kế toán quản trị bằng cách đào
tạo, đánh giá năng lực chuyên môn của các nhân viên bộ phận này để có thể
kịp thời theo dõi, cung cấp các thông tin chi tiết, có độ tin cậy cao đồng thời
có thể đánh giá việc thực hiện những mục tiêu thông qua việc phân tích các
chi phí, là công cụ kiểm tra quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh
theo kế hoạch đề ra, từ đó có những quyết định hợp lý để hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, bộ phận kế toán quản trị còn phát hiện các sai
sót, hạn chế tại Công ty và đề ra các biện pháp kiểm soát chặt chẽ các yếu tố
chi phí, giúp sử dụng hiệu quả nguồn lực và tăng lợi nhuận cho Công ty.
Giữ uy tín đối với khách hàng luôn là giải pháp hàng đầu của Công ty
như: giao hàng đúng loại, đúng thời gian, đúng số lượng, đảm bảo chất lượng
và những quy định khác trong hợp đồng,.
Tóm lại, tất cả các biện pháp chủ yếu trên nhằm có thể nâng cao hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH xăng dầu Tây Nam Bộ trong tương lai. Những biện pháp đó được rút ra trên cơ sở phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận của Công ty trong thời gian qua với mục đích là những biện pháp này sẽ được Công ty xem xét và có thể thực hiện,
giúp cho hoạt động của Công ty ngày càng hiệu quả và phát triển mạnh mẽ hơn.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Kinh doanh trong cơ chế thị trường, nhà doanh nghiệp phải biết mình là ai, hoạt động sản xuất kinh doanh như thế nào, hiệu quả ra sao…? Hàng loạt
câu hỏi được đặt ra cho nhà quản trị và cần được giải quyết thỏa đáng. Trên thực tế các nhà quản trị đã vận dụng nhiều phương pháp khác nhau để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp trong đó công cụ hữu hiệu, sắc bén nhất
chính là kế toán quản trị, nó hỗ trợ đắc lực cho việc chỉ đạo quá trình sản xuất
kinh doanh và cung cấp dịch vụ với mục tiêu hướng tới lợi nhuận. Để đạt được
mục tiêu này phải dựa trên cơ sở doanh thu, chi phí. Thêm vào đó khi Công ty kinh doanh nhiều loại sản phẩm, hàng hóa thì doanh nghiệp cần phải biết sản
phẩm nào đem lại lợi nhuận cao nhất bên cạnh chỉ tiêu tổng lợi nhuận. Những
thông tin trên sẽ được làm rõ thông qua việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Đây là một phần quan trọng của kế toán quản trị giúp
cung cấp thông tin một cách tỉ mỉ, chi tiết theo yêu cầu quản lý và phát hiện
những khả năng tiềm ẩn mà doanh nghiệp chưa khai thác như tình hình tiết
kiệm chi phí, sử dụng hiệu quả nguồn tài, nhân, vật lực của doanh nghiệp. Từ đó có thể quyết định phương án kinh doanh nào tối ưu cho Công ty trong
tương lai. Bên cạnh đó việc phân tích mối quan hệ này giúp cho nhà quản trị
thấy được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố như giá bán, chi phí khả biến,
chi phí bất biến, sản lượng tiêu thụ, kết cấu hàng bán, kết cấu chi phí… đến lợi
nhuận của Công ty như thế nào nhằm có những biện pháp cải thiện, nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là công cụ chỉ rõ ba nhân tố quan trọng của một Công ty đó là sản lượng tiêu thụ, chi phí và doanh thu trong kỳ từ đó ta xác định được lợi nhuận. Quan trọng hơn là kiểm
soát các khoản chi phí nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Nhờ việc phân loại, tính
toán kết cấu chi phí trong doanh nghiệp mà nhà quản trị xác định rõ các khoản
chi phí từ đó có những biện pháp phù hợp để cắt giảm chúng sao cho vẫn có
thể duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ở mức bình thường.
Muốn làm được điều này, Công ty cần có những kế hoạch, phương án kinh
doanh chi tiết, cụ thể và phù hợp với tình hình của Công ty cũng như nền kinh
tế thị trường để thực hiện được mục tiêu đề ra một cách có hiệu quả.
Qua thời gian thực tập tại Công ty, thông qua việc nghiên cứu, phân tích
gặp nhiều khó khăn và có chiều hướng đi xuống. Nhiều sản phẩm có lợi nhuận
thấp hoặc lỗ. Nhưng mức đi xuống này đang giảm dần, đặc biệt sang 6 tháng đầu năm 2013 đã khá hơn nhiều, Công ty đang cố gắng duy trì hoạt động kinh
doanh, khắc phục tình trạng xấu, đẩy mạnh tiêu thụ và tạo dựng lòng tin từ
phía khách hàng cũng như mở rộng thị trường kinh doanh bằng cách khắc
phục những nhược điểm còn tồn đọng như chi phí quá cao. Nâng cao, đảm bảo
chất lượng sản phẩm. Với sự cố gắng, nỗ lực không biết mệt mỏi của toàn bộ
công ty trong thời gian vừa qua, cũng như nền kinh tế dang dần phục hồi và có chiều hướng tốt lên của nước ta. Hy vọng Công ty sẽ mau chóng thoát khỏi
tình trạng khó khăn này, hoàn thiện những mặt hạn chế, phát huy thế mạnh và
đạt nhiều thành công như mong đợi cụ thể là tăng doanh thu và lợi nhuận như
mong muốn.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với Tổng công ty
Sau thời gian thực tập tại Công ty TNHH xăng dầu Tây Nam Bộ với đề
tài: “Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty
TNHH xăng dầu Tây Nam Bộ”, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau đối với
Tổng công ty mẹ:
Công ty mẹ cần có chính sách tìm nguồn cung ứng ổn định để cung
cấp xăng dầu đầu vào cho Công ty được ổn định hơn về giá cả và có chính sách hỗ trợ Công ty trong chi phí vận chuyển.
Định kỳ, Tổng công ty cần có đoàn kiểm tra đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty. Nếu có phát hiện tình hình kinh doanh không tốt thì Tổng công ty mẹ nên có hỗ trợ giúp đỡ Công ty để vượt qua khó khăn, ngược lại nếu tình hình kinh doanh tốt Tổng công ty nên ghi nhận để khen thưởng, khuyến khích Công ty hoạt động tốt hơn.
6.2.2 Đối với cơ quan Nhà nước
Ngoài những cố gắng, nỗ lực của Công ty thì những tác động từ phía nhà
nước cũng không kém phần quan trọng. Do đó để duy trì ổn định và phát triển
Công ty trong thời gian tới, tôi xin có một số kiến nghị sau:
Có các chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu để giảm chi phí xăng dầu đầu vào cho doanh nghiệp.
Có các chính sách ngăn chặn và xử lý nghiêm ngặt các hành vi sử
dụng xăng dầu kém chất lượng, tự pha chế, gây hậu quả nghiêm trọng đối với người sử dụng.
Đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng ở các vùng sâu, vùng xa tạo điều kiện
thuận lợi cho người dân tiếp cận dễ dàng với các mặt hàng, cũng như tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp mở rộng hệ thống kênh phân phối, khai thác được
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huỳnh Lợi, Nguyễn Khắc Tâm, Võ Văn Nhị 2001. Kế toán quản trị. Nhà xuất bản Thống Kê, TP. Hồ Chí Minh.
2. Lê Phước Hương, Nguyễn Thu Nha Trang, Nguyễn Thúy An,
Trương Thị Thúy Hằng 2011. Giáo trình kế toán quản trị. Nhà xuất bản Đại
Học Cần Thơ, Cần Thơ.
3. Phạm Văn Dược, 2006. Kế toán quản trị. Nhà xuất bản thống kê. 4. Phan Đức Dũng, 2009. Kế toán quản trị. Nhà xuất bản thống kê. 5. Nguyễn Thị Thu 2009. Kế toán cơ sở cho quyết định quản lý. Nhà xuất bản Thống Kê, TP. Hồ Chí Minh.
6. TS.Phạm Văn Dược, 2005. Phân tích hoạt động kinh doanh. Nhà
xuất bản tổng hợp TP Hồ Chí Minh.
7. TS.Mai Văn Nam, 2008. Nguyên lý thống kê kinh tế. Nhà xuất bản văn hóa thông tin.
8. Martin Sternstein, 1996. Barrons Statistics. [online] <http://vi.wikipedia.org/>. [Accessed 29 november 2013].
9. Thanh Hải, 12/7/2013. Giá xăng, dầu thế giới lao dốc không ngừng,
[online] Available at: <http://vneconomy.vn/> [Accessed 29 november 2013].
Các trang website tham khảo:
1. http://luanvan.co 2. http://taynambo@petrolimex.com.vn 3. http://timtailieu.vn/ 4. http://www.tinkinhte.com/ 5. http://vi.wikipedia.org/ 6. http://vneconomy.vn