7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
4.4.5 Mối quan hệ giữa điểm hòa vốn và giá bán
Trong ví dụ trên, chúng ta xét trong điều kiện giá bán không đổi thì phải
tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm để hòa vốn. Bây giờ thì ngược lại, nếu giá bán thay đổi thì sản lượng tiêu thụ ở điểm hòa vốn sẽ như thế nào?
Trong thị trường hiện nay, giá cả biến động liên tục. Do đó việc tăng
giảm giá bán của các sản phẩm là điều không thể tránh khỏi. Sau đây, xét trường hợp của điêzen làm đại diện. Do mặt hàng này có sản lượng tiêu thụ
gần bằng sản lượng và giá bán trung bình của các mặt hàng của công ty là 72.245.481 lít và giá bán là 18.180 đồng/lít. Lượng hòa vốn của mặt hàng
điêzen là 63.246.443 lít. Giả sử giá dao động từ 18.000 đồng/lít đến 18.300 đồng/lít, chúng ta xem xét khi đó điêzen phải tiêu thụ bao nhiêu lít thì đủ hòa vốn?
Bảng 4.26: Mối quan hệ giữa giá bán và điểm hòa vốn đối với mặt hàng
điêzen Giá bán (1.000 đồng/lít) CPKBĐV (1.000 đồng/lít) SDĐPĐV (1.000 đồng/lít) CPBB (1.000 đồng) Sản lượng hòa vốn (lít) Doanh thu hòa vốn (1.000đồng) 18 17,92 0,08 16.480.866 206.010.825 3.708.194.850 18,1 17,92 0,18 16.480.866 91.560.367 1.657.242.637 18,18 17,92 0,26 16.480.866 63.387.946 1.152.392.861 18,2 17,92 0,28 16.480.866 58.860.236 1.071.256.290 18,3 17,92 0,38 16.480.866 43.370.700 793.683.810
Nguồn: Tính toán của tác giả
Trường hợp giảm giá bán trong khi các yếu tố khác không đổi thì SDĐP
sẽ giảm, dẫn đến sản lượng để đạt mức hòa vốn sẽ cao hơn, doanh thu hòa vốn
sẽ cao hơn, số dư an toàn cũng sẽ thấp hơn. Hay nói cách khác, lợi nhuận đạt được sẽ thấp hơn. Nếu giảm giá bán mà thúc đẩy sản lượng tiêu thụ tăng lên thì phần tăng về sản lượng có thể bù đắp lại phần sụt giảm về giá bán, nhưng
nếu sản lượng tiêu thụ không tăng hoặc giá trị sản lượng tiêu thụ tăng không
lớn hơn thì doanh thu sẽ bị giảm. Bởi vậy, giảm giá không phải là cách mà các
công ty thường lựa chọn.
Qua việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận ta thấy
rằng đối với các mặt hàng không đồng nhất về giá bán, nhà quản trị không thể căn cứ vào SDĐP để quyết định tăng doanh thu sản phẩm mà còn phải căn cứ
vào tỷ lệ SDĐP của các mặt hàng đó. Hay cũng có nghĩa là tỷ lệ SDĐP, đòn bẩy kinh doanh và sản lượng hòa vốn của các mặt hàng là khác nhau do chịu
sự ảnh hưởng của cơ cấu chi phí, còn phải chịu ảnh hưởng của giá bán hay
doanh thu của chính mặt hàng đó. Việc tăng doanh thu hay sản lượng tiêu thụ
của các mặt hàng hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu, dự báo của nhà quản trị đối với mặt hàng đó ở hiện tại và trong tương lai.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH XĂNG DẦU TÂY
NAM BỘ
5.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
Sau quá trình tìm hiểu và phân tích, ta thấy tình hình kinh doanh của công ty trong ba năm vừa qua có chiều hướng đi xuống, gặp nhiều khó khăn,
thách thức. Doanh thu giảm dần qua các năm do đó chỉ có một số mặt hàng đạt được lợi nhuận, trong đó lợi nhuận này chưa phải là tối đa còn các mặt hàng hàng bị lỗ do phần chi phí quá lớn. Vì các khoản chi phí bỏ ra chưa có định
mức hợp lý. Chi phí mua đầu vào, chi phí quản lý doanh nghiệp còn cao đồng
thời giá bán của các sản phẩm còn thấp nên công ty còn gặp nhiều khó khăn
trong việc kinh doanh và phát triển.
Sản lượng tiêu thụ xăng dầu năm 2012 giảm so với năm 2011 do tình hình kinh tế nước ta trong năm 2012 suy giảm dẫn đến tình hình tiêu dùng của người dân tiết kiệm hơn.
Giá bán xăng dầu của Công ty là do Tổng công ty đưa xuống vì vậy
các chiến lược cạnh tranh về giá bán của Công ty cũng bị hạn chế. Mặt khác giá xăng dầu đầu vào các mặt hàng của Công ty phụ thuộc vào tình hình giá
xăng dầu trên thị trường thế giới.
Công ty đã đạt mức doanh thu là tương đối lớn nhưng giá trị lợi nhuận
mang lại không cao do các khoản chi phí vẫn còn cao, đặc biệt là chí phí xăng
dầu đầu vào cao, không ổn định.
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI5.2.1 Giải pháp về chi phí 5.2.1 Giải pháp về chi phí
*Giải pháp giảm chi phí khả biến như sau:
Chi phí xăng dầu đầu vào: Công ty cần dự đoán tình hình giá xăng dầu
thế giới để nhập hàng về vào thời điểm có lợi nhất. Ngoài ra tìm kiếm thêm nguồn cung ứng ổn định trong nước để giảm thiểu chi phí nhập khẩu. Thực
hiện tốt quá trình vận chuyển, kiểm tra và bảo đảm an toàn trong lúc vận
chuyển. Bên cạnh đó, Công ty cần dự đoán nhu cầu của thị trường để dự trữ
mức tồn thích hợp, để tránh tình trạng khan hiếm hàng bị nhà cung cấp nâng
giá hoặc nếu lượng tồn nhiều quá sẽ làm tăng chi phí bảo quản làm ảnh hưởng
*Giải pháp sử dụng chi phí bất biến như sau:
Đây là những khoản chi phí cố định dùng để duy trì hoạt động của Công ty. Nhà quản trị cần xem xét để cắt giảm khoản chi phí này tới mức thấp nhất
mà vẫn đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Công ty. Cách hiệu quả hơn
nhất dó là tăng sản lượng tới mức tối đa có thể.
Mua sắm, cải tiến, đổi mới các máy móc thiết bị trong Công ty để hỗ
trợ giúp công nhân viên nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí nhân công. Thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo nâng cao tay nghề, kỹ
thuật cho cán bộ, công nhân viên. Ngoài ra, trong việc tuyển dụng nhân viên nên lựa chọn người có trình độ, kinh nghiệm để giảm chi phí đào tạo hay có
các chính sách lương, khen thưởng cho lao động để giữ chân người lao động có năng lực.
Công ty cần chủ động hơn trong việc tạo nguồn cung phương tiện vận
chuyển để tránh tình trạng thiếu phương tiện vận chuyển vì chi phí vận chuyển
của công ty hơn phân nửa là thuê ngoài.
Chi phí bảo quản: để tránh thất thoát, hao hụt về xăng dầu cần cải tiến
kỹ thuật như: đầu tư trang thiết bị tiết kiệm điện năng và nguyên liệu, nhiên liệu bên cạnh đó cần áp dụng nguyên tắc đảm bảo an toàn ở kho chứa. Định
kỳ, Công ty phải có đội kiểm tra máy móc bảo quản, bồn chứa để đảm bảo
không rò rỉ xăng dầu ra bên ngoài. Đồng thời, bắt buộc công nhân viên nơi bảo
quản thực hiên nghiêm các nội quy, nguyên tắc an toàn trong quá trình bảo
quản xăng dầu.
Điều chỉnh lương hợp lý, cân đối giữa trình độ, kinh nghiệm, năng lực
và cần chú trọng cao vào kết quả hình thành công việc, tạo động lực để nhân
viên làm việc tốt hơn.
Chi phí quảng cáo: tung ra các chương trình quảng cáo, khuyến mãi trong thời điểm đặc biệt trong năm thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, dò xét các kế hoạch, chương trình đối thủ áp dụng mà tìm cách đối phó. Tuy nhiên, cần kiểm soát chi phí cho các chương trình quảng cáo, khuyến mại ở một mức
trong giới hạn cho phép tránh lãng phí và không hiệu quả.
Công ty nên quản lý tốt việc bố trí nhân viên đi công tác, quản lý tiền điện thoại, tiền nước và chi phí tiếp khách,.. đúng mục đích và có hiệu quả.
Phát động việc thực hiện tiết kiệm chi phí đến từng khâu, từng bộ phận
bằng cách Công ty lập dự toán chi phí ngắn hạn nhằm giúp công tác quản lý
chi phí cụ thể hơn. Bên cạnh đó, nên theo dõi và kiểm tra định kỳ, hàng tháng và có chế độ thưởng, phạt về vấn đề này.
5.2.2 Giải pháp về doanh thu
Đầu tư phát triển bộ phận nghiên cứu thị trường để nắm bắt nhu cầu
của khách hàng từ đó đưa ra chính sách tiêu thụ sản phẩm như: tổ chức hội
nghị khách hàng hàng năm, tìm hiểu nhu cầu và sự hài lòng về sản phẩm thông
qua các bảng câu hỏi hay tiếp xúc trực tiếp, từ đó có kế hoạch nhập hàng, cải
tiến phương thức bán hàng, phương thức thanh toán linh hoạt nhằm phục vụ
kịp thời và tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng. Thông qua đó, Công ty có thể
thiết lập mối quan hệ thân thiết với khách hàng, nhằm giữ chân khách hàng trung thành với sản phẩm của Công ty .
Công ty nên có những kế hoạch cụ thể, rõ ràng về sản lượng, doanh
thu cũng như lợi nhuận cho từng sản phẩm. Có chiến lược thúc đẩy tiêu thụ
các mặt hàng đem lại lợi nhuận cao như xăng, điêzen, mặt khác 2 mặt hàng này có số dư đảm phí cao hơn dầu hỏa và mazut. Đồng thời xác định sản lượng tiêu thụ của từng mặt hàng là bao nhiêu để đem lại lợi nhuận như mong muốn của Công ty.
Thường xuyên tổ chức phong trào thi đua trong việc làm tăng doanh
thu cho Công ty của nhân viên, có chính sách khen thưởng, ưu đãi phù hợp
cho nhân viên có thành tích tốt.
5.2.3 Giải pháp các yếu tố khác
Để tăng lợi nhuận thì ta có thể giảm doanh thu hòa vốn ( sản lượng hòa vốn) bằng cách giảm chi phí bất biến hoặc tăng tỷ lệ số dư đảm phí. Do chi phí
bất biến là chi phí cố định gắn liền với tình hình giá cả xăng dầu trên thế giới,
cũng như tình hình kinh doanh cơ bản của Công ty nên việc cắt giảm chi phí này tương đối khó khăn.Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế khó khăn, Công ty quyết định cắt giảm một phần chi phí này bằng cách giảm mua sắm tài sản cố định và chi phí sửa chữa máy móc đồng thời cắt giảm một phần chi phí bán
hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp thông qua việc lập các định mức chi tiêu cho các phòng ban. Muốn tăng tỷ lệ số dư đảm phí ta phải tăng doanh thu hoặc
giảm chi phí khả biến. Các yếu tố này thường liên quan tới hoạt động kinh
doanh trong thời gian ngắn, phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế thị trường.
Công ty nên nâng cao chất lượng bộ phận kế toán quản trị bằng cách đào
tạo, đánh giá năng lực chuyên môn của các nhân viên bộ phận này để có thể
kịp thời theo dõi, cung cấp các thông tin chi tiết, có độ tin cậy cao đồng thời
có thể đánh giá việc thực hiện những mục tiêu thông qua việc phân tích các
chi phí, là công cụ kiểm tra quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh
theo kế hoạch đề ra, từ đó có những quyết định hợp lý để hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, bộ phận kế toán quản trị còn phát hiện các sai
sót, hạn chế tại Công ty và đề ra các biện pháp kiểm soát chặt chẽ các yếu tố
chi phí, giúp sử dụng hiệu quả nguồn lực và tăng lợi nhuận cho Công ty.
Giữ uy tín đối với khách hàng luôn là giải pháp hàng đầu của Công ty
như: giao hàng đúng loại, đúng thời gian, đúng số lượng, đảm bảo chất lượng
và những quy định khác trong hợp đồng,.
Tóm lại, tất cả các biện pháp chủ yếu trên nhằm có thể nâng cao hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH xăng dầu Tây Nam Bộ trong tương lai. Những biện pháp đó được rút ra trên cơ sở phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận của Công ty trong thời gian qua với mục đích là những biện pháp này sẽ được Công ty xem xét và có thể thực hiện,
giúp cho hoạt động của Công ty ngày càng hiệu quả và phát triển mạnh mẽ hơn.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Kinh doanh trong cơ chế thị trường, nhà doanh nghiệp phải biết mình là ai, hoạt động sản xuất kinh doanh như thế nào, hiệu quả ra sao…? Hàng loạt
câu hỏi được đặt ra cho nhà quản trị và cần được giải quyết thỏa đáng. Trên thực tế các nhà quản trị đã vận dụng nhiều phương pháp khác nhau để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp trong đó công cụ hữu hiệu, sắc bén nhất
chính là kế toán quản trị, nó hỗ trợ đắc lực cho việc chỉ đạo quá trình sản xuất
kinh doanh và cung cấp dịch vụ với mục tiêu hướng tới lợi nhuận. Để đạt được
mục tiêu này phải dựa trên cơ sở doanh thu, chi phí. Thêm vào đó khi Công ty kinh doanh nhiều loại sản phẩm, hàng hóa thì doanh nghiệp cần phải biết sản
phẩm nào đem lại lợi nhuận cao nhất bên cạnh chỉ tiêu tổng lợi nhuận. Những
thông tin trên sẽ được làm rõ thông qua việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Đây là một phần quan trọng của kế toán quản trị giúp
cung cấp thông tin một cách tỉ mỉ, chi tiết theo yêu cầu quản lý và phát hiện
những khả năng tiềm ẩn mà doanh nghiệp chưa khai thác như tình hình tiết
kiệm chi phí, sử dụng hiệu quả nguồn tài, nhân, vật lực của doanh nghiệp. Từ đó có thể quyết định phương án kinh doanh nào tối ưu cho Công ty trong
tương lai. Bên cạnh đó việc phân tích mối quan hệ này giúp cho nhà quản trị
thấy được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố như giá bán, chi phí khả biến,
chi phí bất biến, sản lượng tiêu thụ, kết cấu hàng bán, kết cấu chi phí… đến lợi
nhuận của Công ty như thế nào nhằm có những biện pháp cải thiện, nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là công cụ chỉ rõ ba nhân tố quan trọng của một Công ty đó là sản lượng tiêu thụ, chi phí và doanh thu trong kỳ từ đó ta xác định được lợi nhuận. Quan trọng hơn là kiểm
soát các khoản chi phí nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Nhờ việc phân loại, tính
toán kết cấu chi phí trong doanh nghiệp mà nhà quản trị xác định rõ các khoản
chi phí từ đó có những biện pháp phù hợp để cắt giảm chúng sao cho vẫn có
thể duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ở mức bình thường.
Muốn làm được điều này, Công ty cần có những kế hoạch, phương án kinh
doanh chi tiết, cụ thể và phù hợp với tình hình của Công ty cũng như nền kinh
tế thị trường để thực hiện được mục tiêu đề ra một cách có hiệu quả.
Qua thời gian thực tập tại Công ty, thông qua việc nghiên cứu, phân tích
gặp nhiều khó khăn và có chiều hướng đi xuống. Nhiều sản phẩm có lợi nhuận
thấp hoặc lỗ. Nhưng mức đi xuống này đang giảm dần, đặc biệt sang 6 tháng đầu năm 2013 đã khá hơn nhiều, Công ty đang cố gắng duy trì hoạt động kinh
doanh, khắc phục tình trạng xấu, đẩy mạnh tiêu thụ và tạo dựng lòng tin từ
phía khách hàng cũng như mở rộng thị trường kinh doanh bằng cách khắc
phục những nhược điểm còn tồn đọng như chi phí quá cao. Nâng cao, đảm bảo
chất lượng sản phẩm. Với sự cố gắng, nỗ lực không biết mệt mỏi của toàn bộ
công ty trong thời gian vừa qua, cũng như nền kinh tế dang dần phục hồi và có chiều hướng tốt lên của nước ta. Hy vọng Công ty sẽ mau chóng thoát khỏi
tình trạng khó khăn này, hoàn thiện những mặt hạn chế, phát huy thế mạnh và
đạt nhiều thành công như mong đợi cụ thể là tăng doanh thu và lợi nhuận như
mong muốn.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với Tổng công ty
Sau thời gian thực tập tại Công ty TNHH xăng dầu Tây Nam Bộ với đề