Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty tnhh xăng dầu tây nam bộ (Trang 45)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

2.2Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

 Số liệu thứ cấp được thu nhập từ các sổ chi tiết, báo cáo bán hàng, báo cáo tiêu thụ, báo cáo tài chính.

2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu

Phương pháp sử lý số liệu sử dụng trong bài phân tích chủ yếu là phương

pháp thống kê mô tả và phương pháp phân tích cơ cấu.

“Tổng hợp và trình bày dữ liệu thống kê.

Thông tin ban đầu có tính rời rạc, dữ liệu hỗn độn không theo một trật tự

nào và có thể quá nhiều nếu nhìn vào đây chúng ta không thể phát hiện được điều gí để phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Do đó chúng ta cần phải trình bày một cách có thể thống với hai mục đích: một là làm cho bảng dữ liệu gọn

lại, hai là thể hiện được tính chất của nội dung nghiên cứu”(TS.Mai Văn Nam,

2008, trang 23). Bằng cách:

- Phân tổ thống kê. - Lập bảng thống kê.

- Tổng hợp bằng đồ thị.

“Các mức độ của hiện tượng kinh tế xã hội.

Nghiên cứu các mức độ của hiện tượng kinh tế xã hội là yêu cầu quan

trọng của việc tổng hợp, tính toán và phân tích thống kê nhằm biểu hiện mặt lượng trong quan hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể nhờ vào sự trợ giúp của các phương

pháp thống kê”( TS.Mai Văn Nam, 2008, trang 39). Cụ thể áp dụng trong bài như sau:

 Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để phân thành 4 nhóm sản

phẩm chính nhóm xăng, dầu hỏa, điêzen và mazut. Đồng thời nhóm các loại chi phí thành hai nhóm chi phí đó là chi phí khả biến và chi phí bất biến.

 Sử dụng phương pháp lập bảng thống kê để tổng hợp số liệu về giá

vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp theo CPKB và CPBB.

 Sử dụng phương pháp mô tả bằng đồ thị để mô tả sản lượng, doanh thu

các mặt hàng qua các năm, đồ thị biểu diễn điểm hòa vốn, doanh thu hòa vốn,

sản lượng hòa vốn,...

Sử dụng các số tương đối, số tuyệt đối,...để phân tích các chỉ tiêu về

doanh thu, chi phí, lợi nhuận, chi phí khả biến, chi phí bất biến,...

 Sử dụng phương pháp phân tích cơ cấu ngang để phân tích cơ cấu

doanh thu, chi phí, lợi nhuận, sản lượng tiêu thụ của các mặt hàng điêzen, xăng, dầu hỏa, mazut. Và sử dụng phương pháp phân tích cơ cấu dọc để phân

tích kết cấu chi phí khả biến, chi phí bất biến trong tổng chi phí của các mặt

hàng.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

 Tên công ty: Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ  Tên giao dịch quốc tế: Petrolimex TÂY NAM BỘ

 Trụ sở: Số 21 – CMT8 – P.Thới Bình – Q.Ninh Kiều – TP.Cần Thơ  Điện thoại: (0710) 382-0554, (0710) 382-3913

 Fax: (0710) 382-2746

 Email: taynambo@petrolimex.com.vn

 Website: taynambo.petrolimex.com.vn

 Mã số thuế: 1800158559

 Số tài khoản: 0111000000474 tại Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh

Cần Thơ.

Trước ngày 30/04/1975, thị trường xăng dầu ở phía nam cũng như ở

Thành phố Hồ Chí minh đều do 3 hãng lớn là: Catlex (Mỹ), Esso (Anh), Shell

(Hà Lan) chiếm lĩnh toàn bộ thị trường. Sau ngày miền nam hoàn toàn giải

phóng, Ban quân quản tiếp quản toàn bộ tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật của 3 hãng trên và thành lập Công ty Xăng dầu Miền Nam trực thuộc Tổng cục Vật tư.

Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ được thành lập vào tháng 5/1975 từ hệ

thống cơ sở vật chất kỹ thuật (kho, bồn bể, đường ống,..) do các hãng của tư

bản như hãng Catlex, Esso, Shell để lại với tên gọi ban đầu là Công ty xăng

dầu cấp I khu vực Tây Nam Bộ. Ngày 07/01/1976, Tổng cục vật tư bằng văn

bản số 03/VH-KH quyết định thành lập Tổng kho Xăng dầu Khu vực Tây

Nam Bộ, trực thuộc Công ty Xăng dầu Miền Nam (Công ty Xăng dầu Khu

vực II ngày nay).

Tháng 07/1977, Tổng Công ty xăng dầu có quyết định số 221/XD-QĐ đổi tên “Tổng kho Xăng dầu Khu vực Tây Nam Bộ” thành “Tổng kho Xăng

dầu Cần Thơ” trực thuộc Công ty Xăng dầu Khu vực II.

Ngày 11/09/1984, Giám đốc Công ty Xăng dầu Khu vực II ban hành quyết định số 134/TC.QĐ đổi tên “Tổng kho Xăng dầu Cần Thơ” thành “Xí nghiệp Xăng dầu Hậu Giang”.

Ngày 26/12/1988, Tổng Giám đốc tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam ban hành quyết định số 2209/XD.QĐ đổi tên “Xí nghiệp Xăng dầu Hậu Giang” thành “ Công ty Xăng dầu Hậu Giang” và trực thuộc Petrolimex Việt Nam.

Ngày 01/01/2004, theo quyết định số 1680/2003/QĐ-BTM ngày 08/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Thương mại, đổi tên “Công ty Xăng dầu Hậu Giang” thành “ Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ” trực thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam.

Từ ngày 01/07/2012 Công ty chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang

Công ty TNHH Một Thành Viên thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ khi thành lập đến nay, Công ty không ngừng lớn mạnh, ngoài trụ sở

chính tại Thành phố Cần Thơ, Công ty còn có 3 chi nhánh trực thuộc ở 3 tỉnh

Hậu Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu cùng hệ thống kho bể với sức chứa trên 120.000 m3/tấn. Với những đóng góp cho sự phát triển kinh tế và đảm bảo an

ninh quốc phòng Công ty đã được Nhà nước trao tặng huân chương lao động

hạng Ba, huân chương lao động hạng Nhì và nhiều danh hiệu cá nhân khác.

3.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 3.2.1 Chức năng 3.2.1 Chức năng

Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ hoạt động trong lĩnh vực thương mại,

chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam. Công ty có

chức năng chính là kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu,...đáp ứng

cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội, đảm bảo cho nhu cầu của an ninh quốc

phòng và yêu cầu phát triển kinh tế trong địa bàn được phân công. Ngoài mặt

hàng chủ yếu là xăng dầu Công ty còn tổ chức kinh doanh nhiều loại hình dịch

vụ như: kinh doanh kho bể (giữ hộ hàng hóa, cấp lẻ, nhập ủy thác,...), vận tải xăng dầu, dịch vụ hàng dự trữ quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tốt hơn cho khách hàng. Bên cạnh đó Công ty còn có chức năng thực hiện hợp đồng tái xuất sang Campuchia theo sự ủy nhiệm của Tổng Công ty Xăng dầu

Việt Nam.

3.2.2 Nhiệm vụ

Cung cấp xăng dầu cho các tỉnh Miền Tây ngoài ra còn tham gia tái xuất

sang thị trường Campuchia.

Phát huy nguồn lực, tổ chức kinh doanh có hiệu quả để hoàn thành tốt

nhiệm vụ kế hoạch mà Tổng Công ty giao. Ngày càng mở rộng thêm các loại

hình dịch vụ trong lĩnh vực kinh doanh nhằm gia tăng thị phần. Bên cạnh đó

cấp, đồng thời chống lãng phí gây thất thoát tài sản và nguồn vốn nhằm mang

lại lợi ích cho Công ty và xã hội.

Trong công tác kinh doanh tạo ra nguồn hàng có lợi thế hơn, xây dựng

thị trường bán buôn, bán lẻ vững chắc và ổn định. Khai thác lợi thế là trung tâm phân phối nguồn hàng chính cho các công ty trong ngành ở khu vực đồng

bằng song Cửu Long. Đẩy nhanh tốc độ phát triển các điểm bán lẻ mới, hệ

thống đại lý, tổng đại lý. Tổ chức kinh doanh có hiệu quả nhằm tăng thu nhập

cho cán bộ công nhân viên, tăng thêm phần đóng góp vào ngân sách nhà nước,

góp phần vào công nghiệp hóa hiện đại hóa khu vực đồng bằng sông Cửu

Long nói riêng và cả nước nói chung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.3 Lĩnh vực hoạt động

a) Lĩnh vực hoạt động của Công ty bao gồm:

 Kinh doanh xăng dầu;

 Các sản phẩm hóa dầu và khí hóa lỏng;

 Kinh doanh kho, cảng (giữ hộ, cấp lẻ, nhập ủy thác);  Vật tư, thiết bị phục vụ ngành xăng dầu;

 Cung ứng tàu biển;

 Dịch vụ đo lường, rửa xe…

b) Hình thức kinh doanh

 Bán buôn.

 Bán lẻ.

 Bán qua tổng đại lý, đại lý.  Điều động nội bộ ngành.

 Tái xuất.

c) Địa bàn kinh doanh

Mạng lưới hoạt động của Công ty tập trung chủ yếu ở khu vực miền Tây

Nam Bộ. Bao gồm Văn phòng công ty được đặt tại trung tâm Thành phố Cần Thơ và các chi nhánh trực thuộc ở các tỉnh: Hậu Giang , Sóc Trăng, Bạc Liêu. Ngoài ra Công ty còn xây dựng hệ thống kho, bể chứa gồm: Tổng kho Xăng

dầu Miền Tây và các hệ thống kho khác và nhiều cửa hàng đại lý kinh doanh xăng dầu.

Các sản phẩm kinh doanh chính của Công ty:

+ Dầu sáng: Xăng A95, A92, các loại có tên là G.O (Go – Soil oil), Dầu

Diesel CLC (D.O), dầu hỏa (K.O), Dầu Mazut (F.O).

+ Dầu mỡ nhờn: dầu nhờn động cơ, dầu nhờn truyền động, dầu công

nghiệp, dầu nhờn, dầu máy.(Có rất nhiều loại dầu mỡ nhờn như: PLC Racer

Plus, Vistra 4T300, Energol HD 40…)

Ngoài chức năng chính là kinh doanh các sản phẩm xăng dầu Công ty

còn thực hiện nhiều loại hình dịch vụ khác nhau như: kinh doanh kho bể (giữ

hộ, cấp lẻ, nhận nhập ủy thác,…), vận chuyển xăng dầu, dịch vụ giữ xe, rửa xe, đo lường, cung ứng tàu biển, thiết kế thi công các kho bể chứa xăng dầu,

xây dựng các cửa hàng bán lẻ.

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC

3.3.1 Công tác tổ chức quản lý

 Cơ quan quản lý cao nhất là Ban Giám Đốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đứng đầu Ban Giám Đốc là Giám Đốc do Tổng công ty xăng dầu Việt Nam uỷ nhiệm. Giám đốc trực tiếp chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của công ty, là người lãnh đạo cao nhất; đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm cao nhất, đại diện cho nghĩa vụ và quyền lợi của công ty trước pháp luật và Tổng công ty về mọi hoạt động của công ty.

+ Dưới Ban Giám Đốc là hai Phó Giám Đốc, là giúp việc cho Giám

Đốc. Các Phó Giám Đốc được Giám Đốc phân công phụ trách một số công việc và chịu trách nhiệm trước Giám Đốc. Phó Giám Đốc thay mặt Giám Đốc

điều hành công ty khi Giám Đốc đi vắng.

+ Phó Giám Đốc kỹ thuật: phụ trách về mặt kỹ thuật, các trang thiết bị, chất lượng xăng dầu, tiến hành công tác nghiên cứu, thiết bị phục vụ cho việc

đầu tư các công trình.

+ Phó Giám Đốc kinh doanh: phụ trách về hoạt động kinh doanh. Cụ

thể, tổ chức giao dịch với khách hàng, marketing, tổ chức kế toán, xúc tiến bán hàng.

Dưới quyền Ban Giám Đốc là các phòng ban theo các chức năng nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm trước Giám Đốc.

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của công ty xăng dầu Tây Nam Bộ

3.3.2 Quyền hạn và trách nhiệm của các bộ phận

Giám đốc công ty

Là người điều hành công ty, đại diện theo pháp luật của công ty và chịu trách nhiệm trước người bổ nhiệm và trước Pháp luật về việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ được giao theo quy định của Luật doanh nghiệp Nhà nước và

Điều lệ tổ chức hoạt động của công ty. Chi nhánh xăng dầu SócTrăng Chi nhánh xăng dầu Hậu Giang Hệ thống cửa hàng xăng dầu thuộc Công ty Tổng kho xăng dầu Miền Tây Kho xăng dầu Cần Thơ Chi nhánh xăng dầu Bạc Lưu Chủ tịch kiêm Giám đốc Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc nội bộ Phó giám đốc tài chính Phòng kinh doanh Phòng kế toán tài chính Phòng quản lý kỹ thuật Phòng tổ chức hành chính

Giám đốc công ty chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn thủ trưởng các

đơn vị trực thuộc là cấp trên trực tiếp của các đơn vị. Trường hợp có các ý kiến khác nhau Giám đốc công ty và thủ trưởng các đơn vị, các phòng nghiệp vụ công ty và đơn vị có trách nhiệm phối hợp, nghiên cứu và đề xuất biện pháp giải quyết, tuy nhiên quyết định cuối cùng là của Giám đốc công ty.

Phó giám đốc công ty

Phó giám đốc công ty là người giúp việc của Giám đốc, chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp các phòng nghiệp vụ đã được phân công phụ trách, đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước Pháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền. Phó giám đốc công ty là người thay mặt cho Giám đốc có trách nhiệm chỉ đạo hướng dẫn cho thủ trưởng các đơn vị trực thuộc về các lĩnh vực chuyên môn của mình phụ trách và người quyết định cuối cùng về

các biện pháp chuyên môn đó. Trường hợp giải quyết những vấn đề trong sản xuất kinh doanh vượt quá lĩnh vực và quyền hạn của mình, Phó giám đốc chủ động đề xuất, bàn bạc, phối hợp với thủ trưởng các phòng nghiệp vụ liên quan

để tìm biện pháp giải quyết. Trường hợp có ý kiến khác nhau thì Giám đốc

công ty là người quyết định cuối cùng.

 Phòng kế toán tài chính

Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập trung, hình thức này tất cả các công việc đều tập trung ở phòng kế toán như: theo dõi các hiện tượng kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kiểm tra phân loại chứng từ, định khoản trên chứng từ, vào sổ chi tiết, nhật kí sổ cái và lập báo cáo tài chính theo quy định. Thực hiện quản lý vốn và các tài sản, theo dõi tình hình thu chi của doanh nghiệp, hàng tháng tiến hành kiểm kê, tập hợp chứng từ, số liệu để báo cáo lên ban lãnh đạo.

Kế toán trưởng: Có trách nhiệm tổ chức, thực hiện công tác kế toán của công ty, giúp Giám đốc giám sát tài chính tại công ty theo Pháp luật về tài chính kế toán. Kế toán trưởng kiểm tra việc tính toán ghi chép và phản ánh kịp thời, chính xác, trung thực, đầy đủ toàn bộ tài sản, phân tích các nghiệp vụ

kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty và cho biết kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đồng thời, kế toán trưởng sẽ chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước Pháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền.

Là cơ quan tham mưu cho Giám đốc trong việc lập kế hoạch, tổ chức và theo dõi việc thực hiện quản lý thông tin về khách hàng, chăm sóc khách hàng

truyền thống, tìm kiếm khách hàng mục tiêu, phát triển thị trường. Thiết lập các mục tiêu kinh doanh qua việc dự đoán và phát triển việc gia tăng kinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

doanh.

Phòng quản lý kỹ thuật

Phụ trách trang thiết bị, chất lượng xăng dầu trong toàn công ty, nghiên cứu, thiết kế và xây dựng công trình. Đồng thời, tổ chức công tác đầu tư phát

triển cơ sở vật chất kỹ thuật.

Phòng tổ chức hành chính

Xây dựng kế hoạch cán bộ, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và con

người, tổ chức đời sống cán bộ công nhân viên, văn thư hành chính, giữ gìn trật tự an toàn cho công ty.

Tổng kho xăng dầu Miền Tây

Tổng kho xăng dầu Miền Tây là đơn vị trực thuộc nằm trong cơ cấu tổ

chức quản lý của công ty xăng dầu Tây Nam Bộ, có chức năng giúp Giám đốc quản lý toàn bộ hàng hoá cùng các hoạt động nhập xuất, pha chế tồn chứa, bảo quản xăng dầu và các hoạt động hỗ trợ khác (bảo trì, bảo dưỡng, vệ sinh môi

trường, phòng cháy chữa cháy…) đối với toàn bộ hệ thống tổng kho nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả.

Các chi nhánh xăng dầu

Các chi nhánh xăng dầu Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu có chức năng

làm công tác giao dịch, tiếp thị, đại diện cho công ty tại nơi mở chi nhánh. Mọi hoạt động cung ứng hàng hoá điều nằm trong sự kiểm soát của công ty.

Các đại lý, các cửa hàng bán lẻ

Các đại lý và cửa hàng bán lẻ có chức năng thực hiện chỉ tiêu doanh số

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty tnhh xăng dầu tây nam bộ (Trang 45)