7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
4.3 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí
4.3.1 Số dư đảm phí
Qua việc phân loại chi phí thành chi phí khả biến và chi phí bất biến
nhằm để lập bảng báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí. Bảng tổng hợp này cho biết về mối quan hệ của số dư đảm phí từng mặt hàng trong tất cả các mặt
hàng của Công ty trong 6 tháng đầu năm 2013. Đồng thời số dư đảm phí giúp nhà quản trị thấy được mối quan hệ giữa sản lượng và lợi nhuận. Nếu sản lượng tăng thêm một lượng thì lợi nhuận tăng lên một lượng bằng sản lượng tăng lên nhân cho số dư đảm phí đơn vị (khi tổ chức đã vượt qua điểm hòa vốn).
Bảng 4.11: Báo cáo thu nhập dạng số dư đảm phí theo tổng chi phí của Công
ty 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: 1.000đồng
Chỉ tiêu Xăng Dầu hỏa Điêzen Mazut
Doanh thu 1.864.710.907 44.356.834 1.313.382.120 624.144.752 Chi phí khả biến 1.840.785.917 43.884.195 1.294.556.269 618.810.611 Số dư đảm phí 23.924.990 472.639 18.825.851 5.334.141 Chi phí bất biến 23.223.494 555.821 16.480.866 7.889.186 Lợi nhuận 701.496 (83.182) 2.344.985 (2.555.045)
Nguồn: Tính toán của tác giả
Trong cơ cấu lợi nhuận các mặt hàng của Công ty 6 tháng đầu năm 2013
thì điêzen góp phần lợi nhuận nhiều nhất tới 2.344.985.000 đồng, tương ứng
với 574% tổng lợi nhuận của bốn mặt hàng trong kỳ. Mặc dù sản lượng tiêu thụ của mặt hàng này không phải là cao nhất, chỉ chiếm 35,96% (tương đương
72.245.481 lít trong tổng số sản lượng tiêu thụ trong kỳ) và doanh thu đạt được chỉ đứng thứ 2 sau mặt hàng xăng. Vậy đâu là yếu tố tác động đem lại lợi
nhuận nhiều nhất đó? Để làm rõ vấn đề này, cần xét cụ thể các yếu tố qua từng đơn vị sản phẩm.
Bảng 4.12: Báo cáo thu nhập dạng số dư đảm phí theo chi phí đơn vị của Công
ty 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: 1.000đồng/lít
Chỉ tiêu Xăng Dầu hỏa Điêzen Mazut
Doanh thu 21,470 18,720 18,179 15,823
Chi phí khả biến 21,195 18,521 17,919 15,687
Số dư đảm phí 0,275 0,199 0,260 0,136
Chi phí bất biến 0,267 0,235 0,228 0,200
Lợi nhuận 0,008 (0,036) 0,032 (0,064)
Theo bảng báo cáo thu nhập dạng số dư đảm phí theo mỗi đơn vị sản
phẩm trên ta có thể giải thích cho câu hỏi tại sao điêzen lại có lợi nhuận cao
nhất, trong khi có doanh thu thấp hơn mà lợi nhuận vẫn cao hơn xăng. Trong bảng số liệu này, mặt hàng điêzen có SDĐP đơn vị là 260 đồng/lít lớn hơn hẳn
so với SDĐP đơn vị của dầu hỏa và mazut lần lượt là 199 đồng/lít và 136
đồng/kg. Như phần lý thuyết đã trình bày ở chương 2, số dư đảm phí đơn vị là chênh lệch giữa giá bán và chi phí khả biến đơn vị sản phẩm. Số dư đảm phí được dùng trước hết là để bù đắp định phí và phần còn lại là lợi nhuận. Mặc
dù chi phí khả biến đơn vị của điêzen cao hơn mazut là 2.232 đồng/lít và thấp hơn dầu hỏa là 602 đồng/lít, bù lại mặt hàng này có giá bán cao hơn mazut là
2.356 đồng/lít và thấp hơn dầu hỏa là 541 đồng/lít. Vì vậy SDĐP đơn vị của
mặt hàng này cao hơn so với dầu hỏa và mazut. SDĐP đơn vị của điêzen sau khi trừ đi chi phí bất biến đơn vị vẫn còn lớn hơn nhiều lần so với dầu hỏa và mazut. Hay nói cách khác, cứ 1 lít dầu điêzen bán ra thì có 228 đồng bù đắp
chi phí bất biến và 32 đồng là lợi nhuận. Ngược lại, SDĐP đơn vị của điêzen thấp hơn xăng là 15 đồng/lít nhưng bù lại chi phí bất biến đơn vị của nó lại
nhỏ hơn xăng là 39 đồng/lít, vì vậy lợi nhuận của điêzen cao hơn so với xăng
trong khi doanh thu của nó thấp hơn. Suy ra ta không thể kết luận là mặt hàng
nào có SDĐP đơn vị cao hơn thì đem lại lợi nhuận nhiều hơn được vì lợi
nhuận còn liên quan đến các yếu tố khác nữa như phần lý thuyết đã trình bày ở chương 2.
Như vậy, SDĐP cung cấp thông tin cho các nhà quản trị trong quyết định
sẽ bán loại sản phẩm nào với số lượng lớn để đạt được lợi nhuận nhiều nhất. Nhưng quyết định này chỉ đúng trong trường hợp các yếu tố khác không thay đổi. Bởi vậy, nếu chỉ dựa vào SDĐP thì chưa cung cấp thông tin một cách
chính xác về tình hình tổng quát khi kinh doanh nhiều loại sản phẩm. Do đó,
những thông tin đó làm cho nhà quản lý dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định
vì tưởng rằng doanh thu của những sản phẩm có SDĐP lớn thì lợi nhuận nhiều hơn, nhưng điều này có khi hoàn toàn ngược lại. Để cung cấp thông tin chính xác hơn cho nhà quản trị, ta kết hợp phân tích với tỷ lệ SDĐP.
4.3.2 Tỷ lệ số dư đảm phí
Tỷ lệ số dư đảm phí là một chỉ tiêu biểu hiện quan hệ tương đối giữa số dư đảm phí trên doanh thu. Tỷ lệ số dư đảm phí của từng sản phẩm cũng như
toàn bộ sản phẩm luôn bằng nhau. Áp dụng công thức:
Đơn giá bán Số dư đảm phí 1 sản phẩm 100% 100% = Doanh thu Số dư đảm phí = Tỷ lệ số dư đảm phí (4.3)
Ta có bảng tỷ lệ số dư đảm phí các mặt hàng của Công ty 6 tháng đầu năm 2013 như sau:
Bảng 4.13: Tỷ lệ số dư đảm phí các mặt hàng của Công ty 6 tháng đầu năm
2013
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Mặt hàng Doanh thu Số dư đảm phí Tỷ lệ số dư đảm
phí (%) Xăng 1.864.710.907 23.924.990 1,28 Dầu hỏa 44.356.834 472.639 1,07 Điêzen 1.313.382.120 18.825.851 1,43 Mazut 624.144.752 5.334.141 0,85 Tổng 3.846.594.613 48.557.621 1,26
Nguồn: Tính toán của tác giả
Nhìn vào bảng trên, tỷ lệ SDĐP của từng mặt hàng không giống nhau.
Do bởi mỗi mặt hàng thì có CPKB và CPBB trong kết cấu chi phí khác nhau.
Trong bảng 4.13, mặt hàng điêzen có tỷ lệ SDĐP lớn nhất là 1,43%, nên có thể nói mặt hàng này là mặt hàng kinh doanh có hiệu quả nhất. Bởi vì, khi
doanh thu tăng một lượng thì lợi nhuận tăng một lượng bằng doanh thu tăng
lên nhân với tỷ lệ SDĐP (mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận). Vậy nên trong ngắn hạn, mặt hàng nào có tỷ lệ SDĐP cao hơn sẽ tạo ra lợi nhuận nhiều hơn. Tuy lợi nhuận của điêzen là lớn nhất nhưng không thể thay thế cho các
mặt hàng khác vì để đáp ứng nhu cầu đa dạng của các phân khúc khách hàng khác nhau. Hay nói cách khác là không thể tăng doanh thu của điêzen để thay
thế cho các mặt hàng khác trong khi nhu cầu thị trường của nó không lớn bằng xăng
Do đó, để tăng lợi nhuận chỉ nên thúc đẩy tăng sản lượng tiêu thụ của
mặt hàng có tỷ lệ SDĐP lớn, chứ không thay thế hoàn toàn cho các mặt hàng khác.
4.3.3 Kết cấu chi phí
Kết cấu chi phí là một chỉ tiêu đo lường mối quan hệ tỷ trọng từng loại
chi phí (CPKB, CPBB) trong tổng chi phí. Kết cấu chi phí của một doanh
nghiệp gắn liền với chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng thời kỳ, với
kết quả của quá trình đầu tư ngắn hạn, dài hạn. Mỗi doanh nghiệp thường chỉ
trong từng thời kỳ. Từ những phân tích về CPKB, CPBB ở trên ta có bảng kết
cấu chi phí các mặt hàng của Công ty 6 tháng đầu năm 2013 như sau:
Bảng 4.14: Kết cấu chi phí các mặt hàng của Công ty 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: 1.000đồng
Chi phí khả biến Chi phí bất biến
Mặt hàng Tổng chi phí Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Xăng 1.864.009.411 1.840.785.917 98,754 23.223.494 1,246 Dầu hỏa 44.440.016 43.884.195 98,749 555.821 1,251 Điêzen 1.311.037.135 1.294.556.269 98,741 16.480.866 1,259 Mazut 626.699.797 618.810.611 98,743 7.889.186 1,257 Tổng 3.846.186.359 3.798.036.992 98,748 48.149.367 1,252
Nguồn: Tính toán của tác giả
Theo bảng trên, CPKB của các mặt hàng đều chiếm tỷ trọng cao trong
tổng cơ cấu chi phí mỗi mặt hàng. Chi phí khả biến của các mặt hàng nhìn
chung đều lớn hớn 98%. Chi phí bất biến của mặt hàng điêzen là lớn nhất nhưng cũng chỉ có 1.259% trong tổng số chi phí của nó. Điều này là do đặc điểm của sản phẩm kinh doanh là xăng dầu nên có chi phí mua xăng dầu đầu
vào chiếm tỷ lệ lớn hơn rất nhiều so với các yếu tố chi phí khác dẫn đến chi
phí khả biến lớn.
Trong các mặt hàng, thì xăng là mặt hàng chiểm tỷ trọng chi phí khả biến
cao nhất tới 98,754% trong cơ cấu chi phí của nó. Hay nói một cách khác xăng có tỷ trọng CPBB nhỏ nhất 1,246%. Bởi vậy, khi tăng (giảm) doanh thu của
mặt hàng này thì lợi nhuận tăng (giảm) ít hơn so với các mặt hàng khác.
Ngược lại, điêzen có CPBB cao nhất 1,259%, khi doanh thu biến động thì lợi
nhuận cũng biến động nhanh hơn, còn đối với dầu hỏa và mazut thì có tỷ lệ chi
phí khả biến lần lượt là 98,749% và 98,743%, phần còn lại là chi phí bất biến
lần lượt là 1,251% và 1,257%.
4.3.4 Đòn bẩy kinh doanh
Đòn bẩy kinh doanh (ĐBKD) là công cụ hữu hiệu cho thấy ảnh hưởng
của biến động trong chi phí, khối lượng tiêu thu, doanh thu đến lợi nhuận. Đòn bẩy kinh doanh cho biết lợi nhuận sẽ tăng (giảm) bao nhiêu % khi doanh số bán tăng (giảm) 1%. Đây chính là một chỉ tiêu chỉ rõ cách thức sử dụng, bố trí
kết cấu chi phí thích hợp để thay đổi lợi nhuận thích hợp từ sự thay đổi sản lượng tiêu thụ, doanh thu.
Bảng 4.15: Đòn bẩy kinh doanh các mặt hàng của Công ty 6 tháng đầu năm
2013
Đơn vị tính: 1.000đồng
Mặt hàng Số dư đảm phí Lợi nhuận Đòn bẩy kinh
doanh Xăng 23.924.990 701.496 34,11 Dầu hỏa 472.639 (83.182) x Điêzen 18.825.851 2.344.985 8,03 Mazut 5.334.141 (2.555.045) x Tổng 48.557.621 408.254 11,89
Nguồn: Tính toán của tác giả
Dựa vào phần lý thuyết ở chương 2(trang 17, 18, 19) ta có ĐBKD phản
ánh mối quan hệ giữa tốc độ tăng lợi nhuận và tốc độ tăng doanh thu, thêm vào dó tốc độ tăng lợi nhuận bao giờ cũng lớn hơn tốc độ tăng doanh thu. Do vậy, hai mặt hàng dầu hỏa và mazut có lợi nhuận âm nên tốc độ tăng lợi nhuận
của chúng thấp hơn tốc độ tăng doanh thu, ví vậy chỉ tiêu ĐBKD không có ý nghĩa đối với hai sản phẩm này.
Nhìn vào bảng trên, độ lớn đòn bẩy kinh doanh của các mặt hàng là khác nhau và mặt hàng có đòn bẩy kinh doanh cao nhất là xăng tới 34,11. Độ lớn
của đòn bẩy kinh doanh của xăng là 34,11 thể hiện khi doanh thu tăng (giảm)
1% thì lợi nhuận cũng tăng (giảm) 34,11%. Tuy nhiên trong các mặt hàng với
nhau không phải mặt hàng nào có độ lớn đòn bẩy kinh doanh cao là có lợi
nhuận nhiều. Đúng vậy, mặc dù mặt hàng xăng có đòn bẩy kinh doanh lớn
nhất, điều này dẫn đến tốc độ tăng lợi nhuận của mặt hàng này cao nhất, nhưng do lợi nhuận đơn vị mặt hàng này thấp hơn gần 4 lần mặt hàng điêzen
nên lợi nhuận mặt hàng điêzen mang lại cho công ty cao hơn lợi nhuận mà mặt hàng xăng mang lại.
4.4 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN NHUẬN
4.4.1 Xác định điểm hòa vốn của Công ty
Theo như lý thuyết đã nêu thì sản lượng hòa vốn được tính theo công
thức:
Ta có sản lượng hòa vốn của từng mặt hàng của Công ty 6 tháng đầu năm 2013 như sau:
Bảng 4.16: Sản lượng hòa vốn các mặt hàng của Công ty 6 tháng đầu năm
2013
Nguồn: Tính toán của tác giả SDĐP: số dư đảm phí
Sản lượng hòa vốn của các mặt hàng rất khác nhau, nguyên nhân chủ yếu là do cơ cấu mặt hàng của Công ty. Mặt hàng nào có chi phí bất biến càng lớn hay SDĐP càng nhỏ thì sản lượng hòa vốn sẽ càng nhiều để bù đắp chi phí bất
biến đó. Cụ thể, mặt hàng dầu hỏa có chi phí bất biến thấp nhất trong các mặt hàng và có SDĐP khá thấp so với các mặt hàng còn lại dẫn đến sản lượng hòa vốn của mặt hàng này là cao so với sản lượng tiêu thụ. Tại mức sản lượng hòa vốn Công ty sẽ không có lời, cũng không lỗ. Nếu muốn có lời Công ty phải
tiêu thụ vượt qua sản lượng hòa vốn của mình và cứ một đơn vị mặt hàng bán thêm sẽ được lợi nhuận bằng chính SDĐP của mặt hàng đó.
Để thấy được mức độ tiêu thụ các mặt hàng để đạt được điểm hòa vốn ta xem đồ thị sau: Mặt hàng Chi phí bất biến (1.000 đồng) SDĐP đơn vị (1.000 đồng) Sản lượng hòa vốn Xăng(lít) 23.223.494 0,275 84.302.962 Dầu hỏa(lít) 555.821 0,199 2.786.506 Điêzen(lít) 16.480.866 0,260 63.246.443 Mazut(kg) 7.889.186 0,136 58.343.723 Chi phí bất biến Sản lượng hòa vốn = Số dư đảm phí đơn vị (4.4)
2,93% 97,07% -17,60% 117,60% 12,46% 87,54% -47,90% 147,90% -60,00% -40,00% -20,00% 0,00% 20,00% 40,00% 60,00% 80,00% 100,00% 120,00% 140,00% 160,00%
Xăng (lít) Dầu hỏa (lít) Điêzen (lít) Mazut (kg)
sản lượng hòa vốn sản lượng vượt hòa vốn
Hình 4.5 Mức độ hòa vốn các mặt hàng của Công ty 6 tháng đầu năm 2013
Dựa vào đồ thị và bảng trên, sản lượng tiêu thụ để đạt được điểm hòa vốn của các mặt hàng rất cao, như mặt hàng điêzen muốn đạt được sản lượng
hòa vốn thì phải tiêu thụ 63.246.443 lít tương ứng với 87,54% sản lượng bán
ra 6 tháng đầu năm 2013. Trong khi đó mặt hàng xăng, dầu hỏa, mazut cần
phải lần lượt 97,07%, 117,6%, 147,9% sản lượng tiêu thụ mới đạt được điểm
hòa vốn. Điều này chứng tỏ mặt hàng điêzen nhanh đạt được điểm hòa vốn và nhanh thu lợi nhuận hơn các mặt hàng khác.
b) Doanh thu hòa vốn
Để tính doanh thu hòa vốn, ta lấy sản lượng hòa vốn nhân với giá bán
(giả định giá bán là không đổi), doanh thu hòa vốn của các sản phẩm lần lượt như sau:
Bảng 4.17: Doanh thu hòa vốn các mặt hàng của Công ty 6 tháng đầu năm
2013
Nguồn: Tính toán của tác giả
Mặt hàng
Sản lượng
hòa vốn
Giá bán 1 đơn vị sản
phẩm(1.000đồng)
Doanh thu hòa vốn(1.000đồng)
Xăng(lít) 84.302.962 21,47 1.810.036.373
Dầu hỏa (lít) 2.786.506 18,72 52.163.389
Điêzen(lít) 63.246.443 18,18 1.149.784.683
Cũng như sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn của từng mặt hàng cũng
khác nhau, và chiếm tỷ lệ khá cao so với doanh thu thực hiện, nó phụ thuộc
vào sản lượng hòa vốn và giá bán của từng mặt hàng.
c) Thời gian hòa vốn
Dựa vào công thức tính thời gian hòa vốn = (Doanh số hòa vốn/Doanh số
thực hiện)*(360/2) ngày. Ta có thời gian hòa vốn các mặt hàng của Công ty
tính cho 6 tháng đầu năm 2013 như sau:
Bảng 4.18: Thời gian hòa vốn các mặt hàng của Công ty tính cho 6 tháng đầu năm 2013 Mặt hàng Doanh thu hòa vốn (1.000 đồng) Doanh thu thực hiện (1.000 đồng) Thời gian hòa vốn (Ngày) Xăng 1.810.036.373 1.864.710.907 174,722 Dầu hỏa 52.163.389 44.356.834 211,679 Điêzen 1.149.784.683 1.313.382.120 157,579 Mazut 923.109.146 624.144.752 266,220
Nguồn: Tính toán của tác giả
Qua kết quả trên, ta thấy rằng thời gian hòa vốn của các mặt hàng khá dài. Cụ thể như mặt hàng mazut có thời gian hòa vốn dài nhất với 266 ngày
cao hơn so với nữa năm là 180 ngày. Ngược lại, điêzen có thời gian hòa vốn
ngắn nhất cũng là 158 ngày thấp hơn so với nữa năm là 180 ngày. Điều này nói lên thời gian hòa vốn của điêzen nhanh hơn các mặt hàng khác.
d) Tỷ lệ hòa vốn
Tỷ lệ hòa vốn là tỷ lệ giữa khối lượng sản phẩm hòa vốn so với tổng khối lượng tiêu thụ hoặc giữa doanh thu hòa vốn so với tổng doanh thu đạt được
trong kỳ kinh doanh (giá bán không đổi). Tỷ lệ hòa vốn cũng có ý như thời
gian hòa vốn là nói lên chất lượng hoạt động kinh doanh, đồng thời nó có thể
hiểu như là thước đo sự rủi ro. Ta có tỷ lệ hòa vốn các mặt hàng của Công ty 6
Bảng 4.19: Tỷ lệ hòa vốn các mặt hàng của Công ty 6 tháng đầu năm 2013
Mặt hàng
Doanh thu hòa vốn (1.000 đồng) Doanh thu thực hiện (1.000 đồng) Tỷ lệ hòa vốn (%) Xăng 1.810.036.373 1.864.710.907 97,07 Dầu hỏa 52.163.389 44.356.834 117,60 Điêzen 1.149.784.683 1.313.382.120 87,54 Mazut 923.109.146 624.144.752 147,90
Nguồn: Tính toán của tác giả