7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
3.4.3 Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty
Niên độ kế toán bắt đầu từ này 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng Việt Nam đồng, phương pháp hạch toán ngoại
tệ theo tỷ giá hạch toán.
Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung
Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định theo nguyên giá, khấu hao theo đường thẳng.
3.5 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH xăng dầu Tây Nam Bộ từ năm 2010 đến năm 2012
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH xăng dầu Tây Nam Bộ, năm 2010 đến năm 2012
Chênh lệch năm 2011/
năm 2010
Chênh lệch năm 2012/ năm
2011
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%)
1. Tổng doanh thu 5.226.638.524 6.879.934.023 6.655.670.141 1.653.295.499 31,63 (224.263.881) (3,26)
2. Tổng chi phí 5.198.904.679 6.880.067.266 6.660.277.155 1.681.162.587 32,34 (219.790.111) (3,19)
3. Tổng lợi nhuận kế
Qua bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận kế toán sau thuế của Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ biến động tăng giảm qua các năm. Cụ thể, lợi nhuận kế toán trước thuế của năm 2011 âm 133.243.000 đồng giảm 27.867.088.000
đồng so với năm 2010 tương đương giảm 100,48%. Còn lợi nhuận kế toán trước thuế của năm 2012 âm 4.607.014.000 đồng giảm 4.473.771.000 đồng so với năm 2011, tương đương giảm 3.357,60%. Sự biến động bất thường của
lợi nhuận kế toán sau thuế là do sự biến động của doanh thu và chi phí. Cụ thể doanh thu năm 2011 đạt 6.879.934.023.000 đồng tăng 1.653.295.499.000 đồng, tương đương tăng 31,63% so với năm 2010. Tuy nhiên, năm 2012 lợi
nhuận lại giảm so với năm 2011. Cụ thể, năm 2012 lợi nhuận đạt
6.655.670.141.000 đồng giảm 224.263.881.000 đồng, tương đương giảm
3,26% so với năm 2011. Nguyên nhân của doanh thu năm 2011 tăng so với năm 2010 là do nhu cầu về thị trường khí đốt tăng và do năm 2011 công ty
bảo quản xăng dầu tốt nên không có khoản mục các khoản giảm trừ doanh thu
từ hàng bán bị trả lại hay giảm giá hàng bán. Sang năm 2012 con số này giảm
nhẹ là vì các khoản giảm trừ doanh thu tăng. Còn chi phí năm 2011 đạt 6.880.067.266.000 đồng tăng 1.681.162.587.000 đồng, tương đương tăng
32,34% so với năm 2010. Sang năm 2012 chi phí giảm so với năm 2011 nhưng so với năm 2010 vẫn tăng. Cụ thể, năm 2012 chi phí là
6.660.277.155.000 đồng giảm 219.790.111.000 đồng, tương đương giảm
3,19%.
Nhìn chung qua 3 năm, từ năm 2010 đến năm 2012 thì ta thấy rằng lợi
nhuận liên tục giảm và có 2 năm liên tiếp là âm, cụ thể là năm 2011 và năm 2012. Nhưng không phải vì vậy mà kết luận công ty hoạt động không hiệu
quả. Vì giá bán xăng dầu của công ty trên thị trường là từ Tổng công ty đưa
xuống, dẫn đến công ty không thể tăng giá bán để tăng doanh thu.
Đơn vị tính: 1.000 đồng 5.226.638.524 5.198.904.679 27.733.845 6.879.934.023 6.880.067.266 -133.243 6.655.670.141 6.660.277.155 -4.607.014 -1.000.000.000 0 1.000.000.000 2.000.000.000 3.000.000.000 4.000.000.000 5.000.000.000 6.000.000.000 7.000.000.000
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1. Tổng doanh thu 2. Tổng chi phí
3. Tổng lợ i nhuận kế toán trướ c thuế
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty xăng dầu Tây Nam Bộ 6 tháng đầu năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH xăng dầu Tây Nam Bộ, 6 tháng đầu năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2013
6th: 6 tháng
Chênh lệch (6th đầu năm
2012)/(6th đầu năm 2011)
Chênh lệch (6thđầu năm
2013)/(6thđầu năm 2012) Chỉ tiêu 6 th đầu năm 2011 6thđầu năm 2012 6th đầu năm 2013 Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) 1. Tổng doanh thu 4.153.632.515 3.471.798.783 3.879.933.840 (681.833.731) (16,42) 408.135.056 11,76 2. Tổng chi phí 4.151.647.851 3.475.062.256 3.878.981.801 (676.585.595) (16,30) 403.919.545 11.62 3. Tổng lợi nhuận kế
Qua bảng trên ta thấy, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 6 tháng đầu năm 2012 là âm 3.263.473.000 đồng, giảm 5.248.136.000 đồng, tương đương giảm 264,43% so với 6 tháng đầu năm 2011. Tuy nhiên, lợi nhuận kế toán trước
thuế 6 tháng đầu năm 2013 lại tăng mạnh 129,17% so với 6 tháng đầu năm 2012 với mức chênh lệch tuyệt đối là 4.215.512.000 đồng. Cho thấy công ty
đang trên đà phát triển trở lại sau những khó khăn của năm 2012. Đây là biểu hiện tốt. Cho thấy sự nỗ lực rất lớn của tập thể cán bộ công nhân viên của
công ty. Tuy nhiên nguyên nhân gây ra sự biến động của lợi nhuận là do sự
biến động của doanh thu và chi phí. Cụ thể, doanh thu 6 tháng đầu năm 2012
đạt 3.471.798.783.000 đồng giảm 681.833.731.000 đồng, tương đương giảm
16,42% so với 6 tháng đầu năm 2011. Còn doanh thu 6 tháng đầu năm 2013
đạt 3.879.933.840.000 đồng tăng 408.135.056.000 đồng tương đương tăng 11,76%. Trong khi đó chi phí 6 tháng đầu năm 2012 đạt 3.475.062.255.000 đồng, giảm 676.585.595.000 đồng, tương đương giảm 16,30%. Còn chi phí 6
tháng đầu năm 2013 đạt 3.878.981.801.000 đồng tăng 403.919.545.000 đồng, tương đương tăng 11.62% so với 6 tháng đầu năm 2012.
Từ số liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty xăng dầu
Tây Nam Bộ 6 tháng đầu năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2013 cho thấy được
tình hình kinh doanh của công ty đang dần ổn định và phát triển trở lại.
Đơn vị tính: 1.000 đồng 4.153.632.515 4.151.647.851 1.984.664 3.471.798.783 3.475.062.256 -3.263.473 3.879.933.840 3.878.981.801 952.039 -500.000.000 0 500.000.000 1.000.000.000 1.500.000.000 2.000.000.000 2.500.000.000 3.000.000.000 3.500.000.000 4.000.000.000 4.500.000.000 6th đầu năm 2011 6th đầu năm 2012 6th đầu năm 2013 1. Tổng doanh thu 2. Tổng chi phí 3. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
6th: 6 tháng
Hình 3.4 Biểu đồ kết quả kinh doanh của Công ty 6 tháng đầu năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2013.
3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG 3.6.1 Thuận lợi 3.6.1 Thuận lợi
Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nên thuận lợi cho việc kinh doanh mua bán cũng như việc bố trí các phương tiện vận chuyển xăng dầu cả đường bộ lẫn đường
thủy.
Là công ty thành viên của Công ty xăng dầu Việt Nam nên luôn được đảm bảo về chất lượng và số lượng về xăng dầu.
Công ty luôn có đội ngũ cán bộ, công nhân viên giàu kinh nghiệm
chuyên môn nhiệt tình năng nổ trong công việc, tinh thần đoàn kết cao, tất cả
hoạt động vì lợi ích chung toàn công ty.
Sau hơn 30 năm hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu công ty đã tạo được sự tín nhiệm từ phía khách hàng rất cao, nhờ đó mà uy tín của
công ty không ngừng nâng cao.
Tổng kho xăng dầu miền Tây đã hoàn thành với tất cả bồn chứa, có
tổng dung tích 105.000 m3 , cầu cảng có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng
15.000 tấn, hệ thống công nghệ nhập xuất bán tự động và tiến tới sẽ được tự động hóa hoàn toàn…Tổng kho xăng dầu miền Tây trở thành tổng kho xăng
dầu hiện đại, là đầu mối cung cấp lớn nhất ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
Tổng kho này giúp công ty xăng dầu Tây Nam Bộ chủ động nguồn xăng dầu
kinh doanh, tiết kiệm chi phí vận tải, đáp ứng kịp thời nhu cầu xăng dầu của
các tỉnh thành trong khu vực.
3.6.2 Khó khăn
Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ kinh doanh xăng dầu theo cơ chế bán hàng hưởng chiết khấu, trên thực tế đã hạn chế tính chủ động, khả năng linh
hoạt trong kinh doanh của chính bản thân công ty nhất là trong giai đoạn giá
cả xăng dầu trên thế giới luôn biến động.
Tình hình kinh doanh của công ty ngày càng gặp nhiều trở ngại do có
sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trong cùng lĩnh vực xăng dầu như: Công ty Cổ phần dầu khí PetroMekong, Công ty dầu khí SaiGonPetro, Công ty thương mại dầu khí Đồng Tháp Petimex, Công ty xăng dầu quân đội,
PV Oil…
Tốc độ phát triển hệ thống bán lẻ của tư nhân khá nhanh, phương
thức bán hàng linh hoạt: bán tận nơi, thanh toán sau, giá rẻ vì chất lượng không đúng tiêu chuẩn. Trong khi đó, Công ty là doanh nghiệp nhà nước nên
chấp hành nghiêm chỉnh các quy định làm cho sức cạnh tranh ở khu vực bán lẻ
giảm sút.
Sự quản lý của Nhà nước đối với thị trường xăng dầu còn yếu kém, đặc biệt là việc quản lý chất lượng và đo lường (thường xảy ra tình trạng gian
lận thương mại) dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn
vị kinh doanh xăng dầu.
3.6.3 Phương hướng hoạt động
Trong thời gian tới, công ty có phương hướng:
Phát huy hết nguồn lực, tổ chức kinh doanh có hiệu quả để hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ kế hoạch mà Tổng Công ty giao. Ngày càng mở rộng
thêm các loại hình dịch vụ trong lĩnh vực kinh doanh nhằm gia tăng thị phần.
Bên cạnh đó, công ty phải khai thác một cách có hiệu quả tài sản, nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp, đồng thời, công ty chống lãng phí gây thất thoát
tài sản và nguồn vốn nhằm mang lại lợi ích cho Công ty và xã hội.
Tạo ra nguồn hàng có lợi thế hơn, xây dựng thị trường bán buôn, bán lẻ
vững chắc và ổn định. Khai thác lợi thế là trung tâm phân phối nguồn hàng chính cho các công ty trong ngành ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Đẩy
nhanh tốc độ phát triển các điểm bán lẻ mới, hệ thống đại lý, tổng đại lý.
Đẩy mạnh kinh doanh có hiệu quả nhằm tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên, tăng thêm phần đóng góp vào ngân sách nhà nước, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng và đất nước nói chung.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI
NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ
4.1 TÌNH HÌNH KINH DOANH CÁC MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ TNHH XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ
4.1.1 Tình hình tiêu thụ các mặt hàng tại Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ Bộ
4.1.1.1 Các sản phẩm chủ yếu của Công ty
Các sản phẩm kinh doanh chính của Công ty:
+ Dầu sáng: xăng A95, A92, các loại có tên là G.O (Go – Soil oil), dầu điêzen CLC (D.O), dầu hỏa (K.O), dầu mazut (F.O).
+ Dầu mỡ nhờn: dầu nhờn động cơ, dầu nhờn truyền động, dầu công
nghiệp, dầu nhờn, dầu máy.(Có rất nhiều loại dầu mỡ nhờn như: PLC Racer
Plus, Vistra 4T300, Energol HD 40…).
Mỗi loại sản phẩm có khối lượng khác nhau được nghiên cứu phù hợp
với nhu cầu chung của khách hàng và giá cả các loại sản phẩm cũng không
bằng nhau. Ngoài chức năng chính là kinh doanh các sản phẩm xăng dầu Công
ty còn thực hiện nhiều loại hình dịch vụ khác nhau như: kinh doanh kho bể
(giữ hộ, cấp lẻ, nhận nhập ủy thác,…), dịch vụ giữ xe, rửa xe, đo lường, cung
ứng tàu biển, thiết kế thi công các kho bể chứa xăng dầu, xây dựng các cửa
hàng bán lẻ.
Như vậy, trong Công ty có rất nhiều mặt hàng nên trong phân tích dưới đây chỉ lấy số liệu của một số mặt hàng chủ yếu để làm đại diện.
4.1.1.2 Tình hình tiêu thụ xăng, dầu hỏa, điêzen, mazut của Công ty từ năm 2010 đến năm 2012
Bảng 4.1: Sản lượng tiêu thụ các mặt hàng của Công ty từ năm 2010 đến năm 2012
Nguồn: Số liệu phòng kế toán Công ty TNHH xăng dầu Tây Nam Bộ, năm 2010 đến năm 2012
Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Mặt hàng Sản lượng năm 2010 Sản lượng năm 2011 Sản lượng năm 2012 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng (lít) Tỷ lệ (%) Xăng (lít) 136.822.434 163.583.624 159.624.391 26.761.190 19,56 (3.959.233) (2,42) Dầu hỏa (lít) 8.518.961 7.047.263 4.530.571 (1.471.698) (17,27) (2.516.692) (35,71) Điêzen (lít) 196.489.789 181.528.046 151.908.391 (14.961.743) (7,61) (29.619.655) (16,32) Tổng 341.831.184 352.158.933 316.063.353 10.327.749 3,02 (36.095.580) (54,45) Mazut (kg) 86.774.899 66.661.181 55.896.124 (20.113.718) (23,18) (10.765.057) (16,15) Tổng 428.606.083 418.820.114 371.959.477 (9.785.969) (2,28) (46.860.637) (11,19)
Chỉ tiêu sản lượng là chỉ tiêu không thể thiếu trong việc đánh gia hiệu
quả kinh doanh của các mặt hàng, qua sản lượng tiêu thụ ta thấy được các mặt hàng có đóng góp lớn đến doanh thu tiêu thụ để phát huy thêm và đồng thời
cũng đề ra nhiều giải pháp để giúp nâng cao khả năng tiêu thụ đối với mặt
hàng có sức ảnh hưởng lớn đến doanh thu.
Năm 2011 tổng sản lượng tiêu thụ của Công ty đạt 352.158.933 lít và 66.661.181 kg mazut tăng 10.327.749 lít và giảm 20.113.718 kg mazut so với năm 2010. Qua năm 2012, tổng sản lượng tiêu thụ giảm đối với tất cả các mặt
hàng phân tích, cụ thể giảm 36.095.580 lít và giảm 10.765.057 kg mazut so với năm 2011. Nguyên nhân giảm sản lượng tiêu thụ vào năm 2012 là do giá xăng dầu trên thị trường thế giới tăng làm cho giá xăng dầu trong nước tăng
theo nên việc tiêu thụ giảm sút. Ngoài ra, sản lượng tiêu thụ bị giảm là bởi ảnh
hưởng sự suy giảm kinh tế trong năm 2012 của nước ta, làm cho các cá nhân, tổ chức thắt chặt nhu cầu sử dụng. Và do phải cạnh tranh với nhiều Công ty
xăng dầu khác. Điều này cho thấy hoạt động của Công ty đang có dấu hiệu
không tốt. Để thấy trực quan hơn sự biến động này, xem biểu đồ thể hiện tình hình sản lượng tiêu thụ của các mặt hàng qua 3 năm dưới đây:
86.774.899 66.661.181 55.896.124 159.624.391 136.822.434 163.583.624 4.530.571 7.047.263 8.518.961 196.489.789 181.528.046 151.908.391 0 50.000.000 100.000.000 150.000.000 200.000.000 250.000.000 Sản lượng năm 2010 Sản lượng năm 2011 Sản lượng năm 2012 Xăng (lít) Dầu hỏa (lít) Điêzen (lít) Mazut (kg)
Hình 4.1 Đồ thị biểu hiện sản lượng tiêu thụ các mặt hàng của Công ty từ năm 2010 đến năm 2012
Từ đồ thị trên ta thấy sản lượng tiêu thụ của các mặt hàng biến động tăng, giảm với các tốc độ khác nhau. Mặt hàng xăng vào năm 2011 tăng
19,56% so với năm 2010, nhưng bước sang năm 2012 thì giảm nhẹ 2,42% so
với năm 2011. Còn 3 sản phẩm còn lại sản lượng tiêu thụ đều giảm qua các năm. Cụ thể đối với dầu hỏa sản lượng tiêu thụ năm 2011 giảm 1.471.698 lít
tương đương giảm -17,27% so với năm 2010, sang năm 2012 tiếp tục giảm
2.516.692 lít tương đương giảm 35,71% so với năm 2011. Đối với điêzen năm
2011 giảm 14.961.743 lít tương đương giảm 7.61% so với năm 2010, sang
năm 2012 tiếp tục giảm 29.619.655lít tương đương giảm 16,32% so với năm
2011. Cuối cùng là mazut sản lượng tiêu thu giảm 20.113.718lít tương đương
giảm 23,18% so với năm 2010, sang năm 2012 mặt hàng này tiếp tục giảm
Bảng 4.2: Doanh thu các mặt hàng của Công ty từ năm 2010 đến năm 2012
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Mặt hàng
Doanh thu năm
2010
Doanh thu năm
2011
Doanh thu năm
2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Xăng (lít) 1.789.159.133 2.745.197.620 2.928.201.981 956.038.487 53,44 183.004.361 6,67 Dầu hỏa (lít) 101.865.857 84.588.845 83.588.485 (17.277.012) (16,96) (1.000.360) (1,18) Điêzen (lít) 2.390.861.096 3.012.859.117 2.730.551.075 621.998.021 26,02 (282.308.042) (9,37) Mazut (kg) 890.443.920 945.456.508 852.483.513 55.012.588 6,18 (92.972.995) (9,83) Tổng 5.172.330.006 6.788.102.090 6.594.825.054 1.615.772.084 31,24 (193.277.036) (2,85)
Từ bảng số liệu doanh thu ở trên ta thấy doanh thu không hoàn toàn biến động cùng chiều với sản lượng tiêu thụ, cụ thể được biểu diển qua đồ thị doanh thu dưới đây:
Đơn vị tính: 1.000 đồng 1.789.159.133 2.928.201.981 83.588.485 852.483.513 2.745.197.620 101.865.857 84.588.845 2.390.861.096 3.012.859.117 2.730.551.075 890.443.920 945.456.508 0 500.000.000 1.000.000.000 1.500.000.000 2.000.000.000 2.500.000.000 3.000.000.000 3.500.000.000 Doanh thu năm 2010 Doanh thu năm 2011 Doanh thu năm 2012 Xăng (lít) Dầu hỏa (lít) Điêzen (lít) Mazut (kg)
Hình 4.2 Đồ thị biểu hiện doanh thu các mặt hàng của Công ty từ năm 2010 đến năm 2012
Qua đồ thị trên, nếu xét doanh thu từng mặt hàng thì ta thấy sự biến động
không hoàn toàn giống sự biến động sản lượng tiêu thụ từng mặt hàng qua các
năm. Cụ thể, doanh thu mặt hàng xăng tăng liên tục qua các năm, tới năm
2012 vẫn tiếp tục tăng 183.004.361.000 đồng tương đương 6,67% so với năm 2011. Tương tự đối với điêzen và mazut vào năm 2011 sản lượng giảm nhưng
doanh thu lại tăng lần lượt là 621.998.021.000 đồng, 55.012.588.000 đồng tương đương 26,02% và 6,18% so với năm 2010. Nguyên nhân có sự biến động không cùng chiều là do giá bán của các mặt hàng xăng, điêzen, mazut trên thị trường thế giới tăng kéo theo giá bán trong nước tăng. Ngược lại đối
với sản phẩm dầu hỏa thì biến động cùng chiều với sản lượng là doanh thu liên