7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
4.4.3 Doanh thu an toàn
Doanh thu an toàn các mặt hàng của Công ty 6 tháng đầu năm 2013 như
sau:
Bảng 4.21: Doanh thu an toàn các mặt hàng của Công ty 6 tháng đầu năm
2013 Đơn vị tính: 1.000 đồng Mặt hàng Doanh thu thực hiện Doanh thu hòa vốn Doanh thu an toàn Xăng(lít) 1.864.710.907 1.810.036.373 54.674.534 Dầu hỏa(lít) 44.356.834 52.163.389 (7.806.555) Điêzen(lít) 1.313.382.120 1.149.784.683 163.597.437 Mazut(kg) 624.144.752 923.109.146 (298.964.394)
Nguồn: Tính toán của tác giả
Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện được vượt qua
mức doanh thu hòa vốn. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thể hiện tính an toàn càng cao của hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua kết quả trên, doanh thu an toàn của các mặt hàng là khác nhau và nó có giá trị nhỏ. Tuy nhiên để tìm hiểu
rõ nên phân tích chỉ tiêu tỷ lệ doanh thu an toàn của các mặt hàng:
Bảng 4.22: Tỷ lệ doanh thu an toàn các mặt hàng của Công ty 6 tháng đầu năm
2013
Mặt hàng Doanh thu an toàn (1.000 đồng) Doanh thu thự hiện (1.000 đồng) Tỷ lệ doanh thu an toàn (%) Xăng 54.674.534 1.810.036.373 3,02 Dầu hỏa -7.806.555 52.163.389 (14,97) Điêzen 163.597.437 1.149.784.683 14,23 Mazut -298.964.394 923.109.146 (32,39)
Theo kết quả trên, các mặt hàng có tỷ lệ doanh thu an toàn khác nhau và nhìn chung là thấp. Mặt hàng có tỷ lệ doanh thu an toàn thấp như dầu hỏa,
mazut lần lượt là -14,97%, và -32,39%. Tuy nhiên do số liệu dùng trong phân tích là số liệu của 6 tháng đầu năm, mặt khác với mức độ hoạt động lớn như Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ, cộng thêm số dư đảm phí của dầu hỏa và mazut lần lượt là 200 đồng/lít và 140 đồng/lít, nếu 6 tháng cuối năm 2013 sản lượng tiêu thụ của 2 mặt hàng này cao hơn thì tỷ lệ doanh thu an toàn của 2
mặt hàng này sẽ cao hơn, và có thể mang lại lợi nhuận cho Công ty. Ngược lại
thì thực sự 2 mặt hàng này không mang lại lợi nhuận cho Công ty, nhưng Công ty không nên bỏ không kinh doanh 2 mặt hàng này vì chúng đã góp phần
gánh chịu một phần chi phí bất biến khá lớn. Ngược lại đối với 2 mặt hàng
xăng và điêzen có tỷ lệ doanh thu an toàn cao hơn lần lượt là 3,02% và
14,23%. Điều này, nói lên độ rủi ro trong kinh doanh của 2 mặt hàng xăng và điêzen sẽ thấp hơn các mặt hàng dầu hỏa và mazut.
4.4.4 Ứng dụng của mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận vào lựa chọn phương án kinh doanh
Để phát triển Công ty, nhà quản trị phải thường xuyên đánh giá tình hình kinh doanh hiện tại, kết hợp nghiên cứu thị trường, khả năng của Công ty đề
tìm ra những phương án kinh doanh hiệu quả mang lại lợi ích cho Công ty. Có rất nhiều cơ sở để nhà quản trị đưa ra phương án kinh doanh trong đó không
thể không kể tới mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Đây là công cụ
hữu ích để nhà quản trị đưa ra những phương án kinh doanh ngắn hạn. Qua
phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tôi xin đưa ra một số phương án kinh doanh trong ngắn hạn cho 6 tháng cuối năm 2013 để thấy được sự biến đổi của các chỉ tiêu trước sự biến đổi của nền kinh tế thông qua
một số kế hoạch sau:
a) Phương án 1: Chi phí bất biến, sản lượng thay đổi, các yếu tố khác không đổi
Với kết quả kinh doanh của Công ty ở năm 2012 và 6 tháng đầu năm
2013, bộ phận kế hoạch của Công ty đã đưa ra kế hoạch mới nhằm khai thác
hết tiềm năng của Công ty. Kế hoạch là Công ty dự kiến trong 6 tháng cuối năm 2013 tăng chi phí bất biến thêm 18% so với 6 tháng đầu năm 2013 tương đương khoảng 500 triệu đồng cụ thể là chi phí quảng cáo, bảo quản, tuyên chuyền cho khách hàng biết về chất lượng và những điểm mạnh của Công ty
ví dụ như, Công ty là một thành viên của Công ty xăng dầu Việt Nam nên luôn
được đảm bảo chất lượng và số lượng về xăng dầu. Trong tình hình thi trường xăng dầu ở Việt Nam về chất lượng và số lượng không được đảm bảo và khó
tin tưởng do sự quản lý của nhà nước đối với thị trường này còn yếu kém.
Cộng thêm vào đó là 6 tháng cuối năm nhu cầu tiêu dùng cũng như nhu cầu đi
lại của người dân nhiều hơn. Nhờ đó mà bộ phận kế hoạch Công ty dự đoán
sản lượng đối với mặt hàng xăng có thể tăng lên 1,2% do xăng là nhiên liệu
chính trên thị trường đi lại và cũng là sản phẩm có nhiều vụ bê bối về chất lượng cũng như số lượng nhất, điêzen và mazut tăng 0.8%, dầu hỏa tăng 0.1%
so với 6 tháng đầu năm 2013.
Bảng 4.23: Báo cáo thu nhập trường hợp thay đổi chi phí bất biến và sản lượng
Đơn vị tính: 1.000đồng
CL 6th đầu năm 2013/6th
cuối năm 2013
Xăng Dầu hỏa Điêzen Mazut
Doanh thu 314.408 1.346 164.137 54.874
Chi phí khả biên 0 0 0 0
Số dư đảm phí 314.408 1.346 164.137 54.874
Chi phí bất biến 293.969 1.258 153.466 51.307
Lợi nhuận 20.440 87 10.670 3.567
Nguồn: Tính toán của tác giả
CL: chênh lệch; 6th: 6 tháng
Sản lượng bán ra của xăng tăng 1,2%, điêzen và mazut tăng 0,8%, dầu
hỏa tăng 0,1% dẫn đến doanh thu tăng 534.765.000 đồng và cũng chính SDĐP
cũng tăng lên 534.765.000 đồng, bù đắp được 500 triệu đồng chi phí bất biến tăng thêm. Bởi vậy, phương án này làm cho lợi nhuận tăng thêm 34.765.000
đồng nên phương án này là khả thi. Xét cụ thể từng mặt hàng thì, xăng đem lại
lợi nhuận tăng thêm nhiều nhất là 20.440.000 đồng, ngược lại dầu hỏa mang
lại lợi nhuận tăng thêm ít nhất chỉ 87.000 đồng. Nguyên nhân là do sản lượng
tiêu thụ của xăng chiếm tỷ trọng cao nhất trong các mặt hàng bán ra, nên khi sản lượng bán ra tăng thêm 1% tương đương 868.494 lít thì tổng số dư đảm
phí của mặt hàng này cũng tăng thêm là cao nhất và hơn gần gấp 233 lần so
với dầu hỏa. Cộng thêm mặt hàng này được dự đoán với % tăng thêm là cao
tăng sản lượng bán ra thì tốc độ tăng của SDĐP sẽ nhanh hơn tốc độ tăng của
chi phí bất biến dẫn đến lợi nhuận của mặt hàng nào có tỷ trọng lớn trong sản lượng tiêu thụ thì tăng nhiều hơn (giả định giá bán không ảnh hưởng vì chêch lệch giá giữa các mặt hàng nhỏ).
b) Phương án 2: Chi phí khả biến, giá bán thay đổi, các yếu tố khác không đổi
Theo Bộ Tài chính, giá xăng dầu đang được điều hành theo quy định tại
Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15-10-2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu (gọi tắt là Nghị định số 84/2009/NĐ-CP), với nguyên tắc nhất quán là: "Giá bán xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước". Vì vậy quyết định tăng, giảm giá xăng dầu là không phải dễ dàng
đối với doanh nghiệp. Nhưng dựa vào tình hình thế giới vừa qua, cụ thể là “theo báo Bloomberg của Singapore (12/7/2013) giá xăng A92 giao ngày 12 tháng 7 năm 2013 giảm 2,36% xuống còn 109,55 USD/thùng tương đương với
khoảng 2.629.000 đồng Việt Nam/thùng. Tương tự, giá xăng A95 cũng lao
dốc mạnh khi giảm tới 2,31% để lùi về mức 112,24 USD/thùng tương đương
khoảng 2.693.000 đồng Việt Nam/thùng (1 thùng khoảng 150lít). Tính chung
từ đầu tháng 7 tới nay, chỉ sau 3 phiên giá xăng A92 và A95 nhập khẩu đã giảm lần lượt 2,34% và 3,1%”(Thanh Hải, 12/7/2013. Giá xăng, dầu thế giới lao dốc không ngừng, [online] Available at: <http://vneconomy.vn/> [Accessed 29 november 2013]).
Với những diễn biến như trên Công ty dự đoán 6 tháng cuối năm 2013 chi phí xăng dầu đầu vào giảm 2,7% tương đương khoảng 570 đồng/lít đối với xăng, còn đối với điêzen, dầu hỏa và mazut lần lượt giảm 2,5%, 2% và 2,2%
tương đương giảm khoảng 450 đồng/lít, 370 đồng/lít và 350 đồng/kg. Dựa vào thị trường giá xăng thế giới liên tục có nhiều đợt giảm giá và Công ty cũng
giảm giá bán đối với xăng là 500 đồng/lít, dầu hỏa là 200 đồng/lít, điêzen và mazut lần lượt là 400 đồng/lít và 300 đồng/lít. Khi chi phí khả biến và giá bán giảm thì lợi nhuận tăng bao nhiêu? Ta xem bảng sau:
Bảng 4.24: Báo cáo thu nhập trường hợp thay đổi chi phí khả biến và giá bán
Đơn vị tính: 1.000đồng
CL 6th dầu năm
2013/ 6th cuối năm
2013
Xăng Dầu hỏa Điêzen Mazut
Doanh thu (25.424.722) (1.184.745) (19.122.741) (11.724.065) Chi phí khả biên (30.372.678) (1.204.304) (21.902.379) (12.879.915)
Số dư đảm phí 4.947.956 19.559 2.779.638 1.155.850
Chi phí bất biến 0 0 0 0
Lợi nhuận 4.947.956 19.559 2.779.638 1.155.850
Nguồn: Tính toán của tác giả
CL: chênh lệch; 6th: 6 tháng
Công ty dự đoán chi phí mua xăng dầu đầu vào giảm làm cho chi phí khả
biến giảm và Công ty cũng giảm giá bán nên doanh thu cũng giảm dẫn đến số dư đảm phí đơn vị thay đổi. Qua bảng trên ta thấy số dư đảm phí tăng lên, cho thấy mức độ giảm của chi phí khả biến nhiều hơn mức độ giảm của doanh thu
nên lợi nhuận tăng lên. Phần lợi nhuận tăng lên cũng chính là phần tăng lên của số dư đảm phí. Nhìn chung kế hoạch này, các mặt hàng đều mang lại lợi
nhuận và lợi nhuận tăng lên là 8.903.003.000 đồng nên được xem là khả thi.
Tuy vậy, để phương án này được chọn thì cần dự đoán tương đối chính xác giá xăng dầu đầu vào có thật giảm như dự đoán trong 6 tháng cuối năm 2013 hay
không? Các nhà quản trị của Công ty cần đánh giá và dự đoán cẩn thận vì tình hình giá xăng dầu trên thị trường thế giới có nhiều biến động.
c) Phương án 3: Chi phí bất biến, giá bán và sản lượng thay đổi
Để cạnh tranh với các đối thủ trong ngành, giữ khách hàng và tìm thêm khách hàng mới với tình hình giá xăng có những đợt giảm ở giữa năm 2013(xem phấn phương án 2, trang 75) Công ty dự kiến 6 tháng cuối năm
2013 thực hiện chính sách giảm giá bán đối với xăng là 500 đồng/lít, dầu hỏa là 200 đồng/lít, điêzen và mazut lần lượt là 400 đồng/lít và 300 đồng/kg. Đồng
thời tăng thêm chi phí bất biến 18% so với 6 tháng đầu năm 2013 tương đương
khoảng 500 triệu đồng cụ thể là chi phí quảng cáo, tuyên chuyền cho khách
hàng biết về chất lượng và những điểm mạnh của Công ty ví dụ như, Công ty là một thành viên của Công ty xăng dầu Việt Nam nên luôn được đảm bảo
Việt Nam về chất lượng và số lượng không được đảm bảo và khó tin tưởng
do sự quản lý của nhà nước đối với thị trường này còn yếu kém. Thêm vào đó
vào 6 tháng cuối năm thì nhu cầu tiêu dùng cũng như nhu cầu đi lại của người
dân nhiều hơn. Nhờ đó mà bộ phận kế hoạch Công ty dự đoán sản lượng đối
với mặt hàng xăng có thể tăng lên 1,7% do xăng là nhiên liệu chính trên thị trường đi lại và cũng là sản phẩm có nhiều vụ bê bối về chất lượng cũng như
số lượng nhất, điêzen và mazut tăng 0.9%, dầu hỏa tăng 0.2% so với 6 tháng đầu năm 2013. Có nên thực hiện phương án này không?
Bảng 4.25: Báo cáo thu nhập trường hợp chi phí bất biến, giá bán và sản lượng thay đổi
Đơn vị tính: 1.000đồng
CL 6th đầu năm
2013/ 6th cuối năm
2013
Xăng Dầu hỏa Điêzen Mazut
Doanh thu 7.854.729 96.762 2.750.863 385.014
Chi phí khả biên 0 0 0 0
Số dư đảm phí 7.854.729 96.762 2.750.863 385.014
Chi phí bất biến 293.969 1.258 153.466 51.307
Lợi nhuận 7.569.760 95.504 2.597.397 333.707
Nguồn: Tính toán của tác giả
CL: chênh lệch; 6th: 6 tháng
Nhìn chung, phương án này có lợi nhuận tăng thêm 10.596.368.000
đồng, và mặt hàng có lợi nhuận tăng cao nhất là xăng tới 7.569.760.000 đồng.
Do chi phí khả biến chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi phí nên khi thay đổi
chi phí khả biến thì mặt hàng nào có số lượng lớn sẽ thay đổi nhiều hơn dẫn đến lợi nhuận của xăng tăng nhanh hơn các mặt hàng khác. Để hiểu các yếu tố tác động đến lợi nhuận trong bảng trên, ta xét khi giảm giá bán thì doanh thu cũng giảm một lượng, đồng thời khi tăng chi phí quảng cáo làm cho chi phí bất biến tăng lên nhưng lợi nhuận ở đây lại tăng lên. Đó là do việc giảm giá bán và tăng chi phí quảng cáo đã thúc đẩy sản lượng tiêu thụ của các mặt hàng tốt hơn (theo Công ty dự kiến thì làm sản lượng của mặt hàng xăng tăng 1,7%, mazut và điêzen tăng 0.9%, dầu hỏa tăng 0.2%) làm tăng doanh thu. Mà mức độ tăng thêm của doanh thu do sản lượng tăng lên lớn hơn so với doanh thu giảm do giảm giá bán đối với xăng là 500 đồng/lít, dầu hỏa là 200 đồng/lít,
điêzen và mazut lần lượt là 400 đồng/lít và 300 đồng/kg. Tóm lại, phương án
này là khả thi.
Qua ba phương án trên và các tháng trong quý 3 năm 2013, tôi thấy phương án thứ ba là khả quan nhất ở thời điểm này và lợi nhuận tăng thêm cũng lớn nhất. Xét về tình hình kinh doanh các tháng trong quý 3 năm 2013 có
những đợt giá xăng giảm. Bởi vậy, Công ty nên thực hiện phương án này để
giữ vững thị phần trên thị trường. Đồng thời trong phương án này, Công ty có
tăng chi phí quảng cáo, bảo quản nhằm thu hút khách hàng mới và giữ chân
khách hàng cũ. Tóm lại, các nhà lãnh đạo Công ty nên có lựa chọn phương án
kinh doanh phù hợp để mang lại lợi nhuận nhiều nhất.
4.4.5 Mối quan hệ giữa điểm hòa vốn và giá bán
Trong ví dụ trên, chúng ta xét trong điều kiện giá bán không đổi thì phải
tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm để hòa vốn. Bây giờ thì ngược lại, nếu giá bán thay đổi thì sản lượng tiêu thụ ở điểm hòa vốn sẽ như thế nào?
Trong thị trường hiện nay, giá cả biến động liên tục. Do đó việc tăng
giảm giá bán của các sản phẩm là điều không thể tránh khỏi. Sau đây, xét trường hợp của điêzen làm đại diện. Do mặt hàng này có sản lượng tiêu thụ
gần bằng sản lượng và giá bán trung bình của các mặt hàng của công ty là 72.245.481 lít và giá bán là 18.180 đồng/lít. Lượng hòa vốn của mặt hàng
điêzen là 63.246.443 lít. Giả sử giá dao động từ 18.000 đồng/lít đến 18.300 đồng/lít, chúng ta xem xét khi đó điêzen phải tiêu thụ bao nhiêu lít thì đủ hòa vốn?
Bảng 4.26: Mối quan hệ giữa giá bán và điểm hòa vốn đối với mặt hàng
điêzen Giá bán (1.000 đồng/lít) CPKBĐV (1.000 đồng/lít) SDĐPĐV (1.000 đồng/lít) CPBB (1.000 đồng) Sản lượng hòa vốn (lít) Doanh thu hòa vốn (1.000đồng) 18 17,92 0,08 16.480.866 206.010.825 3.708.194.850 18,1 17,92 0,18 16.480.866 91.560.367 1.657.242.637 18,18 17,92 0,26 16.480.866 63.387.946 1.152.392.861 18,2 17,92 0,28 16.480.866 58.860.236 1.071.256.290 18,3 17,92 0,38 16.480.866 43.370.700 793.683.810
Nguồn: Tính toán của tác giả
Trường hợp giảm giá bán trong khi các yếu tố khác không đổi thì SDĐP
sẽ giảm, dẫn đến sản lượng để đạt mức hòa vốn sẽ cao hơn, doanh thu hòa vốn
sẽ cao hơn, số dư an toàn cũng sẽ thấp hơn. Hay nói cách khác, lợi nhuận đạt được sẽ thấp hơn. Nếu giảm giá bán mà thúc đẩy sản lượng tiêu thụ tăng lên thì phần tăng về sản lượng có thể bù đắp lại phần sụt giảm về giá bán, nhưng
nếu sản lượng tiêu thụ không tăng hoặc giá trị sản lượng tiêu thụ tăng không
lớn hơn thì doanh thu sẽ bị giảm. Bởi vậy, giảm giá không phải là cách mà các
công ty thường lựa chọn.
Qua việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận ta thấy
rằng đối với các mặt hàng không đồng nhất về giá bán, nhà quản trị không thể căn cứ vào SDĐP để quyết định tăng doanh thu sản phẩm mà còn phải căn cứ
vào tỷ lệ SDĐP của các mặt hàng đó. Hay cũng có nghĩa là tỷ lệ SDĐP, đòn