Thị lợi nhuận

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty tnhh xăng dầu tây nam bộ (Trang 42)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

2.1.5.7 thị lợi nhuận

"Ngoài đồ thị hòa vốn trên, một loại đồ thị khác cũng thiết lập trên cơ sở

mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Đó là đồ thị lợi nhuận, minh

họa trực tiếp mối quan hệ giữa sự thay đổi khối lượng sản phẩm tiêu thụ với

lợi nhuận. Đồ thị này dễ thể hiện hơn hai loại đồ thị trên. Tuy nhiên, việc phân tích qua đồ thị lợi nhuận chưa nhận thấy rõ ràng chi phí thay đổi như thế nào

khi doanh thu thay đổi. Cách vẽ đồ thị lợi nhuận như sau:

 Giả định mức độ hoạt động bằng 0, tổng định phí thể hiện trên trục tung độ b. Điểm này chính là khoản lỗ khi doanh nghiệp không hoạt động.

 Lấy một điểm trên mặt phẳng tọa độ thể hiện mức lỗ hoặc lãi ứng

với mức doanh thu tương ứng.

 Sau đó, kẻ một đường thẳng qua hai điểm này, chính là đường lợi

nhuận.

Hình 2.11 Đồ thị lợi nhuận Phân tích trên đồ thị:

 Nếu sản lượng tiêu thụ x < A: Doanh nghiệp bị lỗ  Nếu sản lượng tiêu thụ x = A: Doanh nghiệp hòa vốn  Nếu sản lượng tiêu thụ x > A: Doanh nghiệp đạt lợi nhuận

Muốn tìm được mức lợi nhuận ứng vơi sản lượng nào đó, căn cứ sản lượng trên trục hoành kẻ một đường thẳng song song với trục tung cắt đường

lợi nhuận, đây chính là mức lợi nhuận muốn tìm. Điều này cũng được tiến

b

A

Đường lợi nhuận

Doanh số hòa vốn

Sản lượng tiêu thụ

Giá trị

Vùng lỗ

hành tương tự khi tìm lợi nhuận ứng với một doanh thu đã biết và tìm sản lượng, doanh thu mong muốn ứng với một mức lợi nhuận”(Huỳnh Lợi và công sự, 2001, trang 195).

2.1.5.8 Doanh thu an toàn và tỷ lệ doanh thu an toàn

“Doanh thu an toàn được định nghĩa là khoản doanh thu vượt quá doanh

thu hòa vốn. Doanh thu an toàn có thể đo lường bằng chênh lệch giữa doanh thu ước tính với doanh thu hòa vốn hoặc chênh lệch giữa doanh thu thực tế với

doanh thu hòa vốn.

Doanh thu an toàn = Doanh thu – Doanh thu hòa vốn

Tỷ lệ doanh thu an toàn là một chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa

doanh thu an toàn với doanh thu.

(Huỳnh Lợi và cộng sự, 2001, trang 196).

2.1.6 Phân tích kết cấu mặt hàng

2.1.6.1 Khái niệm kết cấu mặt hàng

Kết cấu mặt hàng là mối quan hệ tỷ trọng doanh thu từng mặt hàng trên tổng doanh thu của doanh nghiệp. Kết cấu mặt hàng còn được căn cứ vào mối

quan hệ số dư đảm phí của từng mặt hàng trên tổng số dư đảm phí của toàn doanh nghiệp.

2.1.6.2 Nội dung phân tích kết cấu mặt hàng

Trong doanh nghiệp thì “ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận

và doanh thu hòa vốn thông qua tỷ lệ số dư đảm phí của từng mặt hàng khác nhau. Khi doanh nghiệp có nhiều sản phẩm (bộ phận), các doanh nghiệp cần

phải chú ý nhiều hơn đến những sản phẩm (bộ phận) nào có tỷ lệ số dư đảm

phí cao vì biến động của các sản phẩm (bộ phận) này có ảnh hưởng nhiều hơn đến kết quả kinh doanh so với biến động của các sản phẩm (bộ phận) khác”(Lê

Phước Hương và cộng sự, 2011, trang 71). Cụ thể, khi gia tăng những mặt

hàng có kết cấu lớn thì: doanh thu hòa vốn giảm, tỷ lệ doanh thu an toàn tăng

và lợi nhuận tăng còn khi giảm mặt hàng có kết cấu lớn thì ngược lại. Tóm lại,

việc chọn kết cấu mặt hàng thích hợp sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh và gia

tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

2.1.7 Hạn chế của phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng –lợi nhuận nhuận

Doanh thu an toàn

Tỷ lệ doanh thu an toàn = 100%” Tổng doanh thu

(2.30) (2.29)

2.1.7.1 Hạn chế của phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận nhuận

“Hạn chế của phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận thể

hiện ở những giả định khi phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi

nhuận. Cụ thể những hạn chế này tập trung ở những điểm sau”(Huỳnh Lợi và cộng sự, 2001, trang 198):

“Một là mối quan hệ biến động của chi phí, sản lượng tiêu thụ, doanh thu

và lợi nhuận được giả định là quan hệ tuyến tính trong suốt phạm vi vận động. Điều này rất khó xảy ra vì những thay đổi về sản lượng sẽ xảy ra những thay đổi về chi phí, thu nhập do đó quan hệ tuyến tính sẽ bị phá vỡ.

Hai là các chi phí giả định được phân tích một cách chính xác thành chi phí bất biến và chi phí khả biến. Thực tế, điều này chỉ mang tính chất tương đối, đôi khi nó rất khó phân định chính xác được (Ví dụ các bạn có thể xếp chi phí điện, nước, văn phòng phẩm vào chi phí khả biến hay chi phí bất biến và bản thân chúng thay đổi theo mức độ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc

cũng có thể không thay đổi).

Ba là kết cấu sản phẩm sản xuất kinh doanh được giả định cố định trong

quá trình thay đổi các yếu tố chi phí, khối lượng tiêu thụ. Điều này khó có thể

tồn tại vì kết cấu sản phẩm sản xuất kinh doanh luôn gắn kết và biến động

trong từng phương án ở từng thời kỳ sản xuất kinh doanh.

Bốn là tồn kho sản phẩm được giả định không thay đổi hoặc quá trình sản xuất và tiêu thụ cùng một mức độ. Điều này cũng phi thực tế vì sự tồn

kho sản phẩm sẽ biến động theo nhu cầu dự trữ, tình trạng tiêu thụ ở từng thời

kỳ.

Năm là công suất máy móc thiết bị, năng suất của công nhân được giả định không thay đổi trong suốt thời kỳ. Điều này rất khó tồn tại vì công suất

máy móc thiết bị, năng suất người lao động phải thay đổi do tuổi thọ của máy

móc, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật, trình độ của người lao động thay đổi

gắn liền với sự phát triển của xã hội.

Sáu là giá trị đồng tiền sử dụng không thay đổi hay nói cách khác là nền

kinh tế không xảy ra lạm phát mà điều này chỉ ra trong một thời gian ngắn. Và

đôi khi để phát triển nền kinh tế một số quốc gia còn phải thực hiện chính sách

phá giá tiền tệ ở một thời kỳ nhất định.

Như vậy, qua phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận và những hạn chế của mô hình này chỉ rõ cho chúng ta một cách suy nghĩ về mối

tìm ra sản lượng, doanh thu,... trong mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi

nhuận. Vì vậy, để đảm bảo tính khả thi, sự chính xác khi ra quyết định dựa

vào mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận cần phải hội tụ những điều

kiện giả thuyết”(Huỳnh Lợi và cộng sự, 2001, trang 199).

2.1.7.2 Các giả định khi thực hiện phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng –lợi nhuận khối lượng –lợi nhuận

Phép phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận chỉ hữu

dụng trong điều kiện cụ thể và khi các giả định là đúng. Luận văn này thực

hiện theo các giả định sau:

 Chi phí khả biến và chi phí bất biến được tính toán chính xác.  Mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là quan hệ tuyến tính.  Kết cấu hàng bán là cố định khi các yếu tố khác thay đổi.

Năng suất lao động, công suất hoạt động của máy móc không thay đổi.

 Chi phí và giá ổn định trong một thời kỳ hoạch định.

Không tính đến chi phí sử dụng vốn, rủi ro và cấu trúc tài sản của mỗi

quyết định.

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

 Số liệu thứ cấp được thu nhập từ các sổ chi tiết, báo cáo bán hàng, báo cáo tiêu thụ, báo cáo tài chính.

2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu

Phương pháp sử lý số liệu sử dụng trong bài phân tích chủ yếu là phương

pháp thống kê mô tả và phương pháp phân tích cơ cấu.

“Tổng hợp và trình bày dữ liệu thống kê.

Thông tin ban đầu có tính rời rạc, dữ liệu hỗn độn không theo một trật tự

nào và có thể quá nhiều nếu nhìn vào đây chúng ta không thể phát hiện được điều gí để phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Do đó chúng ta cần phải trình bày một cách có thể thống với hai mục đích: một là làm cho bảng dữ liệu gọn

lại, hai là thể hiện được tính chất của nội dung nghiên cứu”(TS.Mai Văn Nam,

2008, trang 23). Bằng cách:

- Phân tổ thống kê. - Lập bảng thống kê.

- Tổng hợp bằng đồ thị.

“Các mức độ của hiện tượng kinh tế xã hội.

Nghiên cứu các mức độ của hiện tượng kinh tế xã hội là yêu cầu quan

trọng của việc tổng hợp, tính toán và phân tích thống kê nhằm biểu hiện mặt lượng trong quan hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể nhờ vào sự trợ giúp của các phương

pháp thống kê”( TS.Mai Văn Nam, 2008, trang 39). Cụ thể áp dụng trong bài như sau:

 Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để phân thành 4 nhóm sản

phẩm chính nhóm xăng, dầu hỏa, điêzen và mazut. Đồng thời nhóm các loại chi phí thành hai nhóm chi phí đó là chi phí khả biến và chi phí bất biến.

 Sử dụng phương pháp lập bảng thống kê để tổng hợp số liệu về giá

vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp theo CPKB và CPBB.

 Sử dụng phương pháp mô tả bằng đồ thị để mô tả sản lượng, doanh thu

các mặt hàng qua các năm, đồ thị biểu diễn điểm hòa vốn, doanh thu hòa vốn,

sản lượng hòa vốn,...

Sử dụng các số tương đối, số tuyệt đối,...để phân tích các chỉ tiêu về

doanh thu, chi phí, lợi nhuận, chi phí khả biến, chi phí bất biến,...

 Sử dụng phương pháp phân tích cơ cấu ngang để phân tích cơ cấu

doanh thu, chi phí, lợi nhuận, sản lượng tiêu thụ của các mặt hàng điêzen, xăng, dầu hỏa, mazut. Và sử dụng phương pháp phân tích cơ cấu dọc để phân

tích kết cấu chi phí khả biến, chi phí bất biến trong tổng chi phí của các mặt

hàng.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

 Tên công ty: Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ  Tên giao dịch quốc tế: Petrolimex TÂY NAM BỘ

 Trụ sở: Số 21 – CMT8 – P.Thới Bình – Q.Ninh Kiều – TP.Cần Thơ  Điện thoại: (0710) 382-0554, (0710) 382-3913

 Fax: (0710) 382-2746

 Email: taynambo@petrolimex.com.vn

 Website: taynambo.petrolimex.com.vn

 Mã số thuế: 1800158559

 Số tài khoản: 0111000000474 tại Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh

Cần Thơ.

Trước ngày 30/04/1975, thị trường xăng dầu ở phía nam cũng như ở

Thành phố Hồ Chí minh đều do 3 hãng lớn là: Catlex (Mỹ), Esso (Anh), Shell

(Hà Lan) chiếm lĩnh toàn bộ thị trường. Sau ngày miền nam hoàn toàn giải

phóng, Ban quân quản tiếp quản toàn bộ tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật của 3 hãng trên và thành lập Công ty Xăng dầu Miền Nam trực thuộc Tổng cục Vật tư.

Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ được thành lập vào tháng 5/1975 từ hệ

thống cơ sở vật chất kỹ thuật (kho, bồn bể, đường ống,..) do các hãng của tư

bản như hãng Catlex, Esso, Shell để lại với tên gọi ban đầu là Công ty xăng

dầu cấp I khu vực Tây Nam Bộ. Ngày 07/01/1976, Tổng cục vật tư bằng văn

bản số 03/VH-KH quyết định thành lập Tổng kho Xăng dầu Khu vực Tây

Nam Bộ, trực thuộc Công ty Xăng dầu Miền Nam (Công ty Xăng dầu Khu

vực II ngày nay).

Tháng 07/1977, Tổng Công ty xăng dầu có quyết định số 221/XD-QĐ đổi tên “Tổng kho Xăng dầu Khu vực Tây Nam Bộ” thành “Tổng kho Xăng

dầu Cần Thơ” trực thuộc Công ty Xăng dầu Khu vực II.

Ngày 11/09/1984, Giám đốc Công ty Xăng dầu Khu vực II ban hành quyết định số 134/TC.QĐ đổi tên “Tổng kho Xăng dầu Cần Thơ” thành “Xí nghiệp Xăng dầu Hậu Giang”.

Ngày 26/12/1988, Tổng Giám đốc tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam ban hành quyết định số 2209/XD.QĐ đổi tên “Xí nghiệp Xăng dầu Hậu Giang” thành “ Công ty Xăng dầu Hậu Giang” và trực thuộc Petrolimex Việt Nam.

Ngày 01/01/2004, theo quyết định số 1680/2003/QĐ-BTM ngày 08/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Thương mại, đổi tên “Công ty Xăng dầu Hậu Giang” thành “ Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ” trực thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam.

Từ ngày 01/07/2012 Công ty chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang

Công ty TNHH Một Thành Viên thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam.

Từ khi thành lập đến nay, Công ty không ngừng lớn mạnh, ngoài trụ sở

chính tại Thành phố Cần Thơ, Công ty còn có 3 chi nhánh trực thuộc ở 3 tỉnh

Hậu Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu cùng hệ thống kho bể với sức chứa trên 120.000 m3/tấn. Với những đóng góp cho sự phát triển kinh tế và đảm bảo an

ninh quốc phòng Công ty đã được Nhà nước trao tặng huân chương lao động

hạng Ba, huân chương lao động hạng Nhì và nhiều danh hiệu cá nhân khác.

3.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 3.2.1 Chức năng 3.2.1 Chức năng

Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ hoạt động trong lĩnh vực thương mại,

chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam. Công ty có

chức năng chính là kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu,...đáp ứng

cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội, đảm bảo cho nhu cầu của an ninh quốc

phòng và yêu cầu phát triển kinh tế trong địa bàn được phân công. Ngoài mặt

hàng chủ yếu là xăng dầu Công ty còn tổ chức kinh doanh nhiều loại hình dịch

vụ như: kinh doanh kho bể (giữ hộ hàng hóa, cấp lẻ, nhập ủy thác,...), vận tải xăng dầu, dịch vụ hàng dự trữ quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tốt hơn cho khách hàng. Bên cạnh đó Công ty còn có chức năng thực hiện hợp đồng tái xuất sang Campuchia theo sự ủy nhiệm của Tổng Công ty Xăng dầu

Việt Nam.

3.2.2 Nhiệm vụ

Cung cấp xăng dầu cho các tỉnh Miền Tây ngoài ra còn tham gia tái xuất

sang thị trường Campuchia.

Phát huy nguồn lực, tổ chức kinh doanh có hiệu quả để hoàn thành tốt

nhiệm vụ kế hoạch mà Tổng Công ty giao. Ngày càng mở rộng thêm các loại

hình dịch vụ trong lĩnh vực kinh doanh nhằm gia tăng thị phần. Bên cạnh đó

cấp, đồng thời chống lãng phí gây thất thoát tài sản và nguồn vốn nhằm mang

lại lợi ích cho Công ty và xã hội.

Trong công tác kinh doanh tạo ra nguồn hàng có lợi thế hơn, xây dựng

thị trường bán buôn, bán lẻ vững chắc và ổn định. Khai thác lợi thế là trung tâm phân phối nguồn hàng chính cho các công ty trong ngành ở khu vực đồng

bằng song Cửu Long. Đẩy nhanh tốc độ phát triển các điểm bán lẻ mới, hệ

thống đại lý, tổng đại lý. Tổ chức kinh doanh có hiệu quả nhằm tăng thu nhập

cho cán bộ công nhân viên, tăng thêm phần đóng góp vào ngân sách nhà nước,

góp phần vào công nghiệp hóa hiện đại hóa khu vực đồng bằng sông Cửu

Long nói riêng và cả nước nói chung.

3.2.3 Lĩnh vực hoạt động

a) Lĩnh vực hoạt động của Công ty bao gồm:

 Kinh doanh xăng dầu;

 Các sản phẩm hóa dầu và khí hóa lỏng;

 Kinh doanh kho, cảng (giữ hộ, cấp lẻ, nhập ủy thác);  Vật tư, thiết bị phục vụ ngành xăng dầu;

 Cung ứng tàu biển;

 Dịch vụ đo lường, rửa xe…

b) Hình thức kinh doanh

 Bán buôn.

 Bán lẻ.

 Bán qua tổng đại lý, đại lý.  Điều động nội bộ ngành.

 Tái xuất.

c) Địa bàn kinh doanh

Mạng lưới hoạt động của Công ty tập trung chủ yếu ở khu vực miền Tây

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty tnhh xăng dầu tây nam bộ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)