Các nhân tố tác động đến điểm hòa vốn

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty tnhh xăng dầu tây nam bộ (Trang 39)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

2.1.5.4Các nhân tố tác động đến điểm hòa vốn

Lỗ

Lãi Đường tổng chi phí y = ax + b

Đường chi phí bất biến

y = b

Mức độ hoạt động Đường doanh thu

y = px Tổng chi phí Điểm hòa vốn yhòa vốn xhòa vốn b

Điểm hòa vốn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau như tổng định phí, biến phí đơn vị, giá bán. Xác định các nhân tố này cho phép doanh nghiệp lập các dự án đầu tư đúng đắn, đề ra các quyết định kinh doanh tối ưu.

Cụ thể là sản lượng hòa vốn chịu ảnh hưởng của các nhân tố:

* “Nhân tố tổng định phí: trong giới hạn khả năng kinh doanh cho phép,

tổng định phí có thể thay đổi không phải do đầu tư thêm thiết bị, máy móc, phương tiện kinh doanh mà do nguyên nhân khác (tỷ lệ và phương pháp tính

khấu hao, thay đổi đơn giá thuê phương tiện kinh doanh, chi phí quản lý nhân

viên). Tổng định phí có quan hệ cùng chiều với sản lượng hòa vốn, nghĩa là

trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, nếu tổng định phí tăng thì để

hòa vốn, doanh nghiệp cần sản xuất và tiêu thụ một sản lượng lớn hơn kỳ gốc và ngược lại.

* Nhân tố giá bán: trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, giá

bán có quan hệ ngược chiều với sản lượng hòa vốn, nếu giá bán tăng thì doanh nghiệp cần sản xuất và tiêu thụ một lượng sản phẩm ít hơn trước là đã hòa vốn; ngược lại nếu giá bán giảm, để hòa vốn doanh nghiệp cần sản xuất và tiêu thụ một lượng sản phẩm lớn hơn trước.

* Nhân tố biến phí: biến phí đơn vị có thể thay đổi do yêu cầu nâng cao

chất lượng, sản phẩm, mẫu mã, bao bì do đơn giá tiền lương, đơn giá nguyên

vật liệu thay đổi… nếu biến phí có xu hướng tăng thì doanh nghiệp phải tăng

thêm sản lượng sản xuất và tiêu thụ so với trước mới hòa vốn. Vì thế lợi nhuận

sẽ giảm. Ngược lại khi biến phí giảm doanh nghiệp chỉ cần sản xuất và tiêu thụ một sản lượng ít hơn đã hòa vốn và lợi nhuận kinh doanh trong kỳ sẽ tăng.

* Xác định định mức công suất cần huy động để đạt sản lượng hòa vốn: ngoài việc xác định sản xuất và tiêu thụ để đạt được mức lãi mong muốn, các

nhà quản lý còn muốn biết được cần phải huy động bao nhiêu công suất của

doanh nghiệp để hòa vốn, phần công suất còn lại là cơ sở để tạo ra lợi

nhuận”(Lê Phước Hương và cộng sự, 2011, trang 66).

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty tnhh xăng dầu tây nam bộ (Trang 39)