Chƣơng 4: BÀN LUẬN 4.1Tuổi, giớ
4.3.2 Về khả năng tái tuần hoàn toàn bộ động mạch vành
Nghiên cứu của chúng tôi với số cầu nối trung bình / bệnh nhân là 3,36 ± 0,92. Số cầu nối trung bình cho từng vùng của tim theo thứ tự thành trước là 1,47±0,53, thành bên là 1,25±0,43 và thành dưới là 1,02±0,21. Chỉ số tái tuần hoàn toàn bộ là 1,12. Tỷ lệ tái tuần hoàn toàn bộ là 93% (Bảng 3.16). Với kết quả như trên, ở nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận đã đạt được tỷ lệ tái tuần hoàn toàn bộ tốt.
Puskas (2003) với nghiên cứu lâm sàng có nhóm chứng ngẫu nhiên trên 200 trường hợp được báo cáo năm 2003 cho kết quả số cầu nối trung bình / người bệnh là 3,3 ± 1,04 cho nhóm PTBCĐMV không sử dụng THNCT so với 3,40±1,08 ở nhóm PTBCĐMV có sử dụng THNCT và chỉ số cầu nối ở 2 nhóm là 1,0 ± 0,18 so với 1,01 ± 0,09. Kết luận của nghiên cứu này là kỹ thuật PTBCĐMV không sử dụng THNCT có thể thực hiện được tái tuần hoàn toàn bộ hệ động mạch vành với kết quả sau mổ là tương đương nhau giữa 2 nhóm về tỷ lệ tử vong ở thời điểm 30 ngày sau mổ, thời gian nằm viện ngắn hơn, truyền máu ít hơn, tổn thương cơ tim ít hơn ở nhóm PTBCĐMV không sử dụng THNCT so với nhóm PTBCĐMV có sử dụng THNCT [115].
Bảng 4.6: Bàn luận về số cầu nối / BN và chỉ số tái tuần hoàn toàn bộ
Tác giả Số cầu nối / ngƣời bệnh Chỉ số tái TH toàn bộ Tỷ lệ tái TH toàn bộ (%) Van Dijk (2002) [140] 2,4 ± 1,0 Puskas (2003) [115] 3,39 ± 1,04 1,04 Munereto (2003) [101] 2,7 ± 0,5 Kobayashi (2005) [81] 3,5 ± 1,0 98 Shroyer (2009) [128] 2,9 ± 0,9 82,2 Fattouch (2009) [64] 2,6 ± 0,5 100 Houlind (2012) [72] 3,1 ± 1,0 Lemma (2012) [86] 3,0 ± 1,1 Diegeler (2013) [52] 2,7 66,0 Nguyễn Anh Dũng 3,36 ± 0,92 1,12 93
Kobayashi (2005) với nghiên cứu lâm sàng có nhóm chứng ngẫu nhiên trên 167 trường hợp PTBCĐMV trong đó 81 trường hợp được mổ PTBCĐMV không sử dụng THNCT. Kết quả đạt được ở nhóm PTBCĐMV không sử dụng THNCT là số cầu nối trung bình / bệnh nhân là 3,5 ± 1,0 và tỷ lệ tái tuần hoàn toàn bộ đạt được 98% các trường hợp PTBCĐMV. Đặc biệt trong nghiên cứu này là số cầu nối bằng mạch máu ghép là động mạch đạt được 3,3 ± 1,0. Với không trường hợp nào bị tử vong cũng như NMCT hay đột quỵ, các tác giả này khẳng định sự an toàn và khả năng tái tuần hoàn toàn bộ hệ động mạch vành [81].
Các nghiên cứu lâm sàng có nhóm chứng ngẫu nhiên công bố những năm gần đây mặc dù thực hiện trên các đối tượng có nguy cơ phẫu thuật cao
hơn nhưng cũng vẫn thực hiện được số cầu nối trung bình cho 1 người bệnh từ 2,7 tới 3,1 cầu nối.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tái tuần hoàn toàn bộ bằng tất cả mạch máu ghép là động mạch tự thân thực hiện được cho 73 trường hợp (48,03%). Trong đó tỷ lệ sử dụng 2 động mạch ngực trong (BITAs) là 38,82% (59 trường hợp) và tỷ lệ sử dụng động mạch ngực trong trái (LITA) và động mạch quay là 9,21% (14 trường hợp). Đặc biệt, các trường hợp sử dụng tất cả mạch máu ghép là động mạch cũng đạt được kết quả số cầu nối trung bình cho 1 người bệnh là 3,45±1,12 cầu nối. Điều này chứng tỏ rằng việc thực hiện tái tuần hoàn toàn bộ động mạch vành sử dụng tất cả mạch máu ghép là động mạch tự thân của bệnh nhân có thể thực hiện được và trong đa số các trường hợp, các động mạch tự thân thường được sử dụng như động mạch ngực trong trái (LITA), động mạch ngực trong phải (RITA), động mạch quay và 1 động mạch nữa cũng đã được chứng minh có kết quả tốt là động mạch vị mạc nối phải (GEA) của người bệnh luôn có đủ số lượng và chiều dài cần thiết để sử dụng.
Về khả năng tái tuần hoàn toàn bộ động mạch vành, ngoại trừ một vài nghiên cứu lâm sàng có nhóm chứng ngẫu nhiên trên các bệnh nhân lớn tuổi như nghiên cứu của Diegeler có kết quả tỷ lệ tái tuần hoàn toàn bộ thấp ở cả 2 nhóm PTBCĐMV không sử dụng THNCT và PTBCĐMV có sử dụng THNCT với tỷ lệ 66% và 70%, còn lại đa số các nghiên cứu lâm sàng có nhóm chứng ngẫu nhiên đều ghi nhận đạt được tái tuần hoàn toàn bộ và số cầu nối trung bình cho 1 bệnh nhân là không khác nhau giữa 2 nhóm PTBCĐMV không sử dụng THNCT và PTBCĐMV có sử dụng THNCT. Các nghiên cứu đều khẳng định khả năng có thể sử dụng tất cả mạch máu ghép là động mạch tự thân
của bệnh nhân để tái tuần hoàn toàn bộ động mạch vành với kỹ thuật PTBCĐMV không sử dụng THNCT.