Chƣơng 3: KẾT QUẢ
3.3.2 Khả năng tái tuần hoàn toàn bộ động mạch vành
Bảng 3.16: Số cầu nối / bệnh nhân và chỉ số tái TH toàn bộ (n=152)
n=152
Số cầu nối / ngưới bệnh 3,4 ± 0,9
Chỉ số tái TH toàn bộ 1,1
Tỷ lệ tái TH toàn bộ (%) 93
Nhận xét: Tỷ lệ tái TH toàn bộ 93% và chỉ số tái TH toàn bộ (số cầu nối thực hiện được / số cầu nối dự kiến) của nhóm nghiên cứu đạt > 1,0 chứng tỏ khả năng tái tuần hoàn toàn bộ động mạch vành tốt với kỹ thuật không sử dụng THNCT
Biểu đồ 3.1: Số cầu nối trung bình / người bệnh cho các vùng của tim
- Số cầu nối cho thành trước / người bệnh 1,1 ± 0,5 - Số cầu nối cho thành bên / người bệnh 1,3 ± 0,4 - Số cầu nối cho thành dưới / người bệnh 1,0 ± 0,2
Nhận xét: Cả 3 thành của tim đều thực hiện được số cầu nối trung bình / người bệnh là >1,0. Kết quả này cho thấy các vùng cơ tim đều có thể thực hiện cầu nối với số lượng cần thiết để tái tuần hoàn toàn bộ động mạch vành.
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4
Thành trước Thành bên Thành dưới
1,1±0,5 1,3±0,4 1,0±0,2 S ố c ầu nối / ng ười bệ nh
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ các mạch máu ghép sử dụng làm cầu nối
*BITAs: 2 động mạch ngực trong; ITA + Rad: Động mạch ngực trong trái (LITA) + Động mạch quay; ITA + SVG: Động mạch ngực trong + Tĩnh mạch hiển; TH: Trường hợp;
- Sử dụng động mạch ngực trong với tĩnh mạch hiển làm các cầu nối 79 trường hợp, tỷ lệ 52%
- Sử dụng cả 2 động mạch ngực trong làm các cầu nối 59 trường hợp, tỷ lệ 39%
- Sử dụng động mạch ngực trong và động mạch quay làm cầu nối 14 trường hợp, tỷ lệ 9%
Nhận xét: Sử dụng mạch máu ghép toàn bộ là động mạch của người bệnh đạt tỷ lệ 48%, gần bằng với tỷ lệ sử dụng tĩnh mạch hiển kết hợp với động mạch.
59 TH (39%)
14 TH (9%)
79 TH (52%) BITAs
ITA + Rad ITA + SVG
3.4 Các yếu tố ảnh hƣởng thành công và kết quả ở một số nhóm nguy cơ phẫu thuật cao