Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kết quả phẫu thuật cầu nối động mạch vành không tuần hoàn ngày cơ thể (Trang 31)

Hình 1.13: Minh họa kỹ thuật bắc cầu ĐM vành (nối LITA-LAD và SVG nối từ ĐM chủ ngực lên tới OM ―Nguồn: Huffmyer (Curr Opin Anaesthesiol), 2011‖ [74]

Hình 1.14: Minh họa kỹ thuật bắc cầu ĐM vành (nối RITA chữ Y vào LITA, các miệng nối xa LITA vào Diag -> LAD và RITA vào OM -> PDA) ―Nguồn: Huffmyer (Curr Opin Anaesthesiol), 2011‖ [74])

Phẫu thuật bắc cầu ĐMV là phương pháp điều trị mang lại kết quả tốt và lâu dài nhất, được coi là tiêu chuẩn vàng trong điều trị tổn thương hẹp ĐMV. Phẫu thuật bắc cầu ĐMV có thể tái tuần hoàn toàn bộ hệ ĐMV tốt hơn so với can thiệp qua da nong-đặt stent ĐMV, đặc biệt là những trường hợp hẹp nhiều nhánh, lan tỏa. Kỹ thuật mổ có sử dụng THNCT đã được chứng minh mang lại kết quả vượt trội so với can thiệp qua da nong-đặt stent ĐMV qua các nghiên cứu lâm sàng có nhóm chứng ngẫu nhiên (RCT) được thực hiện vào những năm 1980 và gần đây nhất là nghiên cứu SYNTAX công bố kết quả năm 2009 một lần nữa củng cố cho nhận định này [125].

Kỹ thuật không sử dụng THNCT cũng đã được chứng minh mang lại những kết quả tốt, đặc biệt cho những trường hợp bệnh nhân có nguy cơ phẫu

thuật cao. Nhiều nghiên cứu lâm sàng có nhóm chứng ngẫu nhiên so sánh kỹ thuật không sử dụng THNCT và có sử dụng THNCT đã được thực hiện và kết quả lâu dài cũng đã được công bố. Kỹ thuật không sử dụng THNCT đã được công nhận mang lại kết quả tốt, đặc biệt là với nhóm người bệnh có nguy cơ phẫu thuật cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kết quả phẫu thuật cầu nối động mạch vành không tuần hoàn ngày cơ thể (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)