Nghiên cứu trong nƣớc về phẫu thuật bắc cầu động mạch vành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kết quả phẫu thuật cầu nối động mạch vành không tuần hoàn ngày cơ thể (Trang 53)

Phẫu thuật bắc cầu ĐMV cũng như phẫu thuật tim nói chung ở Việt Nam phát triển sau các nước phát triển. Những trường hợp đầu tiên mổ PTBCĐMV được ghi nhận là vào cuối những năm 1990 đầu những năm 2000. Đến nay, hầu hết các trung tâm mổ tim trong cả nước đã triển khai PTBCĐMV. Các công trình nghiên cứu theo nhiều hướng khác nhau đã được thực hiện và công bố kết quả.

Liên quan tới PTBCĐMV nói chung, chúng tôi ghi nhận có 5 luận án tiến sĩ y học, một số luận văn thạc sĩ y học cũng như các bài báo khoa học. Các nghiên cứu của Dương Đức Hùng [11], của Phạm Hữu Minh Nhựt [13], của Lê Thị Mỹ Duyên [6], của Phạm Thọ Tuấn Anh [1], của Đỗ Kim Quế [14], của Hồ Huỳnh Quang Trí [20] của Trần Minh Hải [10], của Nguyễn Trần Thủy [18] về kết quả chung của phẫu thuật. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Quý [15]về gây mê hồi sức sau mổ. Các nghiên cứu của Trần Quyết Tiến [19], của Nguyễn Hoàng Định [7],[8],[9], của Văn Hùng Dũng [5], của Vũ Trí Thanh [16],[17] về các mạch máu ghép làm cầu nối. Các nghiên cứu này đã cho chúng ta những kinh nghiệm quý báu để tiếp tục phát triển phẫu thuật điều trị bệnh ĐMV ở trong nước tiếp cận với những kỹ thuật tiên tiến đã và đang được thực hiện ở các nước phát triển.

Về kỹ thuật không sử dụng THNCT, hầu hết các trung tâm mổ tim ở trong nước đều đã triển khai thực hiện kỹ thuật này. Tuy nhiên, mới chỉ có một vài bài báo công bố kết quả bước đầu của kỹ thuật này.

Tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, PTBCĐMV được bắt đầu thực hiện từ năm 2007. Với cơ sở trang thiết bị đầy đủ, hiện đại của bệnh viện đại học, nhóm phẫu thuật gồm các phẫu thuật viên và bác sĩ gây mê được đào tạo thực hiện PTBCĐMV với kỹ thuật không sử dụng THNCT từ một số trung tâm mổ tim mạch lớn ở Cộng hòa Pháp, chúng tôi đã triển khai thành công kỹ thuật không sử dụng THNCT ngay từ khi bắt đầu thực hiện PTBCĐMV vào năm 2007. Từ đó đến nay, kỹ thuật này đã trở thành thường quy tại Khoa Phẫu thuật Tim mạch – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM với tỷ lệ thực hiện ~70% trên tổng số các trường hợp PTBCĐMV. Nhóm nghiên cứu của Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM đã báo cáo những kết quả sớm của PTBCĐMV với kỹ thuật không sử dụng THNCT tại Hội nghị của Hội Phẫu thuật Lồng ngực-Tim mạch Việt Nam vào cuối năm 2008 [4]. Đồng thời với nghiên cứu về kỹ thuật không sử dụng THNCT, nhóm nghiên cứu cũng tiếp tục nghiên cứu theo hướng kết hợp kỹ thuật không sử dụng THNCT với sử dụng mạch máu ghép là 2 ĐMNT. Sự kết hợp này còn được gọi là kỹ thuật không thao tác trên động mạch chủ ―No-touch technique‖. Đây sẽ là một hướng lựa chọn tốt cho các trường hợp bệnh nhân bị xơ vữa-vôi hóa nặng động mạch chủ ngực lên để phòng tránh các tai biến thần kinh.

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kết quả phẫu thuật cầu nối động mạch vành không tuần hoàn ngày cơ thể (Trang 53)