Kỹ thuật không sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kết quả phẫu thuật cầu nối động mạch vành không tuần hoàn ngày cơ thể (Trang 33)

Trước khi THNCT được áp dụng vào thực hành thì các phẫu thuật điều trị hẹp ĐMV đều được thực hiện trong khi tim vẫn còn đập. Với kỹ thuật khâu nối trực tiếp vào ĐMV thì người đầu tiên được ghi nhận khâu nối thành công ĐMNT vào ĐMV là Kolesov. Tác giả báo cáo thực hiện cho nhiều trường hợp vào năm 1967 và các trường hợp này cũng là các trường hợp PTBCĐMV không sử dụng THNCT.

Những năm từ 1968 tới 1975, một số tác giả ở Bắc Mỹ đã có những cải tiến bước đầu về dụng cụ mổ khi thực hiện kỹ thuật không sử dụng THNCT. Trapp và Bisarya ở Vancouver, Canada đã sử dụng bộ ống nối để duy trì tưới máu cho ĐMV khi thao tác khâu miệng nối xa (Hình 15). Bộ ống nối này có cannula đầu gần vào động mạch chủ ngực lên và cannula đầu xa để tưới máu cả thuận chiều lẫn ngược chiều vào động mạch mạch vành ở vị trí mở ĐMV để khâu miệng nối. Năm 1975, Pierre Grondin ở Montreal, Canada giới thiệu dụng cụ đè vừa để cố định vùng cơ tim vừa để hạn chế máu chảy qua chỗ mở ĐMV trong quá trình thực hiện miệng nối (Hình 16).

Hình 1.15: Hệ thống nối của Trapp cung cấp máu tạm thời cho động mạch vành trong thời gian mở lòng động mạch, khâu miệng nối đầu xa ―Nguồn: Cartier (Off Pump Coronary Artery Bypass Surgery), 2005‖ [41]

Hình 1.16: Dụng cụ ép cố định vùng cơ tim của Pierre Grondin ―Nguồn: Cartier (Off Pump Coronary Artery Bypass Surgery), 2005‖ [41]

Thập niên 1970 và 1980, khi mổ bắc cầu ĐMV với THNCT và làm liệt tim đã trở thành kỹ thuật tiêu chuẩn thì nhiều nhóm phẫu thuật tim vẫn tiếp tục thực hiện kỹ thuật không sử dụng THNCT với lý do kinh tế [31],[38]. Các nhóm này báo cáo thực hiện cho những trường hợp lựa chọn có hẹp ĐMV ở 1 hoặc 2 nhánh và không tổn thương các nhánh thành sau bên. Các cải tiến kỹ thuật tiếp tục hoàn thiện khả năng tiếp cận các nhánh ĐMV ở thành bên và thành dưới [32],[33],[39],[50],[54],[95],[109],[143].

Hình 1.17: Dụng cụ giữ mỏm tim để đặt tư thế của Aboudjaouday ―Nguồn: Cartier (Off Pump Coronary Artery Bypass Surgery), 2005‖ [41]

Hình 1.18: Dụng cụ hút mỏm đặt tư thế tim và dụng cụ hút cố định vùng cơ tim của Maquet

Nhiều tác giả khác đưa ra những ý tưởng về dụng cụ và các mũi chỉ khâu để nâng quả tim lên để bộc lộ và cố định vùng cơ tim. Fayes Aboudjaouday ở Liban phát triển dụng cụ cố định vùng ĐMV cho thành trước và thành bên và dụng cụ hút mỏm vào năm 1992 (Hình 1.17). Lima ở Brazil mô tả sử dụng 4 mũi chỉ khâu ở màng ngoài tim phía sau tâm thất trái. Begsland cải tiến các mũi chỉ treo màng ngoài tim này còn 1 mũi chỉ ở xoang chếch màng ngoài tim ở sau thất trái [33]. Các cải tiến tiếp tục đã dần hoàn thiện dụng cụ cố định vùng cơ tim để cho phép các phẫu thuật viên có thể thực hiện được tái tuần hoàn toàn bộ cho cả tổn thương nhánh động mạch mũ trái (LCx) .

Các thành công được công bố vào đầu những năm 1990 của các nhóm này đã khuyến khích các nghiên cứu thực hiện trở lại kỹ thuật không sử dụng THNCT ở các nước Châu Âu cũng như Bắc Mỹ.

Các cải tiến kỹ thuật với dụng cụ hút bộc lộ và cố định vùng cơ tim, khâu treo màng ngoài tim để nâng quả tim lên và bộc lộ mạch vành cần tiếp cận, dụng cụ thổi làm sạch trường mổ, shunt trong lòng ĐMV…đã giúp hoàn

thiện kỹ thuật và các nghiên cứu lâm sàng có nhóm chứng ngẫu nhiên, nghiên cứu quan sát cũng như các phân tích gộp đã lần lượt cho các kết quả sớm, trung hạn và lâu dài có thể so sánh với kỹ thuật tiêu chuẩn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kết quả phẫu thuật cầu nối động mạch vành không tuần hoàn ngày cơ thể (Trang 33)