4.4.1. Đánh giá môi trường kinh doanh của Công ty
4.4.1.1. Môi trường vĩ mô
Yếu tố kinh tế - xã hội
Kinh tế - xã hội nước ta 6 tháng đầu năm nay diễn ra trong bối cảnh thế giới tiếp đà phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; tình hình kinh tế - xã hội trong nước thuận lợi hơn nhưng vẫn còn nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt sự kiện Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đã gây nên những tác động tiêu cực đến nền kinh tế nói chung, đến ngành Xây dựng nói riêng.
Theo Tổng cục Thống kê ( công bố ngày 27/06/2014)
-Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2014 ước tính tăng 5,18% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó quý I tăng 5,09%; quý II tăng 5,25%. Đây là mức tăng GDP cao so với mức tăng cùng kỳ năm 2012 và 2013 và cả ba khu vực đều có mức tăng cao hơn mức tăng cùng kỳ năm 2013. Trong đó ngành Xây dựng tăng 4,6%, thấp hơn mức tăng 5,09% của 6 tháng đầu năm 2013. Đó là nhờ Đảng, Quốc hội và Chính phủ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt các ngành, các cấp và địa phương thực hiện đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ: Rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi ngân sách nhà nước; tiếp tục thực hiện miễn thuế khoán (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) và thuế thu nhập
67
doanh nghiệp đối với hộ, cá nhân kinh doanh nhà trọ, phòng trọ….Đây là những dấu hiệu tích cực, toàn diện về tăng trưởng của nền kinh tế.
-Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm nay tăng 4,77% so với bình quân cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với những năm gần đây.
-Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới thì Đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu người tại VN sẽ tăng từ khoảng 1.200 USD/năm lên khoảng 3.000 USD/năm. Kinh tế phát triển, thu nhập cải thiện sẽ làm cho nhu cầu xã hội về sản phẩm Xây dựng ngày càng lớn và “khó tính” hơn.
Nhìn chung nền kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2014 đang dần phục hồi trở lại sau cuộc khủng hoảng và có phần tăng nhẹ so với năm 2013. Tuy nhiên Giá xăng và nhiều loại nguyên vật liệu Xây dựng, cơ khí trên thị trường thế giới liên tục tăng cao…….
-Lực lượng lao động cả nước ước tính tại thời điểm 01/7/2014 là 53,7 triệu người, tăng 0,2 triệu người so với cùng thời điểm năm 2013. Trong đó ỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi 6 tháng đầu năm là 2,14% tăng 1,05 và tỷ lệ thiếu việc làm 6 tháng là 2,63% giảm 0.6% so với quý IV năm 2013.
-Trong tháng 6/2014, cả nước có 23 nghìn hộ thiếu đói, giảm 36,1% so với cùng kỳ năm trước. Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 Khóa XI về một số vấn đề chính sách xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, nhất là lao động ở nông thôn. Tăng cường các hoạt động Tư vấn, giới thiệu việc làm, đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm; hỗ trợ đất sản xuất, tín dụng ưu đãi, dạy nghề, khuyến nông - lâm - ngư đối với đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào khu vực biên giới, hải đảo; ứng trước vốn cho các huyện….. Theo báo cáo sơ bộ, tổng kinh phí dành cho hoạt động an sinh xã hội và giảm nghèo trong 6 tháng đầu năm nay khoảng 2.915 tỷ đồng.
Mặc dù nền kinh tế còn khó khăn, điều kiện kinh tế có những diễn biến phức tạp, nhanh chóng, khó lường, nhưng việc điều hành của Chính phủ đã có sự linh hoạt, kịp thời đưa nền kinh tế tăng trưởng ở mức ổn định, giúp khắc phục đời sống của nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội. Điều này tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc duy trì mức cầu đối với sản phẩm.
Yếu tố nhà nước và chính trị
-Tình hình chính trị luôn ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững nên trong những năm qua Việt Nam thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài.
-Chính sách của nhà nước và pháp luật có nhiều thay đổi tạo điều kiện thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp Xây
68
dựng nói riêng. Cụ thể Việt Nam chủ trương thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh nên có luật đầu tư cởi mở, giành nhiều đặc lợi cho nhà đầu tư như: chuyển lợi nhuận về nước với mức thuế thấp, tiền thuê đất rẻ, được miễn thuế lợi tức nhiều năm từ ngày doanh nghiệp hoạt động có lời, cấp giấy phép đầu tư nhanh…Theo báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình: “Tính đến ngày 20/6/2014 cả nước có 656 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 4,85 tỷ USD, bằng 93,2% so với cùng kỳ năm 2013”,”Lĩnh vực Xây dựng đứng thứ hai với 58 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 465,4 triệu USD, chiếm 6,8%”. Theo Chỉ thị số 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng Xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ…; Chương trình hành động của Bộ Xây dựng thực hiện Nghị quyết Số 19/NQ-Cp ngày 18/3/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia…
Yếu tố công nghệ
Ngày nay hầu như tất cả các công ty đều bị lệ thuộc vào sự phát triển của công nghệ và kỹ thuật. Những công ty dẫn đầu về kỹ thuật và chuyển giao công nghệ thường chiếm thế chủ động trong cạnh tranh và tấn công thị trường bằng những giải pháp kỹ thuật giải quyết những vấn đề phát sinh.
Trong ngành Xây dựng, chúng ta cần đánh giá công nghệ, lựa chọn công nghệ và phương thức chuyển giao công nghệ thích hợp, định giá công nghệ, xác định phương thức, điều kiện thanh toán, phí chuyển giao công nghệ, đàm phán, soạn thảo hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Các doanh nghiệp Xây dựng cần có sự giúp đỡ về Tư vấn và đại diện pháp lý trong việc đăng ký xác lập quyền đối với các đối tượng. Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và nước ngoài, bao gồm: sáng chế và giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghệ, nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ.
Công nghệ thông tin đã giúp các doanh nghiệp xử lý số liệu nhanh chóng bằng những phần mềm được viết sẳn theo yêu cầu riêng của từng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hệ thống mạng đã giúp công việc truyền dẫn số liệu luôn mang lại hiệu quả cao mà còn tiết kiệm được thời gian và chi phí.
4.4.1.2. Môi trường vi mô
Đối thủ cạnh tranh
Cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẽ, người tiêu dùng, thương nhân…) nhằm giành lấy những
69
vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hoặc các lợi ích về kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng, và trong lĩnh vực kinh tế nói chung, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế.
Đối thủ cạnh tranh của công ty được chia làm 3 nhóm chính: nhóm đối thủ thuộc các công ty quốc doanh, nhóm thứ hai là doanh nghiệp ngoài quốc doanh và nhóm thứ 3 là các doanh nghiệp cơ khí có vốn đầu tư nước ngoài. Tính đến ngày 01/01/2014, toàn ngành có 68.649 DN với hơn 2,283 triệu lao động và giá trị sản xuất ngành Xây dựng 6 tháng đầu năm ước đạt 352.700 tỷ đồng, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2013. Như vậy khả năng cạnh tranh của Công ty Trung Namlà khó khăn khi ngày càng nhiều các doanh nghiệp cơ khí ra đời và phát triển với sự hỗ trợ vốn từ phía nhà nước và phía nước ngoài.
- Hiện tại Công ty Trung Nam có các đối thủ cạnh tranh có quy mô lớn và chiếm lĩnh một thị phần đáng kể ở khu vực ĐBSCL như:
-Công ty CP Tư vấn Xây dựng Tổng hợp Trà Vinh. -Công ty CP Tư vấn Đầu tư Xây dựng Cần Thơ. -Công ty CP Tư vấn Xây dựng Cửu Long.
Khách hàng
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn xem khách hàng là “thượng đế” của họ. Khách hàng là một phần của công ty vì nhu cầu tiêu dùng của họ ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua hàng. Nhu cầu này có thể xuất phát từ nhu cầu tự nhiên hoặc mong muốn, sở thích, thói quen, tập tính sinh hoạt…
Nhìn chung có thể phân chia khách hàng của doanh nghiệp thành từng nhóm
-Thị trường người tiêu dùng: Những người và hộ dân mua hàng hóa và dich vụ để sử dụng cho cá nhân.
-Thị trường các nhà sản xuất: các tổ chức mua hàng hóa và dich vụ để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh.
-Thị trường nhà buôn bán trung gian: Tổ chức mua hàng và dich vụ để sau đó bán lại kiếm lời.
-Thị trường các cơ quan Nhà nước: Những tổ chức mua hàng và dịch vụ sau đó sử dụng trong lĩnh vực dịch vụ công cộng hoặc chuyển giao hàng hóa và dịch vụ đó cho những người cần .
70
-Thị trường quốc tế: Những người mua hàng ở ngoài nước bao gồm những người tiêu dùng, sản xuất bán trung gian và các cơ quan Nhà nước ở nước ngoài.
Nhìn chung công ty đã Xây dựng được uy tín cũng như vị trí của mình trong lòng khách hàng. Thường xuyên có những ưu đãi đối với khách hàng truyền thống cũng như không ngừng mở rông phạm vi hoạt động trên lãnh thổ.
Nhà cung cấp
Công ty tạo được mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Tuy nhiên, do điều kiện môi trường , thiên nhiên bị cạn kiệt nên Công ty cũng gặp không ít khó khăn về vấn đề thiếu nguyên liệu trong một số giai đoạn nhất định, chủ yếu là xi măng, gạch.
Sản phẩm thay thế
Do điều kiện kinh tế vẫn còn khó khăn do ảnh hường của cuộc khủng hoảng, phần lớn người tiêu dùng đã chuyển sang chi tiêu tiết kiệm. từ mức mua sắm hàng giá cao sang hàng giá thấp. Ngoài ra trong tình hình giá cả tăng cao, giá nguyên vật liệu Xây dựng không ngừng biến động, kéo theo giá của các công trình Xây dựng cũng tăng đáng kể. Người dân có xu hướng thuê nhà hoặc mua trả góp thay vì Xây dựng nhà ở…. Điều này ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của Công ty.
4.4.2. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Công ty Công ty
Qua việc phân tích môi trường kinh doanh (môi trường vĩ mô và môi trường vi mô) đồng thời tìm hiểu sơ lược về công ty ở chương 3 chúng ta có thể rút ra những điểm mạnh, điểm yếu ở hoàn cảnh nội tại, cơ hội và đe dọa ở môi trường bên ngoài để từ đó lập nên ma trận SWOT. Từ ma trận SWOT ta kết hợp, tận dụng những điểm mạnh, cơ hội nhằm khắc phục hạn chế, điểm yếu và đưa ra các biện pháp cụ thể để hoàn thành mục tiêu đề ra.
Điểm mạnh
- Công ty Trung Namcó địa điểm kinh doanh thuận lơi, nằm gần trung tâm của Thành phố Cần Thơ. Thuận lợi cho việc kinh doanh mua bán cũng như việc giao dịch công trình.
- Được khách hàng tín nhiệm nên Công ty ngày càng có nhiều đơn đặt hàng, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
- Lực lượng lao động có trình độ cao, được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu công việc, có tinh thần đoàn kết và tác phong làm việc
71
công nghiệp. Ban lãnh đạo có bề dày kinh nghiệm, am hiểu gắn bó nhiều năm trong lĩnh vực kinh doanh Xây dựng.
- Có mối quan hệ tốt với Tổng công ty và địa phương, được sự giúp đỡ và hỗ trợ từ tổng công ty, luôn quan tâm đến môi trường và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Điểm yếu
- Công ty chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động marketing. Doanh nghiệp chưa thu thập được thông tin thị trường cũng như xử lý các thông tin.
- Khả năng thu hồi nợ của công ty chưa hiệu quả, nhất là các công trình. Điều này thể hiện ở kỳ thu tiền bình quân của công ty vẫn còn khá cao. Điều này làm nguồn vốn trong thanh toán bị tồn đọng và vốn sẽ bị chiếm dụng, công ty sẽ gặp khó khăn trong việc xoay vòng nguồn vốn kinh doanh.
- Nguồn vốn còn hạn chế nên chưa mở rộng được thị trường. Cơ hội
- Kinh tế đang dần phát triển, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao nên nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm cho tiêu dùng cũng như cho sản xuất ngày càng tăng.
- Được sự quan tâm và bảo hộ cũng như hỗ trợ vốn của Nhà nước để tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng Xây dựng cơ bản.
-Việt Nam có thị trường Xây dựng được đánh giá là khá lớn, đây là thị trường tiềm năng mà nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang hướng đến.
- Hội nhập kinh tế quốc tế, doanh nghiệp có cơ hội như có điều kiện tiếp cận các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại , mở rộng thị trường và đào tạo ngày càng nhiều các kỹ sư giỏi cho ra các công trình thế kỷ.
Đe dọa
-Thị trường mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho sự xuất hiện các đối thủ mạnh từ nước ngoài.
- Môi trường kinh tế không ổn định, các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô Nhà nước đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện. Đặc biệt giá cả thị trường tăng làm ảnh hưởng đến giá nguyên vật liệu đầu vào. Quá trình kinh doanh của công ty cũng bị ảnh hưởng.
- Sự xuất hiện sản phẩm thay thế trong tương lai.
- Gặp nhiều trở ngại do có sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp cạnh tranh cùng lĩnh vực Xây dựng.
72
CƠ HỘI (O)
1. Kinh tế phát triển, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm ngày càng tăng.
2. Được sự quan tâm và hỗ trợ vốn của Nhà nước.
3. Việt Nam có thị trường Xây dựng được đánh giá là khá lớn, là thị trường tiềm năng mà nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang hướng đến.
4. Hội nhập kinh tế quốc tế, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, ...
ĐE DỌA (T)
1. Thị trường mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho sự xuất hiện các đối thủ mạnh từ nước ngoài.
2. Môi trường kinh tế không ổn định, làm ảnh hưởng đến giá nguyên vật liệu đầu vào. Quá trình kinh doanh của công ty cũng bị ảnh hưởng.
3. Sự xuất hiện sản phẩm thay thế trong tương lai.
4. Gặp nhiều trở ngại do có sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp cạnh tranh cùng lĩnh vực Xây dựng.
ĐIỂM MẠNH (S) 1. Nằm ở vị trí thuận lợi, trung tâm của TP Cần Thơ.
2. Được khách hàng tín nhiệm nên công ty ngày càng có nhiều đơn đặt hàng, hiệu quả kinh doanh ngày càng cao.
3. Lực lượng lao động có trình độ cao, được đào tạo chuyên môn, ban lãnh đạo có bề dày kinh nghiệm, am hiểu trong lĩnh vực kinh doanh Xây dựng.
4. Có mối quan hệ tốt với Tổng công ty và địa phương, luôn quan tâm đến môi trường và thực hiện đầy đủ