Doanh thu là chỉ số đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tại Công ty Trung Nam, doanh thu bao gồm các loại: Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh và doanh thu từ hoạt động khác. Trong đó doanh thu từ hoạt động kinh doanh gồm doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu từ hoạt động tài chính. Vì Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực Xây dựng nên doanh thu từ hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp. Cụ thể
Bảng 4.1: Doanh thu theo thành phần của Công ty Trung Nam giai đoạn (2011 – 2013) và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6/2014 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 6 tháng 2013/2014 Số
tiền % Số tiền % tiền Số %
DT thuần BH
và CCDV 11.898 17.843 12.441 4.969 5.945 50 (5.402) (30,3) (261) (5) DT tài chính 24 17 56 12 (7) (29,2) 39 229,4 (41) (77,4)
DT khác 3 0 0 0 (3) (100) 0 - 0 -
Tổng DT 11.925 17.860 12.497 4.981 5.935 49,8 (5.363) (30) (302) (5,7)
Từ bảng số liệu trên, sử dụng phương pháp so sánh ta xác định được mức chênh lệch trong doanh thu, % thực hiện doanh thu và đánh giá sự biến động của nó. Từ đó thấy được nguyên nhân tăng, giảm doanh thu tiêu thụ cũng như mức độ ảnh hưởng của nó đến hiệu quả kinh doanh của Công ty và đề ra biện pháp kịp thời, thích hợp để tăng doanh thu của Công ty.
Năm 2012 tổng doanh thu của Công ty tăng cao so với năm 2011, tăng 5.935 triệu đồng ( khoảng 49,8%) và nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu thuần bán hàng và CCDV tăng 50% so với năm 2011. Qua năm 2013 tổng doanh thu bắt đầu lại giảm đáng kể giảm 5.363 triệu đồng ( giảm khoảng
46
42,9%) so với năm 2012 trong khi giá trị sản xuất toàn ngành Xây dựng tăng 7% so với năm 2012. Đến 6 tháng đầu năm 2014 tổng doanh thu lại tiếp tục giảm, giảm 302 triệu đồng ( giảm 5,7%) so với cùng kỳ năm trước.
Tình hình biến động về giá trị các khoản doanh thu: - Đối với doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Qua cơ cấu doanh thu của Công ty trong bảng trên ta thấy doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm phần lớn trong tổng doanh thu, còn doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, hầu như không đáng kể. Điều này cho thấy doanh thu này rất quan trọng, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của Công ty.
Doanh thu thuần BH và CCDV có sự biến động qua các năm. Năm 2012 tăng đột biến so với năm 2011, đạt 17.843 triệu đồng, tăng 5.945 triệu đồng (tăng khoảng 50%). Nguyên nhân chính là do năm 2012 Nhà nước vẫn tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11 cắt giảm đầu tư, các Công ty có vốn Nhà nước không có khả năng đấu thầu công trình mới. Trong khi đó Công ty Trung Nam là Công ty CP tư nhân vơi sự da dạng hợp tác trong Xây dựng nên có khả năng thích ứng cao, nhờ tính chuyên nghiệp và biết nắm bắt nghiên cứu thị trường nên nhận được nhiều công trình, làm cho doanh thu đạt khá cao.
Sang năm 2013, tình hình kinh tế đã có nhiều dấu hiệu khôi phục sau thời gian khủng hoảng, hoạt động kinh tế sôi nôi nổi hơn.Tuy nhiên doanh thu thuần BH và CCDV của Công ty lại giảm đột ngột, giảm 5.402 triệu đồng (giảm khoảng 30,3%) so với năm 2012. Điều này cũng dễ hiểu vì thường các Công ty Xây dựng với đặc thù sản phẩm mang tính đơn chiếc, giá trị lớn và thời gian thi công dài, các công trình năm trước còn trong thời gian thi công nên giá trị sản xuất giảm.
Ngoài ra trong 6 tháng đầu năm 2014, tình hình của Công ty vẫn trong xu hướng giảm nhưng với tốc độ chậm, cụ thể là chỉ giảm 261 triệu ( giảm khoảng 5%) so với 6 tháng đầu năm 2013 nhưng lại chiếm ít so với trung bình tổng doanh thu 1 năm. Đó là do 6 tháng đầu năm không phải là mùa Xây dựng. Theo các nhà kinh nghiệm của các kiến trúc sư, nhà xây vào mùa mưa sẽ có chất lượng thi công tốt hơn vì bê tông đổ vào màu mưa sẽ ít co giãn nở nhiệt gây nứt mặt và dễ thấy được những lỗi rò rỉ, dễ đang xử lý chống thấm. Chính vì thế lợi nhuận của Công ty tập trung vào 6 tháng cuối năm.
- Đối với doanh thu hoạt động tài chính
Trong khi doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng cao so với năm 2011thì doanh thu HĐTC lại giảm đáng kể. Cụ thể năm 2012 chỉ có 17 triệu đồng và giảm 7 triệu đồng (giảm khoảng 29,2%) so với năm 2011.
47
Nguyên nhân là do doanh nghiệp huy động vốn cho các công trình nên lãi từ tiền gửi ngân hàng và cho vay giảm mạnh. Thêm vào đó khách hàng thanh toán với Công ty chủ yếu bằng tiền mặt và không có các hoạt đầu tư chứng khoán nên doanh thu tài chính khá thấp. Mặc dù, doanh thu từ hoạt động này giảm so với năm trước nhưng nhìn chung nó chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu của cả năm nên khi đem so với doanh thu thuần thì con số giảm này không đáng kể. Và ngược lại năm 2013 Công ty tăng mạnh, tăng 39 triệu đồng (tăng 229,4 %) so với năm 2012 nhưng vẫn còn tương đối thấp. Việc này cũng cho thấy Công ty còn yếu về mặt đầu tư tài chính, chưa khai thác hết tiềm năng đầu tư của Công ty. Điều này còn thấy rõ trong 6 tháng 2014 chỉ đạt 12 triệu ( giảm 41 %) so với 6 tháng đầu năm 2013.
-Đối với thu nhập khác
Đặc biệt là khoản này hầu như không ảnh hưởng đến tổng doanh thu vì chỉ có năm 2011 đạt được 3 triệu đồng do tiền bán phế phẩm phế liệu còn năm 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 đều không phát sinh. Doanh thu từ hoạt động khác không thuộc ngành nghề kinh doanh chính của Công ty và không xảy ra thường xuyên nên chiếm tỷ trọng không cao trong tổng doanh.
Nhìn từ kết cấu doanh thu ta thấy doanh thu bán hàng và CCDV chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng doanh thu, điều đó có nghĩa nó cũng sẽ có sức ảnh hưởng không nhỏ đối với sự thay đổi của tổng doanh thu. Tuy nhiên, đối với 1 Công ty Xây dựng, doanh thu cũng như lợi nhuận từ bán hàng không chỉ phụ thuộc vào Công ty mà nó còn phụ thuộc và chịu ảnh hưởng rất nhiều từ biến động thị trường như bất động sản, vốn đầu tư…..Vì chúng ta tiếp tục tìm hiểu những nhân tố khác để hiểu hơn.
4.2.2 Phân tích chi phí
Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ nhắm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp: doanh thu và lợi nhuận. Chi phí là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Mỗi sự tăng, giảm của chi phí sẽ dẫn đến sự tăng giảm của lợi nhuận. Phân tích tình hình chi phí qua các năm là xem xét sự biến động của các khoản mục chi phí, đánh giá mức độ chênh lệch từ đó đề ra một số biện pháp hạn chế sự gia tăng và có thể giảm bớt các loại chi phí đến mức thấp nhất. Chi phí của Công ty gồm có 2 loại chi phí lớn: giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động. Ngoài ra còn chi phí tài chính và chi phí khác.
48
Bảng 4.2 Tổng hợp chi phí của Công ty Trung Nam qua 3 năm (2011-2013) và 6 tháng đầu năm 2014
Đơn vị: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 6/2014 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 6 tháng 2014/2013 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng (%)
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
GVHB 6.905 57,9 12.926 72,5 7.900 63,3 3.303 58,4 6.021 87,2 (5.026) (38,9) (473) (12,5) Chi phí BH 0 0 0 0 0 0 0 0 0 - 0 - 0 - Chi phí QLDN 4.765 40 4.736 26,6 4.469 35,8 2.305 40,8 (29) (0,6) (267) (5,6) 255 12,4 Chi phí tài chính 216 1,8 147 0,8 108 0,9 48 0,8 (69) (31,9) (39) (26,5) (12) (20) Chi phí khác 35 0,3 23 0,1 0 - 0 0 (12) (34,3) (23) (100) 0 (100) Tổng chi phí 11.921 100 17.832 100 12.477 100 5.656 100 5.911 49,6 (5.355) (30) (230) (3,9)
49
Qua bảng 4.2 ta thấy giá vốn hàng bán luôn là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của Công ty ở mỗi năm, con số này lần lượt trong 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng 2014 là 57,9%; 72,5%; 63,3%và 58,4%. Tiếp theo phải kể đến chi phí QLDN, đây là chỉ tiêu khá ổn định trong các khoản mục chi phí nhưng tỷ trọng lại có sự biến động đáng kể qua các năm. Điều này cũng bình thường, vì tổng chi phí thay đổi qua các năm nên làm tỷ trọng của chi phí QLDN cũng bị thay đổi theo.
Các loại chi phí còn lại chỉ giữ một tỷ trọng tương đối thấp. Vì thế các chỉ tiêu này có ảnh hưởng không đáng kể đến tình hình tổng chi phí Công ty.
Năm 2012, tổng chi phí của cả năm tăng cao so với năm 2011, cụ thể tăng 5.911 triệu đồng (tăng 49,6%). Do năm 2012 Công ty nhận được nhiều công trình nên làm cho mặt bằng chung về chi phí tăng cao, mặt khác sự tăng lên của chi phí nguyên vật liệu đầu vào làm giá vốn hàng bán tăng một lượng khá cao.Tuy chi phí tăng cao nhưng lại tương đương với tốc độ của doanh thu ( năm 2011 tổng doanh thu tăng 49,8%). Đặc biệt là năm 2013 tổng chi phí lại giảm 5.355 triệu đồng (giảm 30 %) so vơi năm 2012, tỷ lệ này đúng bằng với tỷ lệ giảm của tổng doanh thu so với năm 2012. Trong 6 tháng đầu năm 2014 cũng giảm 230 triệu đồng (giảm 3,9%) . Điều này cho thấy tình hình hoạt động của Công ty không được hiệu quả, cần có những chính sách mới hơn.
Tình hình biến động về giá trị các khoản chi phí
-Giá vốn hàng bán
Năm 2012, do Công ty tăng danh mục công trình kéo theo GVHB cũng tăng cao lên đến 12.926 triệu đồng, tăng 6.021 triệu đồng (tăng khoảng 87,2%) so với năm 2011 . Trong khi doanh thu thuần BH và CCDV chỉ tăng khoảng 50% so với năm 2011, điều này cho thấy ảnh hưởng sự khủng hoảng của năm 2011 vẫn còn rất lớn, chỉ trong năm 2012 giá xăng đã tăng 6 lần và giá xăng kỷ lục của năm lên tới 22.800 đồng/lít. Kéo theo nhiều mặt hàng gia tăng, trong đó có các mặt hàng phục vụ cho Xây dựng và đặc biệt là tiền vận chuyển. Qua 2013, xu hướng giảm của GVHB cũng tương đương với doanh thu, giảm 5.026 triệu đồng (giảm khoảng 38,9 %); còn doanh thu thuần BH và CCDV có phần giảm nhẹ hơn, giảm 30,3%. Cho thấy chính sách tìm nguồn cung phù hợp của Công ty cũng bắt đầu triển khai có hiệu quả. Và càng thấy rõ hơn trong 6 tháng đầu năm 2014, GVHB tiếp tục giảm với tỷ lệ giảm nhanh hơn doanh thu BH và CCDV. Cụ thể là giảm 473 triệu đồng (giảm 12,5 %) so với 6 tháng đầu năm 2014, còn doanh thu BH và CCDV chỉ giảm 5%. Tóm lại chi phí GVHB không chỉ ảnh hưởng bởi sản lượng tiêu thụ mà khoản chi phí phục vụ trong quá trình sản xuất sản phẩm như: giá cả xăng dầu, giá nguyên
50
liệu đầu vào, tiền thuê công nhân cũng ảnh hưởng đến sự biến động của giá vốn hàng bán trong năm.
* Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nhìn chung chi phí QLDN của Công ty tương đối ổn định và có chiều hướng giảm nhẹ qua các năm. Cụ thể năm 2012 chi phí QLDN chỉ giảm 29 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 0,6% so năm 2011 và đến năm 2013 con số này tiếp tục giảm 267 triệu đồng tương ứng với 5,6% so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu của việc giảm khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp là do việc thực hiện sắp xếp và tinh giãn lại đội ngủ công nhân viên để có thể giảm bớt chi phí phải bỏ ra trong thời điểm hiện tại của Công ty. Ngoài ra tỷ trọng khoản mục chi phí QLDN của công ty chiếm tương đối cao lần lượt qua các năm là 40%, 26,6%, 35,8%. Đặc biệt tỷ trọng này tương đối cao trong 6 tháng đầu năm chiếm đến 40,8% và tăng 255 triệu đồng (tăng 12,4%) so với cùng kỳ năm trướ, đó là do trong khoảng thời gian này không phải là mùa Xây dựng, doanh thu thấp, trong khi khoản chi phí này không chịu ảnh hưởng từ việc bán hàng nên chiếm tỷ trong cao. Từ những phân tích trên cho thấy trong những năm qua tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty chưa được tốt, Công ty phải tốn nhiều chi phí để thu hút nguồn nhân lực có chất lượng, thực hiện những chính sách đãi ngộ cao và tăng cường đào tạo nhằm nâng cao tay nghề cho công nhân viên trong Công ty, đã ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận cuối kỳ.
-Chi phí tài chính
Chi phí tài chính trong doanh nghiệp chủ yếu là chi phí lãi vay. Là chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để huy động nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Nhìn chung chi phí này không ngừng biến động và có xu hướng giảm, năm 2012 giảm 69 triệu đồng (giảm khoảng 31,9% ),qua năm 2013 giảm 39 triệu đồng (giảm khoảng 26,5%) và 6 tháng đầu năm lại tiếp tục giảm 12 triệu đồng (giảm khoảng 20%). Tình hình kinh tế vĩ mô đã ổn định hơn, lạm phát được kiềm chế, lãi suất cho vay đã ổn định đáng kể qua các năm (cuối năm 2012 chỉ còn 12%/năm), cùng với việc Công ty áp dụng chính sách thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt đã làm cho chi phí tài chính giảm. Điều này cũng thể hiện sự kiểm soát tốt chi phí tài chính của Công ty.
51 -Chi phí khác
Chi phí khác là chi phí phát sinh ngoài dự kiến trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và cũng có xu hướng giảm. Năm 2012 chi phí này giảm 12 triệu đồng tương ứng 34,3%. so với năm 2011, năm 2013 chi phí này lại giảm 23 triệu đồng, tương ứng 100%.Đến 6 tháng đầu năm khoản mục không phát sinh, giảm 0 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Chi phí khác thể hiện khách quan trong hoạt động của Công ty vì loại chi phí này không thể kiểm soát được. Việc chi phí này có xu hướng giảm là tính hiệu tích cực.
4.2. 3 Phân tích lợi nhuận
Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận qua 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào, mục tiêu hướng tới cuối cùng của công ty chính là lợi nhuận. Hay nói cách khác lợi nhuận là kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp luôn mong đợi, lợi nhuận chính là thước đo hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Lợi nhuận là một yếu tố có vai trò hết sức quan trọng trong việc phân tích đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh kết quả của việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất như nguyên liệu, lao động, tài sản cố định. Mục đích của việc phân tích lợi nhuận là đánh giá được mức độ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó tìm ra những nhân tố ảnh hưởng, những nguyên nhân gây khó khăn, hay là những nguyên nhân mang lại thuận lợi cho quá trình hoạt động của công ty để đề ra những biện pháp phù hợp nhằm nâng cao mức lợi nhuận trong kỳ kinh doanh tiếp theo. Vì vậy, để có thể phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta cần phân tích tình hình lợi nhuận trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích kết quả tình hình lợi nhuận là xem xét sự biến động lợi nhuận của toàn doanh nghiệp, so sánh sự biến động này với năm trước hoặc đánh giá mức độ hoàn thành, vượt hay không hoàn thành kế hoạch đã đề ra. Từ những