Tỷ suất sinh lời của Công ty

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần tư vấn và xây dựng trung nam (Trang 71)

Để tồn tại và phát triển nhất thiết các doanh nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả. Có lợi nhuận doanh nghiệp mới có thể mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh; bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu hay tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Do đó, lợi nhuận là đích đến cuối cùng mà mỗi doanh nghiệp đều vươn tới. Vì vậy sau đây ta sẽ tiến hành phân tích trực tiếp các tỷ số về tỷ suất sinh lời của Công ty để hiểu rõ hơn về sự thay đổi tình hình lợi nhuận của Công ty qua các năm.

60

Bảng 4.6: Các tỷ số về khả năng sinh lời của Công ty Trung Nam (2011 – 2013) và 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 2012 2013 6/2013 6/2014 DT thuần Triệu đồng 11.898 17.843 12.441 5230 4.969 LN ròng Triệu đồng 3 20 14 (603) (675) Tổng TS bình quân Triệu đồng 7.279 8.289 9.750 9.096 10.251 Vốn CSH bình quân Triệu đồng 1.502 1.513 1.530 1.204 1.221 ROS % 0,03 0,1 0,1 (11,5) (13,6) ROA % 0,04 0,2 0,1 (6,7) (6,6) ROE % 0,2 1,3 0,9 (49,4) (56,1)

Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu (ROS): Đây là mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu, hai khoản mục này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Doanh thu nói lên vị thế của doanh nghiệp trên thương trường, còn lợi nhuận nói lên chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Như vậy, tỷ suất sinh lời trên doanh thu cho biết vai trò và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.

Qua bảng số liệu cho ta thấy, năm 2011 cứ 100 đồng doanh thu tạo ra 0,03 đồng lợi nhuận. Sang năm 2012 tỷ suất này có phần khả quan hơn, 100 đồng doanh thu tạo ra được 0,1 đồng lợi nhuận, tăng 0,07 đồng. Năm 2013 tỷ số này cũng không thay đổi. tương đương với năm 2012. Tuy chỉ số lợi nhuận trên doanh thu của Công ty đều dương qua 3 năm nhưng nhìn chung tỷ số này chưa cao, vẫn ở mức thấp, cho thấy doanh nghiệp chưa kiểm soát tốt các khoản chi phí, nên doanh nghiệp cần xem xét giảm các khoản chi phí để tăng tye suất lợi nhuận.

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu vào 6 tháng đầu năm 2014 là âm nên tỷ suất sinh lời trên doan thu là không tốt. Cụ thểt, cứ 100 đồng doanh thu thì bị lỗ 13,6 đồng, giảm 2,1 đồng so với 6 tháng đầu năm 2013. Từ đó cho thấy 6 tháng đầu năm chi phí công ty bỏ ra tương đối cao.

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA): Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài sản được đầu tư, phản ánh hiệu quả của việc quản lý và sử dụng tài sản chung của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết với 100 đồng tài sản được sử dụng sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp.

61

Tương tự như tỷ suất sinh lời trên doanh thu thì tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản vào năm 2011 tỷ suất này chỉ đạt 0,04% đến năm 2012 thì 100 đồng tài sản Công ty đã tạo ra 0,2 đồng lợi nhuận, tức tăng 0,2 đồng so với năm 2011. Đến năm 2013, tỷ số này lại giảm xuống còn 0,1 %. Điều này có thể nói lên rằng chính sách sử dụng tài sản của Công ty chưa hiệu quả, đòi hỏi Công ty phải có biện pháp tăng lợi nhuận và hiệu quả sử dụng tài sản.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài 6 tháng đầu năm 2014 lại âm 6,6%, tăng 0,1% so với 6 tháng đầu năm 2013. Mặc dù lợi nhuận ròng giảm, cho thấy việc quản lý và sử dụng tài sản chung của doanh nghiệp có chuyển biến tốt.

Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE): Tỷ suất này đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu. Tỷ số này cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư khá quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lãi của một đồng vốn họ bỏ ra đầu tư.

Qua bảng phân tích cho ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa được tốt lắm. Điều này được chứng minh qua sự gia tăng ROE chỉ trong năm 2012 là 1,3% tăng 1,1% so với năm 2011. Năm 2013 lại giảm còn 0,9%; giảm 0,4 % Cho thấy Công ty cần có chính sách để cân đối một cách hài hòa giữa vốn chủ sở hữu với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô, đồng thời phải có kế hoạch tăng lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn nhanh hơn tốc độ giảm hệ số đòn cân tài chính để tăng ROE.

Vào 6 tháng đầu năm 2013 và năm 2014 tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là một con số âm. Năm 2014 thì 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra lại bị lỗ 56,1 đồng, giảm 6,7 đồng so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do các khoản chi phí phát sinh trong 6 tháng đầu năm quá cao.

4.2.2.3 Phân tích tài chính Công ty bằng sơ đồ Dupont

Mỗi tỷ số tài chính đều góp phần phản ánh những khía cạnh khác nhau về hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp. Thế nhưng để thấy rõ hơn về mối quan hệ cũng như sự tác động qua lại giữa các tỷ số tài chính thì công thức Dupont được xem là một trong các công cụ phân tích tuy đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Dựa trên các phân tích các nhà phân tích sẽ có được cái nhìn khái quát về toàn bộ các vấn đề cơ bản của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định, chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp mình. Vì vậy để đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty, ta sẽ tiến hành phân tích các tỷ số tài chính của Công ty thông qua sơ đồ Dupont dưới đây.

62 ROE 2011 2012 2013 6/2013 6/2014 0,2% 1,3% 0,9% 49,4% (56,1%) ROA 2011 2012 2013 6/2013 6/2014 0,04% 0,2% 0,1% (6,7%) (6,6%) Tổng TS/VCSH 2011 2012 2013 6/2013 6/2014 4,8 5,5 6,4 7,4 8,5 Vòng quay tổng TS 2011 2012 2013 6/2013 6/2014 1,6 2,2 1,3 0,6 0,5 ROS 2011 2012 2013 6/2013 6/2014 0,03% 0,1% 0,1% (11,5%) (13,6%)

Doanh thu thuần

2011 2012 2013 6/2013 6/2014 11.898 17.843 12.441 5.230 4.969 Lợi nhuận ròng

2011 2012 2013 6/2013 6/2014 3 20 14 (603) (675)

Doanh thu thuần

2011 2012 2013 6/2013 6/2014 11.898 17.843 12.441 5.230 4.969

TỔng TS bình quân 2011 2012 2013 6/2013 6/2014 6469 7789 9.750 8.354 11.401

Hình 4.2 Sơ đồ DUPONT (2011-2013) và 6 tháng đầu năm 2014 Nhân

Nhân

63

Qua sơ đồ ta thấy suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) chịu ảnh hưởng bởi 3 yếu tố chính: tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ lệ tài sản trên vốn chủ sở hữu hữu – đây là yếu tố phản ánh trình độ quản trị tổ chức nguồn vốn cho hoạt động của Công ty. Trong đó ROA chịu ảnh hưởng bởi hai nhân tố là tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu (ROS) – đây là yếu tố phản ánh trình độ quản lý doanh thu và chi phí của Công ty và số vòng quay tổng tài sản đây là yếu tố phản ánh trình độ khai thác và sử dụng tài sản của Công ty. Vì thế để phân tích biến động ROE ta xem xét mối quan hệ của ba nhân tố tỷ suất sinh lợi trên trên doanh thu, số vòng quay tổng tài sản và tỷ lệ tài sản trên vốn chủ sở hữu.

Ta có phương trình Dupont được viết lại như sau: ROE = a x b x c

Trong đó:

- a: Tỷ suất sinh lợi so với doanh thu - b: số vòng quay tổng tài sản

- c: tỷ lệ tài sản trên vốn chủ sở hữu

Năm 2012 so với năm 2011

Gọi Q0 là ROE năm 2011 Q1 là ROE năm 2012 Ta có: Q0 = a0 x b0 x c0

Q1 = a1 x b1 x c1

Chênh lệch ROE giữa năm 2012 và 2011 là

Q = Q1 - Q0 = 1,3 – 0,2 = 1,1 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a:

a = a1 x b0 x c0 – a0 x b0 x c0 =0,1 x 1,6 x 4,8 – 0,03 x 1,6 x 4,8 = 0,6 Mức độ ảnh hưởng của b: b = a1 x b1 x c0 – a1 x b0 x c0 = 0,1 x 2,2 x 4,8 – 0,1 x 1,6 x 4,8 = 0,3

64 Mức độ ảnh hưởng của c:

b = a1 x b1 x c1 – a1 x b1 x c0

= 0,1 x 2,2 x 5,5 – 0,1 x 2,2 x 4,8 = 0,2

Nhận xét: Ta thấy từ năm 2011 đến 2012, chỉ số ROE tăng mạnh từ

0,2% lên 1,3%, tăng 1,1%. Nguyên nhân là do ROS tăng 0,07% so với năm 2011, làm cho ROE năm 2012 tăng 0,6%; số vòng quay tổng tài sản tăng 0,6 lần so với năm 2011, làm cho ROE tăng 0,3% và tỷ lệ TS/VCSH tăng 0,7 lần so với năm 2011, làm cho ROE tăng 0,2%. Có thể thấy rằng đến năm 2012 nhìn chung các tỷ số tài chính của Công ty đều biến chuyển rất khả quan. Công ty đã đầu tư và sử dụng nguồn tài sản một cách hợp lý để mang lại doanh thu, lợi nhuận cho mình

Năm 2013 so với năm 2012

Gọi Q0 là ROE năm 2012 Q1 là ROE năm 2013 Ta có: Q0 = a0 x b0 x c0

Q1 = a1 x b1 x c1

Chênh lệch ROE giữa năm 2013 và 2012 là

Q = Q1 - Q0 = 0,9 – 1,3 = -0,4 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a:

a = a1 x b0 x c0 – a0 x b0 x c0 =0,1 x 2,2 x 5,5 – 0,1 x 2,2 x 5,5 = 0 Mức độ ảnh hưởng của b: b = a1 x b1 x c0 – a1 x b0 x c0 = 0,1 x 1,3 x 5,5 – 0,1 x 2,2 x 5,5 = -0,5 Mức độ ảnh hưởng của c: b = a1 x b1 x c1 – a1 x b1 x c0 = 0,1 x 1,3 x 6,4 – 0,1 x 1,3 x 5,5 = 0,1

Nhận xét: ta thấy ROE năm 2013 giảm 0,4% so với năm 2012. Nguyên

nhân là do số vòng quay tổng tài sản giảm 0,9 lần so với năm 2011, làm cho ROE giảm 0,5% và tỷ lệ TS/VCSH tăng 0,9 lần so với năm 2011, làm cho ROE tăng 0,1%. Từ đó ta nhận thấy giai đoạn 2012 – 2013 tuy rằng vòng quay

65

tổng tài sản có tăng nhưng khả năng sinh lời của các tài sản hiện có tại Công ty chưa đạt hiệu quả nên chỉ tiêu ROE đã biến chuyển theo xu hướng không tốt.

6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2014

Gọi Q0 là ROE 6 tháng đầu năm 2013 Q1 là ROE 6 tháng đầu năm 2014 Ta có: Q0 = a0 x b0 x c0

Q1 = a1 x b1 x c1

Chênh lệch ROE giữa năm 2014 và 2013 là

Q = Q1 - Q0 = (-56,1) – (-49,4) = (-6,7) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a:

a = a1 x b0 x c0 – a0 x b0 x c0 = (-13,6) x 0,6 x 7,4 – (-11,5) x 0,6 x 7,4 = -9,3 Mức độ ảnh hưởng của b: b = a1 x b1 x c0 – a1 x b0 x c0 = (-13,6) x 0,5 x 7,4 – (-13,6) x 0,6 x 7,4 = 10,1 Mức độ ảnh hưởng của c: b = a1 x b1 x c1 – a1 x b1 x c0 = (-13,6) x 0,5 x 8,5 – (-13,6) x 0,5 x 7,4 = -7,5

Nhận xét: Ta thấy từ 6 tháng đầu năm 2013 đến 6 tháng đầu năm 2014 chỉ số ROE đều mang giá trị âm và giảm một cách nhanh chóng, từ (49,4%) giảm còn (56,3%), giảm 6,7%. Nguyên nhân chủ yếu cũng giống như giai đoạn 2012-2013 nhưng giai đoạn này các chỉ tiêu giảm mạnh hơn, đặc biệt ROA và chỉ số ROS đều âm. ROS giảm 2,1% so với năm 2013, làm cho ROE năm 2012 giảm 9,3%; số vòng quay tổng tài sản giảm 0,1 lần so với năm 2011, làm cho ROE giảm 7,5% và tỷ lệ TS/VCSH tăng 1,1 lần so với năm 2011, làm cho ROE tăng 10,1%. Cho thấy 6 tháng đầu năm Công ty thật sự chưa đạt hiệu quả cao.Tuy nhiên đây là Công ty Xây dựng nên trong 6 tháng đầu không nói lên điều gì cả.

66

Tóm lại, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – ROE là chỉ tiêu quan trọng nhất trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, bởi vì nó phản ánh hiệu quả kinh doanh cuối cùng. Đây chính là mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các chủ sở hữu.Vì vậy, để tăng ROE tức tăng hiệu quả kinh doanh, Công ty có 3 sự lựa chọn cơ bản là tăng 1 trong 3 yếu tố trên:

- Một là, gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thu và đồng thời tiết giảm chi phí nhằm nâng cao lợi nhuận ròng để tăng khả sinh lợi của doanh nghiệp.

- Hai là, nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng việc sử dụng tốt hơn các tài sản sẵn có của Công ty nhằm nâng cao Vòng quay tổng tài sản .

- Ba là, nâng cao đòn bẩy tài chính (Tổng tài sản/ Vốn chủ sở hữu) tức vay nợ thêm vốn để đầu tư. Nếu mức lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của Công ty cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc Công ty vay tiền để đầu tư là hiệu quả.

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần tư vấn và xây dựng trung nam (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)