3.4.1 Sơ đồ tổ chức
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN CHI TIẾT THỦ QUỸ
Kế toán công nợ Kế toán thanh toán Kế toán tiền mặt Kế toán tiền gửi Ngân hàng Kế toán TSCĐ, CCDC
29
Nhiệm vụ các bộ phận
-Kế toán trưởng: Thực hiện bố trí, sắp xếp lực lượng cán bộ công nhân viên kế toán, kiểm tra tài chính trong Công ty. Giám sát tình hình chấp hành các chính sách chế độ thể lệ về kinh tế, tài chính kế toán của nhà nước tại đơn vị.
-Kế toán tổng hợp: Theo dõi giá thành sản xuất, giá thành phân phối tiêu thụ, công nợ và thuế. Tổng hợp thống kê tình hình hoạt động tài chính của Công ty, ghi chép phản ánh mọi nghiệp vụ phát sinh theo từng tháng, quý, năm, hạch toán và báo cáo kết quả kinh doanh Công ty.
-Kế toán chi tiết:
Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, thanh toán và công nợ: Có nhiệm vụ kiểm tra chứng từ hợp lệ để lập ra phiếu thu, chi, thủ tục thanh toán thông qua ngân hàng và theo dõi tình hình công nợ các khoản thu, phải trả trong hoat động SXKD.
Kế toán TSCĐ và CCDC: Theo dõi mua sắm tài sản, việc sử dụng và khấu hao tài sản cố định, theo dõi tình hình Xây dựng, nâng cấp sửa chữa tài sản trong Công ty.
-Thủ quỹ: Theo dõi tình hình thu, chi tiền mặt hàng ngày rồi đối chiếu với kế toán, báo cáo kịp thời vốn, tiền mặt tồn tại quỹ. Quản lý tiền mặt và chịu trách nhiệm về sựu thâm hụt ngân quỹ trước ban lãnh đạo Công ty và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng.
3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán
- Kỳ kế toán : Từ ngày 1/1 đến ngày 31/12.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: triệu đồng Việt Nam.
- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty sử dụng hệ thống chứng từ và hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ – BTC Ngày 14/09/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính.
- Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài Chính ban hành và văn bản sửa đổi bổ sung theo Thông tư 244/2009/TT – BTC ngày 31/12/2009
30
- Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức ghi sổ bằng máy vi tính (Phần mềm kế toán MISA) và thực hiện theo hình thức kế toán Nhật ký chung.
Ghi chú
Nguồn: Phòng Kế toán, Công ty Trung Nam
Hình 3.3 Sơ đồ hình thức kế toán Nhật ký chung
Giải thích sơ đồ
Hàng ngày: Căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì triệu đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi triệu đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm: Cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ
: Ghi hằng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu
Chứng từ gốc
Sổ cái
BÁO CÁO KẾ TOÁN Sổ nhật ký
đặc biệt
Sổ kế toán chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Bảng tổng hợp số liệu chi tiết
31
Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
3.4.4 Phương pháp kế toán
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định : Theo phương pháp đường thẳng
- Phương pháp tính giá xuất kho: theo phương pháp bình quân gia quyền
- Phương pháp tính thuế gtgt: theo phương pháp khấu trừ
Số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế gtgt của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT.
Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu.
3.5 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Phân tích tình hình tài chính là quá trình phân tích các chỉ tiêu tài chính, qua đó đánh giá tình hình tài chinhd và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phát hiện những biến động bất thường ảnh hưởng tới tình hình tài chính. Từ đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm duy trì, cải thiện tình hình tài chính cảu doanh nghiệp.Vì vậy việc phân tích đóng vai trò rất quan trọng đối với Công ty Trung Nam
Số thuế GTGT phải nộp
= Thuế GTGT đầu ra –
thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
(3.4) Mức khấu hao (năm) = Nguyên giá TSCĐ hữu hình x Tỷ lệ khấu hao (3.1) (3.2) (3.3) Tỷ lệ khấu hao (năm) = 1 Số năm sử dụng hữu ích của tài sản Mức khấu hao (tháng) =
Mức khấu hao (năm) 12
32
Nguồn: Phòng Kế toán, Công ty Trung Nam
3.5.1 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011– 2013 2011– 2013
Bảng 3.1 Tình hình hoạt động kinh doanh ủa Công ty Trung Nam (2011-2013) Đơn vị: Triệu đồng Chi tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền (%) Số tiền (%) DT từ BH và CCDV 11.979 17.870 12.529 5.891 49,2 (5.341) (29,9) Khoản giảm trừ DT 81 27 88 (54) (66,7) 61 225,9 DT thuần 11.898 17.843 12.441 5.945 50 (5.402) (30,3) GVHB 6.905 12.926 7.900 6.021 87,2 (5.026) (38,9) Lợi nhuận gộp 4.993 4.917 4.541 (76) (1,5) (376) (7,6) Doanh thu HĐTC 24 17 56 (7) (29,2) 39 229,4 Chi phí tài chính 216 147 108 (69) (31,9) (39) (26,5) Chi phí QLDN 4.765 4.736 4.469 (29) (0,6) (267) (5,6) LN thuần từ HĐKD 36 51 20 15 41,7 (31) (60,8) Thu nhập khác 3 0 0 (3) (100) 0 - Chi phí khác 35 23 0 (12) (34,3) (23) (100) Lợi nhuận khác (32) (23) 0 9 (28,1) 23 (100) LN trước thuế 4 28 20 24 600 (8) (28,6) Thuế TNDN 1 8 6 7 700 (2) (25)
Lợi nhuận sau thuế 3 20 14 17 556,7 (6) (30)
33
Nhận xét
Doanh thu
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta dễ dàng nhìn thấy doanh thu của Công ty biến động rõ rệt qua 3 năm. Trong đó, tổng doanh thu chịu tác động lớn của biến động doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ, năm 2012 DT là 17.843 triệu đồng, tăng 5.945 triệu đồng (tăng khoảng 50%) so với năm 2011 . Tuy nhiên 2013 DT thuần tử BH và CCDV lại giảm mạnh còn 12.441 triệu đồng, giảm 5.402 triệu đồng (giảm khoảng 30,3%) so với năm 2012. Sự thay đổi này là do trong năm 2012 Công ty nhận nhiều công trình nên phải ưu tiên các công trình năm trước chuyển qua, làm cho giá trị sản xuất giảm. Đối với DT hoạt động tài chính và doanh thu khác chiếm rất ít, không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của Công ty. Cụ thể DT HĐTC năm 2012 chỉ được 17 triệu đồng, giảm 7 triệu đồng (giảm khoảng 29,2% ) so với năm 2011; năm 2013 là 56 triệu đồng ,tăng 39 triệu đồng (tăng khoảng 50%) so với năm 2012 tương ứng 229,4%. Riêng với thu nhập khác thì chỉ năm 2011 phát sinh là 3 triệu đồng do tiền bán bao phế phẩm phế thải, còn năm 2012 và 2013 thì không phát sinh. Triệu đồng đồng 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 40.000 2011 2012 2013 Lợi nhuận Chi phí Doanh thu
Hình 3.4 Tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận Công ty Trung Nam ( 2011-2013) Năm 11.925 12.497 14 12.477 17.832 20 17.860 11.921 3
34
Chi phí
Nhìn chung biến động của chi phí cũng giống như doanh thu, tăng đột biến vào năm 2012 và giảm lại bình thường vào năm 2013, và chủ yếu là do tăng đột biến của GVBH. Cụ thể là GVBH năm 2012 là 12.926 triệu đồng tăng 6.021 triệu đồng (tăng khoảng 87,2%) so với năm 2011.Qua năm 2013 GVBH lại giảm xuống còn 7.900 triệu đồng, giảm 5.026 triệu đồng (giảm khoảng 38,9%) so với năm 2012. Sau GVBH thì CP QLDN cũng chiếm phần lớn, tuy nhiên lại tương đối ổn định qua các năm, cụ thể lần lượt các năm 2011, 2012, 2013 là 4.765 triệu đồng, 4.736 triệu đồng, 4.469 triệu đồng.Còn CP tài chính và CP khác chiếm rất ít trong chi phí nên sự biến động không ảnh hưởng nhiều. CP tài chính có xu hướng giảm dần và chủ yếu là lãi gửi Ngân hàng; CP khác chủ yếu là các khoản ủng hộ cho tỉnh, huyện nhà…và chiếm tỷ trọng ít nhất trong tổng chi phí.
Lợi nhuận
Lợi nhuận của Công ty cũng có sự chênh lệch rất lớn, trong 3 năm thì năm 2012 đạt lợi nhuận cao nhất, đạt 20 triệu đồng tăng 17 triệu đồng (tăng khoảng 556,7 %) so với năm 2011.Nhưng qua năm 2013 lợi nhuận lại bắt đầu giảm từ từ, chỉ đạt 17 triệu đồng, giảm 6 triệu đồng (giảm khoảng 30%) so với năm 2012. Nguyên nhân này ảnh hưởng từ nhiều yếu tố nên sẽ được tìm hiểu kỹ trong chương tiếp theo.
35
3.5.2 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Bảng 3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 6/2013-6/2014
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: Phòng Kế toán, Công ty Trung Nam
Từ bảng 3.2 ta cũng có thể thấy doanh thu thuần BH và CCDV của Công ty giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2013, giảm 261 triệu đồng (giảm khoảng 5 triệu đồng). Tuy nhiên lợi nhuận gộp 6 tháng đầu năm 2014 lại tăng 212 triệu đồng ( tăng 14,6 %) so với 6 tháng năm 2013. Điều này cho thấy Công ty đã bắt đầu chính sách thắt chặt giá cả và tìm nguồn cung hợp lý.
Doanh thu giảm nhưng chi phí QLDN trong 6 tháng đầu năm của Công ty lại tăng, cụ thể tăng 255 triệu đồng (tăng 12,4%) so với 6 tháng đầu năm 2013 và doanh thu HĐTC cũng giảm mạnh, giảm 41 triệu đồng (giảm khoảng 77,4%), gây ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận trước thuế.
Do doanh thu trong 6 tháng chưa cao mà chi phí lại bỏ ra quá dẫn đến lợi nhuận của Công ty luôn lỗ với khoảng rất lớn, 6 tháng đầu năm 2014 lỗ 675 triệu đồng và giảm 72 triệu đồng (giảm 11,9 %) so với cùng kỳ năm ngoái.
Chi tiêu Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2014/2013
Số tiền (%) DT từ BH và CCDV 5.230 4.971 (259) (5) Khoản giảm trừ DT 0 2 2 - DT thuần 5.230 4.969 (261) (5) GVHB 3.776 3.303 (473) (12,5) Lợi nhuận gộp 1.454 1.666 212 14,6 Doanh thu HĐTC 53 12 (41) (77,4) Chi phí tài chính 60 48 (12) (20) Chi phí QLDN 2.050 2.305 255 12,4 LN thuần từ HĐKD (603) (675) (72) 11,9 Thu nhập khác 0 0 0 - Chi phí khác 0 0 0 - Lợi nhuận khác 0 0 0 - LN trước thuế (603) (675) (72) 11,9 Thuế TNDN 0 0 0 -
Lợi nhuận sau thuế (603) (675) (72) 11,9
36
Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm qua có nhiều biến động đáng kể. Doanh thu bán hàng tăng giảm liên tục với khoảng rất lớn, GVHB và chi phí QLDN còn tương đối cao, gây ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận. Đây chỉ là phân tích sơ lược một số chỉ tiêu về kết quả đạt được của Công ty trong ba năm qua và 6 tháng đầu năm 2014. Chúng ta sẽ đi phân tích sâu hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty ở những chương tiếp theo để có thể thấy rõ hơn tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty.
3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG 3.6.1 Thuận lợi 3.6.1 Thuận lợi
-Công ty Trung Nam có địa điểm kinh doanh thuận lơi, nằm gần trung tâm của Thành phố Cần Thơ. Thuận lợi cho việc kinh doanh mua bán cũng như việc giao dịch công trình.
- Được khách hàng tín nhiệm nên Công ty ngày càng có nhiều đơn đặt hàng, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
- Lực lượng lao động có trình độ cao, được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu công việc, có tinh thần đoàn kết và tác phong làm việc công nghiệp. Ban lãnh đạo có bề dày kinh nghiệm, am hiểu gắn bó nhiều năm trong lĩnh vực kinh doanh Xây dựng.
- Có mối quan hệ tốt với Tổng Công ty và địa phương, được sự giúp đỡ và hỗ trợ từ tổng công ty, luôn quan tâm đến môi trường và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.
3.6.2 Khó khăn
-Công ty chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động Marketing. Doanh nghiệp chưa thu thập được thông tin thị trường cũng như xử lý các thông tin.
- Khả năng thu hồi nợ của công ty chưa hiệu quả, nhất là các công trình. Điều này thể hiện ở kỳ thu tiền bình quân của công ty vẫn còn khá cao. Điều này làm nguồn vốn trong thanh toán bị tồn đọng và vốn sẽ bị chiếm dụng, công ty sẽ gặp khó khăn trong việc xoay vòng nguồn vốn kinh doanh.
- Hạn chế về nguồn vốn trong quá trình hoạt động vì vốn tự có còn ít so với quy mô và nhu cầu kinh doanh. Điều này làm công ty bị động tiền mặt trong việc mua nguyên vật liệu dẫn đến hoạt động kinh doanh của công ty chưa phát triển cao như mong muốn và tương xứng với tiềm năng của mình.
- Tình hình vật tư, giá cả thị trường biến động đã làm cho chi phí đầu vào không ổn định, làm ảnh hưởng không nhỏ đến giá vốn.
37
- Tình hình kinh doanh của công ty ngày càng gặp nhiều trở ngại do có sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp cạnh tranh cùng lĩnh vực Xây dựng.
3.6.3 Phương hướng phát triển
Các phương án chiến lược và lựa chọn chiến lược cho Công ty trước hết được xác định theo sứ mệnh “Hướng khách hàng đến những sản phẩm chất lượng, giá cả phù hợp, chính sách khuyến mãi ưu đãi” đó là mục tiêu Công ty đề ra trong ngắn hạn và dài hạn trong thời gian tới. Vì thế việc thay đổi một số khía cạnh trong Công ty là điều không thể thiếu trong tương lai.
-Thay đổi về cách thức quản lý.
-Đào tạo nhân viên chuyên nghiệp.
-Mở rộng quảng cáo, marketing Công ty.
-Đầu tư, nâng cao máy móc, thiết bị và phương tiện chuyên chở.Tìm kiếm các nguồn cung ứng chất lượng uy tín. Cung cấp các dịch vụ tư vấn tốt hơn để phục vụ cho nhu cầu người tiêu dùng ngày càng phong phú.
38
CHƯƠNG 4
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG TRUNG NAM 4.1 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (TRONG QUÝ 1 NĂM 2014)
4.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty là tất cả các khoản thu liên quan đến hoạt động kinh doanh như thiết kế, giám sát công trình, tư vấn những hoạt động liên quan đến Xây dựng, lập báo cao dự án công trình, mời thầu,……
4.1.1.1 Chứng từ, sổ sách
Chứng từ: Hóa đơn bán hàng, hóa đơn thuế GTGT, phiếu thu, phiếu chi, các hợp triệu đồng xây lắp, hợp triệu đồng mua bán, hợp triệu đồng thiết kế và các chứng từ khác có liên quan.
Sổ sách: Sổ cái 511, 632; Sổ nhật ký; Sổ nhật ký thu tiền.
4.1.1.2 Luân chuyển chứng từ