Giải pháp nâng cao HQKT sản xuất chè trên địa bàn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây chè cành và cây chè trung du trên địa bàn xã Tân Cương thành phố Thái Nguyên. (Trang 71)

1. Quan điểm về nâng cao HQKT sản xuất chè trên địa bàn xã Tân Cương – TP Thái Nguyên Cương – TP Thái Nguyên

Xác định đây là cây chủ lực trong thực hiện mục tiêu vươn lên làm giàu của người dân địa phương, Đảng bộ, chính quyền xã đã chỉ đạo nhân dân mạnh dạn chuyển đổi diện tích chè trung du xấu, bị thoái hóa, kém chất lượng sang trồng chè cành để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người làm vườn trong việc đầu tư chăm sóc; đặc biệt là quy trình kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV phải được giám sát tuân thủ nghiêm ngặt, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, mặc dù sức ép thị trường cạnh tranh về mẫu mã sản phẩm là không hề nhỏ. Yếu tố quan trọng nhất là cây chè phải có chất lượng, an toàn và sạch bệnh, đòi hỏi việc trồng chè phải thực hiện theo chương trình VietGap.

Đó cũng là tiền đề, động lực thúc đẩy để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế, làm cho cây chè có chỗ đứng vững trên thị trường với thương hiệu chè sạch, chè an toàn từ đó thu nhập của người dân sẽ được nâng cao.

2. Giải pháp nâng cao HQKT sản xuất chè trên địa bàn xã Tân Cương – TP Thái Nguyên TP Thái Nguyên

2.1Nhóm giải pháp đối với chính quyền địa phương

2.1.1. Gii pháp v ging

Ứng dụng đưa tiến bộ kỹ thuật về giống mới năng suất cao, chất lượng tốt hơn và đa dạng hóa sản phẩm. Tuyển chọn phục tráng giống chè trung du truyền thống (trồng bằng phương pháp giâm cành) lựa chọn các giống chè nhập nội có năng xuất cao như chè Bát Tiên, Phúc Văn Tiên, Kim Tuyên, LDP1, TRI777 vào sản xuất. Sản xuất cây giống: Sử dụng kỹ thuật giâm cành, tiếp nhận giống ở các vườn ươm có chất lượng tốt và đã được cấp chứng chỉ chất lượng. Tiếp tục duy trì hệ thống vườn ươm giống chè tập trung để có đủ cây giống đảm bảo chất lượng phục vụ kế hoạch trồng mới, trồng cải tạo diện tích

chè địa phương đã thoái hóa, già cỗi.

2.1.2. Quy hoch vùng sn xut chè

Để phát triển sản xuất chè, các cơ quan chức năng cần phải có quy hoạch và xác định rõ vùng phát triển sản xuất chè. Từ đó có những chính sách cụ thể về tổ chức, quản lý sản xuất cũng như các chính sách về hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất theo hướng chuyên môn hoá. Phải xác định rõ chiến lược phát triển sản xuất chè có chất lượng cao theo quy hoạch của xã. Tăng giá trị sản phẩm chè trên 1 ha chè bằng cách tăng nhanh về chất lượng và từ đó tăng giá bán chứ không chỉ chú trọng đến tăng năng suất chè.

Điều tra xác định diện tích đất trồng mới chè, trồng thay thế, cải tạo chè. Chuyển đổi đất không chủ động nước, gò đồi soi bãi đủ điều kiện chuyển sang trồng chè.

* Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ở vùng chè

Cơ sở vật chất kỹ thuật của xã còn nhiều khó khăn, trong năm vừa qua con đường tỉnh lộ 267 qua xã đã được nâng cấp và có điện thắp sáng, được nhà nươc cấp kinh phí nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn. Tuy nhiên, với yêu cầu phát triển của thời kỳ mới, thời kỳ CNH – HĐH thì cơ sở hạ tầng của xã cần phải được tập trung đầu tư, nâng cấp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ hơn nữa.

Phối hợp các ngành, các cấp xây dựng vùng sinh thái chè, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tạo vùng chè an toàn bảo vệ môi trường kết hợp đầu tư xây dựng đập nước, hệ thống giao thông, hệ thống điện, hệ thống bán hàng tại gia đình, tại các chợ địa phương từng bước hình thành tuyến du lịch kết hợp tiêu thụ, quảng bá sản phẩm cho vùng chè đặc sản Tân Cương.

- Vườn ươm giống chè tập trung để có đủ cây giống đảm bảo chất lượng phục vụ kế hoạch trồng mới, trồng cải tạo diện tích chè địa phương đã thoái hóa, già cỗi.

* Ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật

Phát triển các mô hình canh tác tiến tiến tạo sản phẩm chè an toàn chất lượng cao gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái.

Tăng cường sử dụng phân hữu cơ vi sinh, áp dụng công nghệ sinh học trong việc sản xuất phân hữu cơ tại chỗ giá thành hạ, kết hợp với các biện pháp tủ rác, tưới nước giữ ẩm, giảm sử dụng các loại phân hóa học.

Quản lý sâu bệnh theo phương pháp IPM chú trọng sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, làm tốt công tác dự báo sâu bệnh để hướng dẫn cho người dân trong xã kịp thời sử lý để giảm tới mức tối thiểu việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, chỉ sử dụng những loại thuốc được phép sử dụng trên chè.

Đổi mới các công cụ chế biến tạo sản phẩm chè an toàn thay thế tôn sắt bằng tôn INOX đảm bảo chất lượng hiệu quả đầu tư.

Thiết kế bao bì mẫu mã bảo quản tốt sản phẩm hình thức đẹp. Khuyến khích các tổ chức các nhân, áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, và kinh nghiệm truyền thống để tạo sản phẩm có giá trị cao và có sức mạnh trên thị trường.

Nâng cao năng lực sản xuất, chế biến theo hướng năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (tạo ra 100% sản phẩm chè đảm bảo độ an toàn) đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Khuyến khích người làm chè sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc sinh học để đầu tư cho sản xuất.

Đào tạo, tập huấn cho các đối tượng tham gia các đề án chè nâng cao kỹ năng quản lý - sản suất- chế biến - tiêu thụ sản phẩm các đối tượng bao gồm: Hộ nông dân, HTX, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm chè.

* Giải pháp về công tác khuyến nông

Người dân sản xuất chè xã Tân Cương có truyền thống trồng chè lâu đời, các kiến thức sản xuất chè dựa trên kinh nghiệm là chính. Chính vì vậy xã cần áp dụng các biện pháp khuyến nông, khuyến khích người dân tham gia công tác khuyến nông, mở các lớp phổ biến khoa học kỹ thuật cho người nông dân, khi đưa các giống mới vào sản xuất.

Để làm tốt công tác khuyến nông, trước hết đối với xã: Nên tăng cường đội ngũ khuyến nông cơ sở để hướng dẫn kỹ thuật canh tác một cách thường xuyên, tuyên truyền giải thích để người dân làm đúng kỹ thuật sẽ

mang lại hiệu quả kinh tế bền vững.

Đối với các hộ nông dân: Cũng phải có những đề xuất kịp thời về những vấn đề cần thiết trong sản xuất chè với chính quyền các cấp, với các tổ chức doanh nghiệp sản xuất chế biến, thu mua chè của người dân.

2.2. Nhóm giải pháp đối với người dân

* Giải pháp về vốn đầu tư cho cây chè

Trước hết có thể khẳng định rằng không một ngành sản xuất nào đạt được hiệu quả nếu không có vốn đầu tư. Nói cách khác vốn đầu tư đóng một vai trò hết sức quan trọng cho quá trình sản xuất. Qua nghiên cứu thực tế cho thấy đa phần các hộ nông dân trồng chè đều thiếu vốn sản xuất mà trong quá trình nghiên cứu về đầu tư vốn đã cho thấy hiệu quả thu được của vốn đầu tư là rất lớn.

Để giải quyết tốt vấn đề này nhà nước cần phải có những chính sách kịp thời hỗ trợ về vốn trên cơ sở phân tích khả năng đầu tư của từng nhóm hộ, hộ sản xuất từ đó đề ra mức hỗ trợ vốn cần thiết cho từng khối một.

- Trên cơ sở vốn đầu tư đã khảo nghiệm được trong thực tế của nông hộ, nên khuyến khích việc đầu tư vốn vào sản xuất của các hộ nông dân kết hợp với sự hỗ trợ vốn cho vay của Nhà nước sẽ đạt được lượng vốn đầu tư phù hợp cho mục tiêu phát triển cây chè.

- Đối với việc hỗ trợ vốn đầu tư cho quá trình sản xuất của hộ nông dân thì Nhà nước cần phải xem xét các phương thức cho vay, cụ thể là phân tích hoàn thiện cơ sở cho vay vốn phát triển sản xuất của ngân hàng và các dự án khác, đơn giản về thủ tục, mức độ tỷ lệ lãi suất, các hình thức cho vay theo thời gian của các giai đoạn trong sản xuất chè. Bởi vì với ngành chè thì việc đầu tư cho một quá trình sản xuất từ trồng mới cho đến khi thu hoạch để thu hồi vốn phải trải qua nhiều năm. Đây cũng chính là trở ngại lớn cho người dân không yên tâm vào việc đầu tư cho quá trình sản xuất.

* Giải pháp về kỹ thuật

(a)- Về công tác cải tạo giống:

Lựa chọn giống mới vừa có năng suất cao vừa có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, vừa cho sản phẩm chất lượng cao để phục vụ sức khoẻ con

người, giảm hàm lượng cafein và tăng hoạt chất thơm.

Trong việc chọn giống chè nhiều nơi đã áp dụng rộng rãi những thành tựu công nghệ sinh học như kỹ thuật gen, nuôi cấy mô, với nhân giống trồng mới thường sử dụng phương pháp nhân giống vô tính (giâm cành và nuôi cấy mô).

Hiện nay, diện tích chè trung du của xã vẫn còn nhiều, ưu điểm của giống này đó là chất lượng chè xanh cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tương đối tốt nhưng năng suất lại thấp hơn so với các giống chè mới. Người dân trong xã đang dần cải tạo và trồng thay thế những diện tích chè không cho năng suất cao hoặc đang bị già cỗi bằng những giống chè mới cho năng suất cao hơn.

Việc đưa những giống mới vào trong sản xuất là một việc làm không phải là dễ, do chi phí mua những giống mới này khá cao, những khoản chi phí ban đầu như trồng mới, chăm sóc thời kỳ kiến thiết cơ bản khá lớn, chu kỳ kinh doanh của cây chè lại dài nên chưa thể thu hồi được vốn.

Do đó quá trình này phải được thực hiện từng bước, trước hết tạm thời sẽ đưa giống mới vào diện tích trồng mới hoặc là thay thế cho vùng chè đã trở lên cằn cỗi để từ đó phát triển diện tích chè này.

(b)- Về kỹ thuật canh tác

Bao gồm một hệ thống các biện pháp kỹ thuật thâm canh như việc xây dựng các đồi, nương chè (mật độ trồng, tạo hình nương chè) đến việc chăm sóc bón phân, diệt trừ sâu bệnh, cỏ dại, kể cả kỹ thuật hái chè.

Tăng mật độ cây chè trên 1 ha để sớm che phủ đất (có tác dụng chống cỏ dại và chống xói mòn) đang là một xu thế trong tiến bộ khoa học kỹ thuật đối với việc trồng chè. Đặc biệt là những vườn mới trồng, cùng với tăng mật độ chè trên 1ha là việc áp dụng phương pháp tạo hình đốn chè cũng có tác dụng rất tốt đến năng suất chè và bảo vệ đất giữ gìn môi trường sinh thái.

Việc bón phân cần được chú ý với từng loại đất để bảo đảm năng suất và chất lượng chè, bón phân theo quy trình, chú trọng bón phân vi sinh để bảo vệ môi trường.

sử dụng và tiết kiệm chi phí thì người dân cân áp dụng đúng quy trình khoa học. hiện nay trên thị trường các loại thuốc trừ sâu sinh học đang được áp dụng rất hiệu quả nhưng giá thành khá cao.

Hiện nay biện pháp phòng trừ sâu bệnh theo phương pháp tổng hợp IPM không để lại dư lượng độ chất trong sản phẩm đang được sử dụng khá phổ biến ở nhiều địa phương trên toàn tỉnh.

* Giải pháp về chế biến

Đổi mới công nghệ chế biến bằng việc hỗ trợ thiết bị chế biến nhỏ quy mô hộ. Hỗ trợ vốn cho người dân mua máy chế biến với mức giá hợp lý. Đổi mới công nghệ chế biến sử dụng tôn INOX để nâng cao chất lượng sản phẩm chè. Bảo quản sản phẩm sau chế biến đúng cách sẽ giữ chất lượng sản phẩm luôn mới, khi nhu cầu thị trường tăng cao sản phẩm sẽ bán được giá cao.

Tập trung sản xuất vào vụ đông vì đó là thời điểm chè có giá trị cao, để làm được việc đó người dân cần chuẩn bị các phương tiện để chủ động nước tưới cho chè khi khô hạn kéo dài.

KẾT LUẬN

Qua thời gian nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiu qu kinh tế ca mt s ging chè mi trên địa bàn xã Tân Cương thành ph Thái Nguyên” em đã rút ra một số kết luận như sau:

Tân Cương là một xã có điều kiện tự nhiên phù hợp với việc sản xuất chè. Vì thế, việc dẩy mạnh sản xuất chè và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè ở xã Tân Cương là hướng đi đúng đắn để khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của mình nhằm phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân.

- Về diện tích :

+ Chè trung du : Qua 3 năm 2011 – 2013 diện tích của chè trung du đã giảm mạnh, chỉ còn diện tích chè trung du trên đồi núi cao và của một số chè vẫn cho năng suất cao, hay của một số hộ chưa có điều kiện chuyển đổi.

+ Chè cành : Do hiệu quả kinh tế cao gần gấp 3 lần chè trung du, thời gian trồng ngắn và nhanh cho thu hoạch nên qua 3 năm 2011 – 2013 diện tích chè cành đã tăng lên đáng kể.

- Về năng suất:

+ Chè trung du : chè trung du là giống chè địa phương được trồng bằng hạt từ lâu năm ( tuổi trung bình hơn 22 năm ) và được trồng, chăm sóc không theo kĩ thuật. Do đó năng suất của chè trung du thấp hơn chè cành.

+ Chè cành : Là các giống chè mới được tại địa phương bằng phương pháp triết cành ( tuổi trung bình hơn 7 năm ), do là giống chè mới trồng lại được chăm sóc theo kĩ thuật của cán bộ khuyến nông nên năng suất chè cành cao hơn hẳn chè trung du

+ Về kinh tế : cây chè trung du và cây chè cành đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người nông dân, nó mang lại thu nhập chính cho các hộ trong xã với sự chuyển dịch giống chè từ việc sản xuất chè trung du do chè trung du đã già cỗi, năng suất, chất lượng giảm, nếu cải tạo sẽ lâu cho thu hoạch. Với những vấn đề đặt ra đó, xã đã đưa các giống chè cành vào trồng và cho thu

được kết quả khả năng và đem lại hiệu quả kinh tế khả quan cho người dân như đã so sánh ở trên.

Qua so sánh hiệu quả kinh tế của việc sản xuất chè trung du và cây chè cành trên một sào, chúng ta có thể thấy: Giá trị sản xuất, thu nhập hỗn hợp cũng như lợi nhuận của chè cành cao hơn chè trung du. Cụ thể : tổng giá trị sản xuất thu được của cây chè cành là 16.744.030 đồng/sào/năm trong khi chè trung du chỉ có 10.803.510 đồng/sào/năm. Mặc du chi phí trung gian của chè cành cao hơn chè trung du 884.960 đồng/sào/năm. Nhưng giá trị gia tăng của chè cành vẫn cao hơn 1,56 lần chè trung du. Cụ thể: chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất trên chi phí trung gian cho biết nếu bỏ ra một đồng chi phí đầu t ưthì sản xuất chè cành thu về được 6,41 nghìn đồng, còn sản xuất chè trung du thu về được 6,26 nghìn đồng tương ứng cao hơn 0,15 nghìn đồng cho thấy hiệu quả kinh tế mà chè cành đem lại cao hơn chè trung du.

KIẾN NGHỊ

* Đối với xã Tân Cương

Tăng cường đội ngũ khuyến nông có chuyên môn sâu để hướng dẫn kỹ thuật canh tác một cách thường xuyên, tuyên truyền giải thích để người dân thấy rõ được việc canh tác theo đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài, góp phần hoàn thành được mục tiêu của tỉnh và huyện đề ra.

* Đối với các hộ nông dân

•Phải có những ý kiến đề xuất kịp thời những vấn đề cần thiết đối với chính quyền các cấp, phải có nghĩa vụ và trách nhiệm sản xuất theo đúng quy trình kỹ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây chè cành và cây chè trung du trên địa bàn xã Tân Cương thành phố Thái Nguyên. (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)