0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Tình hình sản xuất chè của Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY CHÈ CÀNH VÀ CÂY CHÈ TRUNG DU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂN CƯƠNG THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN. (Trang 25 -25 )

2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Tình hình sản xuất chè của Việt Nam

Với 3/4 diện tích là đồi núi, lại thêm khí hậu nhiệt độ nóng ẩm, Việt Nam có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho cây chè sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên ở nước ta sản xuất chè chỉ thực sự bắt đầu từ sau những năm 1925. Lịch sử phát triển cây chè ở Việt Nam được chia ra làm các giai đoạn sau:

+ Giai đoạn 1890-1945:

Vào các năm 1890,1891 người pháp tiếp tục điều tra và thành lập những đồn điền chè đầu tiên ở Việt Nam: Ở Tĩnh Cương (Phú Thọ) với diện tích 60 ha, ở Đức Phổ (Quảng Nam) với diện tích 250 ha, ở giai đoạn này 2 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi có 1990 ha chè. Các trạm nghiên cứu chè cũng được thành lập ở Phú Hộ ( Phú Thọ) năm 1918, ở Plâycu năm 1927 và ở Bảo Lộc( Lâm Đồng) năm 1931 (theo Nguyễn Hanh Khôi 1983).

Trong những năm 1925-1940 người pháp đã mở thêm các đồn điền chè ở cao nguyên Trung Bộ với diện tích 2750 ha.

Đến năm 1938 Việt Nam có 13.405ha chè với sản lượng 6100 tấn chè khô. Diện tích chè phân bố chủ yếu ở vùng núi Bắc bộ và cao nguyên Trung Bộ, trong đó trên 75% diện tích là do người Việt quản lý.

Đến năm 1939 Việt Nam đạt diện tích 13.408 ha với sản lượng 10.900 tấn búp khô đứng thứ 6 trên thế giới sau Ấn Độ, Trung Quốc, Srilanka, Nhật Bản và Indonexia. Ở giai đoạn này, diện tích chè vẫn còn phân tán lẻ tẻ mang tính chất tự cung tự cấp, kỹ thuật canh tác còn thô sơ với phương thức quảng canh là chính.

+ Giai đoạn 1945-1954:

Trong giai đoạn này do ảnh hưởng của chiến tranh nên các vườn chè bị bỏ hoang, ít được đầu tư chăm sóc, diện tích và sản lượng chè đều bị giảm sút rất nhiều.

+ Giai đoạn 1954-1990:

Ở giai đoạn này các chương trình phát triển nông nghiệp đã được hoạch định. Cây chè được xác định là cây có giá trị kinh tế cao có tầm quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là ở vùng Trung Du Miền Núi.

Trong giai đoạn này, công nghiệp chế biến phát triển mạnh, nhiều nhà máy chè xanh, chè đen được xây dựng ở nghĩa Lộ, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên... Với sự giúp đỡ về mặt kỹ thuật, vật chất của Liên Xô, Trung Quốc, phần lớn sản phẩm chè được xuất khẩu sang Liên Xô và các nước Đông Âu.

Trong giai đoạn này còn đánh dấu sự ra đời của 1 số tổ chức sản xuất, kinh doanh chè như: Tổng công ty chè Việt Nam (VinaTea) vào năm 1987, hiệp hội chè Việt Nam (ViTas) năm 1988... Các tổ chức này ra đời đã quản lý và lãnh đạo ngành chè, giúp ngành chè từng bước ổn định và phát triển.

+ Giai đoạn 1990 đến nay:

Trong những năm 1990 do có sự biến động lớn về thị trường tiêu thụ (thị trường chủ yếu ở Liên Xô và Đông Âu bị sụp đổ) nên sản xuất chè gặp nhiều khó khăn, công nghệ chế biến chưa theo kịp được yêu cầu về chất lượng và chủng loại chè của thị trường Châu Á, Châu Mỹ và Tây Âu. Sự chồng chéo về quản lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước và địa phương đã phần nào làm ngành chè chững lại.

Trước thực trạng đó việc thành lập Tổng công ty chè Việt Nam, thống nhất quản lý ngành chè được tiến hành, một số liên doanh liên kết với nước ngoài được thành lập, công nghệ chế biến bước đầu được chú trọng, đổi mới thị trường xuất khẩu mở rộng sang Tây Âu, Mỹ, Nhật Bản. Đã củng cố và tạo được niềm tin cho người trồng chè và làm chè [4].

Trong những năm gần đây, nhà nước ta có nhiều cơ chế, chính sách đầu tư cho phát triển cây chè, Do vậy diện tích năng suất và sản lượng chè không ngừng tăng lên: Bảng 1.4: Diện tích, năng suất của chè Việt Nam từ năm 2008 – 2012 Năm Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ khô/ha) Sản lượng (1000 tấn) 2008 108,80 15,95 173,50 2009 111,40 16,67 185,70 2010 113,20 17,53 198,47 2011 114,80 18,00 206,60 2012 115,96 18,70 216,90

(Nguồn: Theo FAO Start Citation, 2014)

Theo số liệu ở bảng 1.4 cho ta thấy: Từ năm 2008 đến 2012 diện tích năng suất sản lượng và xuất khẩu chè tăng nhanh. Năm 2008 diện tích chè là 108,8 ha thì đến năm 2012 tăng lên 115,964 ha. Năng suất bình quân năm 2012 là 18,704 tạ khô/ha, tăng 2,754 tạ khô/ha tương ứng tăng 17,27% so với năm 2008. Sản lượng chè theo đó cũng tăng mạnh đạt 216,9 tấn búp khô vào năm 2012 tăng 43,4 tấn tương ứng 25,01% so với năm 2008.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY CHÈ CÀNH VÀ CÂY CHÈ TRUNG DU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂN CƯƠNG THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN. (Trang 25 -25 )

×