Chi phí sản xuất của cây chè trung du và cây chè cành của hộ điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây chè cành và cây chè trung du trên địa bàn xã Tân Cương thành phố Thái Nguyên. (Trang 57)

3. Đánh giá, so sánh hiệu quả kinh tế của cây chè cành và cây chè

3.2Chi phí sản xuất của cây chè trung du và cây chè cành của hộ điều tra

Trong việc sản xuất của mỗi hộ, chi phí đầu tư cho mỗi loại cây trồng là khác nhau. Trong mỗi hộ, tùy thuộc vào hướng sản xuất của mình mà các hộ có mức đầu tư cho từng loại chè khác nhau. Đầu tư phân bón và chi phí vật

tư khác là một khâu quan trọng, nó tác động trực tiếp tới năng suất, chất lượng của các loại chè.

Đi sâu vào nghiên cứu tình hình đầu tư cho sản xuất chè của hộ, kết quả thu được cho thấy chi phí sản xuất chè trung du và cây chè cành của hộ có sự chênh lệch đáng kể thể hiện như sau:

Bảng 3.9: So sánh chi phí đầu vào bình quân 1 sào chè cành so với 1 sào chè trung du của hộ điều tra

Chỉ tiêu Chè trung du Chè cành So sánh CC/CTD (lần) Lượng bón TB (Kg) Đơn giá bình quân (1000đ) Thành Tiền (1000đ) Lượng bón TB (Kg) Đơn giá bình quân (1000đ) Thành Tiền (1000đ) Chi phí trung gian 1726.81 2611.77 1,51 Phân NPK 19,51 7 136,57 46,96 7 328,72 2,40 Phân Đạm 84 9,3 781,2 116,073 9,3 1079,48 1.38 Phânvi sinh 105,146 3,7 389.040 155,018 3,7 573,57 1.47 Thuốc BVTV 420 630 1.5 Chi khác 661,309 830,359 1,26 Công lao động 5040 7280 1.44 Tổng chi phí sản xuất 7428,119 10722.129 1,44

(Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra tháng3 năm 2014)

Qua bảng số liệu 3.9 cho thấy: Chi phí đầu tư của cây chè cành lớn gấp 1,51 lần chi phí đầu tư cho cây chè trung du. Cụ thể như sau: Nếu như chi phí sản xuất cho 1 sào chè cành là 2.611.770 đồng/sào/năm thì chi phí cho 1 sào chè trung du với 1.726.810 đồng/sào/năm, chi phí cho 1 sào chè

cành là lớn hơn hẳn chè trung du. Tuy vậy với sự phát triển chung của địa phương và mong muốn năng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm chè của gia đình. Thì mức đầu tư này hợp lý và đem lại hiệu quả cho kinh tế gia đình. Đặc biệt trong thực tế hiện này, qũy đất để sản xuất chè hạn chế. Không có khả năng mở rộng diện tích chè và diện tích đất chưa sử dụng còn ít 1,53% (năm 2013).

Các loại phân bón dùng cho sản xuất chè cành và chè trung du có sự chênh lệch đáng kể. Cụ thể: Phân NPK chè cành bón cao hơn chè trung du 2,4 lần, phân đạm cao hơn 1,38 lần, phân vi sinh hơn 1,47 lần. Nguyên nhân do người dân chú trọng phát triển cây chè cành hơn chè trung du (chè cành có năng suất, chất lượng cao hơn hẳn) và do chè trung du phần lớn của các hộ đã trồng nhiều năm nên năng suất và chất lượng của nó cũng bị giảm. Nên đảm bảo hiệu quả kinh tế của từng loại chè thì người nông dân cần có mức đầu tư cho phù hợp.

Thuốc bảo vệ thực vật dùng cho sản xuất chè trung du nhỏ hơn 1,5 lần chè cành sự chênh lệch này không đáng kể. Do các hộ sản xuất chè theo hộ gia đình nên việc chăm sóc mang tính đồng bộ giữa các loại giống chè với nhau. Việc sự dụng thuốc bảo vệ thực của các hộ cho các giống chè rất này phức tạp và tốn nhiều công. Thuốc bảo vệ thực vật cũng là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong sản xuất chè. Tuy nhiên trên thực tế, việc quá lạm dụng thuốc trừ sâu của các hộ. Điều này làm ảnh hưởng không tốt tới chất lượng sản phẩm các loại chè. Tác động đã làm giảm uy tín chất lượng chè tại địa phương trên thị trường, đồng thời ảnh hưởng xấu tới môi trường cũng như sức khỏe của con người.

Như chúng ta đã biết người nông dân làm nông nghiệp chủ yếu lấy công làm lãi, họ thường không tính toán đến công sức mà mình bỏ ra khi trồng. Trong tổng số tiền mà họ nghĩ là tiền lãi thì nó còn bao hàm cả công sức lao động của họ ở trong đó. Để giúp người nông dân tính toán một cách chính xác số tiền lãi mà họ thu được và loại chè nào mất nhiều công lao động hơn khi trồng chè cành và chè trung du tôi tiến hành hoạch toán toàn bộ công

lao động mà họ phải bỏ ra trong toàn bộ quá trình từ khi trồng đến khi chăm sóc, thu hoạch, chế biến trên cơ sở phỏng vấn 60 hộ dân sản xuất chè trên địa bàn xã Tân Cương

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây chè cành và cây chè trung du trên địa bàn xã Tân Cương thành phố Thái Nguyên. (Trang 57)