xã Tân Cương
Từ khảo sát thực tế đến kêt quả phân tích trên các hộ tại địa bàn, từ ý kiến của ban lãnh đạo địa phương và người dân thông qua phóng vấn. Cho thấy trên địa bàn bên cạnh những thuận lợi thì có những khó khăn nhất định. Được thể hiện thông qua điều tra, phóng vấn người dân như sau:
Bảng 3.12: Những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất chè của hộ Nội dung Tổng số Thuận lợi Bình thường Khó khăn (Hộ) Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu (Hộ) (%) (Hộ) (%) (Hộ) (%) Vốn 60 10 16,7 15 25 35 58,3 Thị trường tiêu thụ 60 30 50 30 50 0 0 Kỹ thuật 60 15 25 30 50 15 25 Sâu bệnh 60 0 0 15 25 45 75 Chính sách 60 23 38,3 37 61,7 0 0 Khuyến nông 60 26 43,3 30 50 4 6,7 Nước 60 30 50 23 38,3 7 11,7
(Nguồn:Số liệu tra tháng 3 năm 2014 )
Qua bảng số liệu ta thấy các khó khăn và thuận lợi của hộ không giống nhau cụ thể như sau:
+Về vốn: Qua nghiên cứu thực tế cho thấy các hộ nông dân trồng chè thiếu vốn sản xuất hay còn gặp khó khăn về vốn chiếm 58,3 % .Cụ thể là những hộ gia đình trồng chè trung du có tuổi chè trên 20 năm rất muốn đc cải tạo lại hay những hộ nông dân rất muốn mở rộng diện tích chè cành nhưng lại thiếu vốn.chỉ có một số ít các hộ là không gặp khó khăn về vốn ( các hộ thuận lợi về vốn chiếm 16,7 %, các hộ bình thường chiếm 25 % ).
Các hộ ít thiếu vốn là do sử dụng chủ yếu nguồn vốn của gia đình, thu hoạch của lứa này là nguồn vốn đầu tư cho lứa sau, do đó không gặp khó khăn.
+ Về thị trường tiêu thụ: không có hộ nào gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm chè. Trong khi đó hộ có thuận lợi trong tiêu thụ chè chiếm 50%, hộ trung bình chiếm 50%. Cho thấy sản phẩm chè của các hộ được tiêu thụ hết, không có tình trạng sản phẩm chè không bán được. Tuy nhiên giá cả của sản phẩm chè không cao còn bấp bênh, không ổn định tùy vào từng mùa trong năm.
+ Về kĩ thuật: do trình độ sản xuất của các hộ khác nhau, khi sản xuất các hộ có kĩ thuật sản xuất là khác nhau. Cụ thể hộ thuận lợi, khó khăn về kĩ thuật chiếm 25% và hộ trung bình về kĩ thuật chiếm 50%. Cho thấy các hộ có chú ý kĩ thuật sản xuất chè của gia đình mình.
+ Về sâu bệnh: Sâu bệnh là một vấn đề lớn trong sản xuất chè. Mức độ sâu bệnh quyết định năng suất, chất lượng của sản phẩm chè. Ở bất cứ loại sâu bệnh quyết định năng suất, chất lượng của sản phẩm chè. Ở bất cứ loại cây trồng nào sâu bệnh đều sinh trưởng và phát triển. Chè cũng vậy, cụ thể không có hộ nào có thuận lợi trong về đề sâu bệnh ở chè. Trong khi đó số hộ gặp khó khăn lại chiếm 75%. Và 25% số hộ kiểm soát được phần nào sâu bệnh và thiệt hại cho chè.
+ Về chính sách: chính sách của nhà nước chủ yếu giành cho hộ sản xuất còn gặp khó khăn về kinh tế chung. Đồng thời, nhà nước có chính sách miễn thuế nông nghiệp cho người dân. Do đó về chính sách của nhà nước đang tác động tích cực đến người dân trồng chè.
+ Công tác khuyến nông: công tác khuyến nông tại địa phương được triển khai trong một bộ phận người dân trồng chè. Số lượng còn lại người dân ít quan tâm đến sự chuyển giao kĩ thuật và giống của công tác khuyến nông. Do đó khuyến nông ít ảnh hưởng đến sản xuất hầu hết các hộ dân.
+ Nước: trong sản xuất chè, thì nước là vấn đề quan trọng trong sản xuất chè. Do điều kiện tự nhiên của xã, sự ưu đãi cua thiên nhiên. Nên vấn đề nước hầu hết các hộ không gặp khó khăn. Bên cạnh đó một số hộ do cách xa hệ thống kênh mương và có diện tích chè nằm trên đồi núi cao, xa nguồn nước. Do đó vấn đề thiếu nước vào mùa khô vẫn xảy ra ở một số hộ.
Qua một số ý kiến của hộ điều tra, cùng với sự quan sát tìm hiểu tình hình chung tại địa phương. Cho thấy bên cạnh nhưng thuận lợi thì địa phương có khó khăn nhất định. Từ những khó khăn thuận lợi trong mỗi vấn đề cụ thể của các hộ và qua phân tích, đánh giá, so sánh thực trạng sản xuất chè cành và chè trung du tại xã Tân Cương có thể rút ra kết luận như sau:
5.1 Thuận lợi
+ Được sự quan tâm của đảng và nhà nước trong việc định hướng phát triển sản xuất chè.
+ Tân Cương là xã nằm trong vùng chỉ giới địa lý của vùng đặc sản chè Tân Cương (gồm 3 xã : Tân Cương, Phúc Xuân,Phúc Trìu) thuận tiện cho việc phát triển sản xuất chè. Đặc biệt với địa hình chủ yếu là đồi núi thấp xen giữa là các thung lũng rất thuận tiện cho việc sản xuất các sản phẩm chè mang nhiều hương vị riêng biệt và đặc sắc hơn hẳn các vùng khác.
+ Người dân đã biết lấy người tiêu dùng làm mục tiêu cho việc phát triển sản xuất chè của gia đình mình. Nghĩa là, ngoài việc nâng cao năng suất của cây chè thì người dân họ chú trọng chất lượng sản phẩm chè của gia đình hướng tới sản phẩm “chè an toàn”.
+ Do địa hình, tập quán canh tác mà xã có nhiều sản phẩm chè khác nhau đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc biệt là các giống chè cành đang được người dân mở rộng. Bên cạnh đó, với các địa hình đồi núi thấp, người dân biết tập dụng giống chè trung du vốn có. Cải tạo chăm sóc nhằm nâng cao năng suất chất lượng.
+ Có nguồn lao động có kinh nghiệm sản xuất chè từ lâu đời này theo phương thức “cha truyền con nối” đã tạo nên sản phẩm được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
+ Với ý trí vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn chuyển đổi giống chè (từ chè trung du già cỗi sang trồng chè cành), mở rộng diện tích của gia đình mình. Đồng thời tích cực áp dụng khoa học kĩ thuật mới vào tất cả các khâu. Đã làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm chè so với việc sản xuất chè trước đây nhiều lần.
+ Người dân sống đoàn kết học hỏi lẫn nhau trong việc sản xuất.
+ Hàng năm Nhà nước hỗ trợ giống và được tham gia các lớp tập huấn để học hỏi kinh nghiệm sản xuất chè.
5.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên, việc sản xuất các loại chè của xã Tân Cương vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.
+ Điều kiện thời tiết khí hậu bất thuận, mùa đông khô và lạnh làm cho năng xuất chè giảm mạnh. Đặc biệt, chè cành gần như không cho thu hoạch. Vào tháng nắng kéo dài hoặc thu hoạch các vụ lúa thì sâu bệnh chè nhiều và khó diệt trừ sâu bệnh.
+ Một số hộ còn thiếu nước tưới cho chè vào mùa khô, và ngập úng vào mùa mưa.
+ Người dân hạn chế tiếp cận các nguồn thông tin về thị trường, khoa học kĩ thuật, sâu bệnh...trong việc sản xuất chè.
+ Đội ngũ cán bộ khuyến nông về chuyên môn còn hạn chế, khả năng tiếp cận thực tế còn hạn chế. Chưa đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của nhân dân.
+ Nguồn đất đai của nhiều hộ gia đình còn hạn chế. Nên việc cải tạo chuyển đổi giống cây trồng còn gặp nhiều khó khăn. Vì chè là cây trồng chủ lực của nhiều hộ gia đình.
+ Chè là cây trồng mang tính thời vụ cao. Thu hoạch theo lứa nên về nguồn lao động chưa đáp ứng khi chè cho thu hoạch nhiều. Tuy nhiên, khi chè vào cuối năm và đầu năm cho thu hoạch ít thì lao động lại thiếu việc làm.
+ Sản phẩm chè, giá cả còn bấp bênh. Do mang tính thời vụ cao nên khi chè cho thu hoạch nhiều thì giá rẻ còn khi thu hoạch ít giá cao.
+ Sản xuất chè tại xã Tân Cương, sản xuất theo kinh tế hộ gia đình là chủ yếu. Nên việc áp dụng khoa học kĩ thuật còn hạn chế, sản phẩm chè không đồng đều nên giá trị chè không được đảm bảo nên tạo lỗi lo cho người tiêu dùng. Trong khi nhiều vùng đang xảy ra tính trạng giả mạo sản phẩm chè của các vùng khác nhau lừa người tiêu dùng.
+ Chất lượng phân bón thuốc trừ sâu không đảm bảo. Vẫn còn tình trạng phân bón,thuốc trừ sâu giả. Ảnh hưởng đến năng suất chất lượng của cây chè.
+ Do sản xuất theo quy mô hộ gia đình nên về an toàn của sản phẩm chè khó kiểm soát theo dõi. Dẫn đến nhiều hộ còn vì lợi nhuận trước mắt mà làm sản phẩm chè không an toàn. Ảnh hưởng đến uy tín chất lượng chung của sản phẩm chè địa phương trên thị trường.
CHƯƠNG 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ