3. Đánh giá, so sánh hiệu quả kinh tế của cây chè cành và cây chè
3.1.1 Thông tin chung về các hộ
+ Thông tin chung về hộ
Bảng 3.6 : Một số thông tin chung về các hộđiều tra
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Cơ cấu (%) 1. Số hộ điều tra Hộ 60 100 1.1 Số hộ trồng chè cành Hộ 11 18,3 1.2 Số hộ trồng chè trung du Hộ 5 8,3 1.3 Số hộ trồng cả 2 Hộ 44 73,4 2. Tuổi BQ của chủ hộ Năm 45,47 3. Trình độ học vấn của chủ hộ Chủ hộ 60 100 - Tiểu học Chủ hộ 26 43,3 - Trung học cơ sở Chủ hộ 27 45 - Trung học phổ thông Chủ hộ 7 11,7
4. Số nhân khẩu/hộ Người 3,95
5. Số lao động bình quân/hộ L.động 2,75
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tháng 3 năm 2014)
Kết quả tổng hợp cho thấy, độ tuổi bình quân của các chủ hộ là 45,47 Tuổi hầu hết ở dộ tuổi này các chủ hộ đã ổn định về cơ sở vất chất, có vốn sống và kinh nghiệm nhất định trong việc sản xuất các loại chè.
Về sản xuất chè cành và chè trung du của hộ điều tra, thì có 11 hộ tham gia trồng chè cành (chiếm 18,3 %). Số hộ sản xuất chè truyền thống (chè trung du chỉ chiếm 8,3% số hộ điều tra) có 14 hộ tham gia sản xuất cả 2 loại chè tương ứng chiếm 73,4 %. Sản xuất chè cành đang được phát triển tại địa phương, đặc biệt sản xuất chè cành tại địa phương chiếm 91,7% hộ tham gia sản xuất chè cành.
Về học vấn của hộ còn thấp, chủ yếu là học hết cấp II (chiếm 45 %), cấp I (chiếm 43,3%) không có chủ hộ nào học trung cấp, cao đẳng, đại học. Trình độ văn hóa ảnh hưởng đến sự đầu tư phát triển sản xuất chè của hộ, khả năng tiếp thu khoa học đó. Trong địa phương cũng hay có các cán bộ khuyến nông mở lớp hướng dẫn kỹ thuật trồng chè cộng với kinh nghiệm sản xuất nhiều năm của các hộ nông dân nên hiệu quả sản xuất tùy thuộc từng hộ và mức độ chú trọng của các hộ đó.
Về nhân khẩu và nguồn lao động của hộ thì số nhân khẩu tham gia lao động gia đinh chiếm tỉ lệ trung bình bình quân mỗi hộ là 3,95 người/hộ. Số lao động bình quân cuả hộ là 2,75 lao động đây là nguồn lao động ổn định đảm bảo cho sản xuất chè.
+ Quy mô và diện tích chè của hộ
Quy mô sản xuất chè của các hộ chủ yếu là quy mô nhỏ và vừa. Sản xuất theo hình thức hộ gia đình, người nông dân vừa là người lao động vừa là người quản lý.
Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt hộ với sản xuất nông nghiệp là chính. Thì thu nhập của gia đình tùy thuộc vào việc sản xuất nông nghiệp tạo ra. Đặc biệt với địa bàn xã Tân Cương với 78,7 % lao động trong nông nghiệp (sản xuất chè, lúa..) thì vấn đề đất đai càng trở lên quan trọng hơn bao giờ hết. Chè là cây trồng chính của hộ, trong sản xuất chè đất đai là yếu tố quan trọng quyết định sản xuất của hộ. Trước đây, hầu hết diện tích chè được tập trung sản xuất chè trung du là chủ yếu. Nhưng những năm trở lại đây thì cơ cấu đất trong sản xuất các giống chè có sự thay đổi cụ thể như sau:
Bảng 3.7: Diện tích chè trung du và chè cành của các hộ điều tra Loại chè Số hộ tham gia trồng Tổng diện tích (sào) Diện tích BQ/hộ (sào) Chè trung du 49 110 2,24 Chè cành 55 175 3,18
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra tháng 3 năm 2014)
Bảng biểu trên cho thấy, diện tích đất cây chè bình quân trên hộ của hộ tham gia sản xuất chè cành là 3,18 sào/hộ gấp 1,42 lần của hộ sản xuất chè trung du (2,24 sào/hộ). Theo thông tin từ các hộ điều tra thì trước kia các hộ sản xuất chè trung du là chủ yếu. Tuy nhiên, trong 10 năm trở lại đây chè
trung du đang dần thay thế bởi giống các loại chè cành có năng suất chất lượng cao hơn. Để hiểu rõ hơn về sự chuyển dịch này, cần tiến hành điều tra đánh giá và so sánh cụ thể việc sản xuất chè trung du (chè truyền thống) và chè cành (chè giống mới) trong hộ sản xuất chè tại xã Tân Cương.