Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây chè cành và cây chè trung du trên địa bàn xã Tân Cương thành phố Thái Nguyên. (Trang 35)

4.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu

+ Giá trị sản xuất: Được xác định là giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm chè được sản xuất ra (thường là một năm) trên một đơn vị diện tích (Lê Tất Khương, Đỗ Ngọc Quỹ, 2000)[5].

GO = ∑PiQi

Trong đó:

Pi là đơn giá sản phẩm thứ i Qi là khối lượng sản phẩm thứ i

+ Chi phí trung gian: IC (Intermediate Cost) là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất như: giống, phân bón, thuốc BVTV, dụng cụ rẻ tiền mau hỏng trong một vụ sản xuất.

IC = ∑Ci

Trong đó: Ci là khoản chi phí thứ i

+ Giá trị gia tăng: VA (Value Added) là phần giá trị tăng thêm của người tính theo công thức:

VA = GO – IC

Những trường hợp đi thuê lao động thì phải trừ khoản thuê mướn đó.

+ Thu nhập hỗn hợp: MI (Mixed Income) là phần thu nhập thuần tuý của người sản xuất bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận khi sản xuất một đơn vị diện tích trong một năm thu hoạch chè.

MI = VA – (A + T+W)

Trong đó :

VA là giá trị tăng thêm (gia tăng); T là thuế nông nghiệp A là phần giá trị khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ. W lao động thuê ngoài.

+ Lợi nhuận:

TPr = GO – TC

Trong đó: GO là giá trị sản xuất

TC là tổng chi phí trong sản xuất

+ Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích: là tỷ lệ giữa tổng khối lượng sản phẩm thu được chia cho một đơn vị diện tích (sào, ha) GO/sào hoặc GO/ha.

* Một số công thức tính có liên quan : (Bùi Thị Thanh Tâm,2006) [2] - Doanh thu = Giá cả đơn vị * Lượng hàng hóa tiêu thụ

- Giá thành = Đơn giá * Số lượng

- Tốc độ phát triển liên hoàn phản ánh sự biến động của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau. Công thức tính như sau:

Trong đó:

ti là tốc độ phát triển liên hoàn yi là mức độ của kỳ nghiên cứu

yi-1 là mức độ của kỳ đứng trước kỳ nghiên cứu

- Tốc độ phát triển trung bình: là trị sốđại biểu của tốc độ phát triển liên hoàn có quan hệ tích nên để tính tốc độ phát triển bình quân người ta sử dụng công thức sau: 1 3 2 . ... − = n n t t t t 4.2. Các chỉ tiêu so sánh hiệu quả kinh tế sản xuất chè - Mt s công thc tính hiu qu kinh tế:

+ Công thức 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa giá trị kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.

Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được/Chi phí sản xuất ; Hay : H = Q/C Trong đó:

H là hiệu quả kinh tế Q là kết quả thu được C là chi phí sản xuất

+ Công thức 2: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng hiệu số giữa giá trị kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó.

Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được – Chi phí sản xuất ; Hay :H = Q/C

+ Công thức 3: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa phần tăng thêm của kết quả đạt được so với phần tăng thêm của chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó hay là mối quan hệ tỷ số giữa kết quả bổ sung và chi phí bổ sung. Nó được so sánh cả về số tương đối và số tuyệt đối (Trần Xuân Đức, Lương Xuân Chính, 2006) [1]

Do thời gian và kiến thức có hạn nên trong đề tài tôi chỉ sử dụng công thức 2 để tính toán hiệu quả kinh tế đây cũng là công thức thông dụng mà mọi người thường sử dụng.

- Các tiêu chí th hin hiu qu kinh tế

Để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp người ta dùng nhiều phương pháp đánh giá và chỉ tiêu khác nhau, trong phương pháp thường dùng là:

+ Hiệu quả theo chi phí trung gian:

− Tỷ suất giá trị theo tổng chi phí : GO / TC

− Tỷ xuất của giá trị tăng theo tổng chi phí ( TVA ): Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí trung gian là chỉ tiêu đánh giá chất lượng của đầu tư trong sản xuất kinh doanh, TVA được thể hiện bằng công thức:

TVA = VA / TC ( Lần )

+ Tính hiệu quả kinh tế theo công lao động.

Năng suất lao động: Là chỉ tiêu phản ánh giá trị sản xuất được tạo ra do một lao động trong một năm.

Năng suất lao động = GO /CLĐ

Về phương pháp tính toán: Đáng lưu ý khi tính toán chỉ tiêu này là việc xác định chính xác lượng hao phí sức lao động. Thông thường, để tính toán chính xác được công lao động người ta phải quy đổi từ giờ công ra ngày công theo quy định 8 giờ làm việc bằng một công lao động.

∗Tỷ suất giá trị gia tăng theo công lao động: MI / CLĐ.

∗Về giá cả sử dụng trong tính toán: Tôi sử dụng giá trị bình quân trên thị trường trong thời gian nghiên cứu.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây chè cành và cây chè trung du trên địa bàn xã Tân Cương thành phố Thái Nguyên. (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)