Tình hình tiêu thụ chè của Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây chè cành và cây chè trung du trên địa bàn xã Tân Cương thành phố Thái Nguyên. (Trang 27)

2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2 Tình hình tiêu thụ chè của Việt Nam

Hiện ngành Chè Việt đã xuất khẩu các sản phẩm chè đến hơn 100 quốc gia và khu vực trên thế giới. Thế mạnh nhất mà mặt hàng chè đang nắm giữ đó là có tỷ lệ nội địa 100%, trong khi nhiều ngành, nhiều mặt hàng khác có tỷ lệ nội địa thấp, nguồn nguyên liệu phụ thuộc nhiều vào thế giới cùng với nhu cầu tiêu dùng chè trên thế giới ngày càng tăng. Do vậy, trong thời gian tới tiềm năng phát triển của ngành Chè còn rất lớn.

Việt Nam là nước xuất khẩu chè đứng thứ năm thế giới (sau Kenya, Ấn Độ, Trung Quốc và Sri Lanca), đứng thứ hai về sản xuất chè xanh (sau Trung Quốc). Thị trường xuất khẩu chủ yếu của chè Việt là Pakistan, Đài Loan, Indonesia, Nga, Trung Quốc, Hoa Kỳ...

a. Thị trường trong nước

Mặc dù sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chè năm 2012 của Việt Nam tăng so với năm 2011, nhưng hiện ngành chè vẫn phải đối mặt với tình trạng sản phẩm chè có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Vấn đề này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín chè Việt và nếu không giải quyết triệt để sẽ dẫn tới nguy cơ mất thị trường xuất khẩu chè.

Nguyên nhân của tình trạng này là khó kiểm soát được quá trình sản xuất từ trồng đến chăm sóc, thu hái, chế biến và bảo quản chè. Theo thống kê, hiện cả nước có trên 300 cơ sở chế biến chè lớn nhỏ thì chỉ có 5% số nhà máy có vùng nguyên liệu riêng để phục vụ chế biến.

Một số thị trường nhập khẩu chè lớn của Việt Nam như Pakistan, Đài Loan, Indonesia, Malaysia hiện đều không có yêu cầu cao về chất lượng và dư lượng thuốc BVTV. Tuy nhiên, một số thị trường khác như Ba Lan, Nga... đã chuẩn bị kế hoạch kiểm soát chất lượng và dư lượng thuốc BVTV đối với chè nhập khẩu theo các quy định hiện hành của EU. Đây là thách thức lớn cho các doanh nghiệp chè Việt Nam, vì 90% sản lượng chè nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến hiện nay thuộc sở hữu của nông dân, và nông dân tự quyết định việc phun thuốc BVTV như thế nào.

b. Tình hình xuất khẩu + Kim ngạch xuất khẩu Bảng 1.5 : Kim ngạch xuất khẩu chè Việt Nam 2010 – 2014 (ĐVT: Triệu USD) Chè 20010 2011 2012 2013 3 tháng/2014 Giá trị xuất khẩu 179,5 200 204 224,6 43,6 Tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước (%) 28,4 11,4 2,0 10,1 4,3

Theo số liệu của tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 3 tháng đầu năm 2014 Pakistan vẫn là thị trường lớn nhất nhập khẩu chè của Việt Nam, trị giá 43,63 triệu USD, tăng 4,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. xuất khẩu Pakistan chiểm thị phần 14,4 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam. Đài Loan là thị trường lớn thứ 2, với tỷ trọng 12,8% và Nga xếp thứ 3 (10,7%) [11].

Mặt hàng chè đã đóng góp một phần không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên, lượng xuất lớn nhưng giá trị thu về vẫn ở mức khiêm tốn, do chè Việt không có những thương hiệu riêng biệt, đa phần là xuất thô.

+ Về giá xuất khẩu

Giá xuất khẩu chè của nước ta trong tháng 12/2013 tăng 39 USD/tấn (tương đương tăng 2,54%) so với tháng 11/2013, đạt mức 1.576 USD/tấn và tăng 1,9% so với tháng 12/2013. Tính chung cả năm 2013, giá xuất khẩu chè của nước ta đạt 1.531 USD/tấn, tăng nhẹ 0,5% so với năm 2012.

Hiện giá chè xuất khẩu của Việt đang xếp cuối bảng trong số các nước xuất khẩu chè lớn, chỉ bằng 60% giá bình quân của thế giới. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chè bị xếp “đội sổ” trong nhóm các nước xuất khẩu chè lớn như Chè Việt Nam không có thương hiệu trên thị trường quốc tế; phương thức quản lý nương chè và thu hái không hợp lý; cạnh tranh không lành mạnh... Do đó, chè xuất khẩu của Việt luôn bị ép giá bởi khách hàng trung gian nước ngoài.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây chè cành và cây chè trung du trên địa bàn xã Tân Cương thành phố Thái Nguyên. (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)