1. Khái quát về điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội của
1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng
- Địa hình.
Tân Cương là xã thuộc vùng bán sơn địa của thành phố Thái Nguyên, mang đặc trưng của miền núi trung du phía Bắc nên có địa hình gò đồi, thoải lượn sóng kế tiếp. Với 45% diện tích là đồi núi, còn 55% diện tích là đồi núi thấp và ruộng.
Với địa hình như vậy cây chè có tiềm năng và phát triển rất lớn trên diện tích vườn đồi của xã.
- Thổ nhưỡng.
Đất Ferarit chiếm khoảng 65% tổng diện tích đất, tầng dày canh tác 60 - 69cm, còn lại là đất hình thành trên địa hình đầm lầy và bằng phẳng. Với điều kiện thổ nhưỡng như vậy, việc trồng chè được coi là biện pháp hữu hiệu trong việc phủ xanh đất trống đồi trọc, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 1473.51 ha, trong đó diện tích đất đã đưa vào sử dụng tính đến năm 2013 là 1.456,99 ha chiếm 98,88% tổng diện tích, còn lại 16,52 ha vẫn chưa sử dụng chiếm 1,12%. Điều đó cho thấy xã đã sử dụng quỹ đất một cách triệt để, nhằm phát huy tối đa những diện tích đất hiện có, tạo ra giá trị sản xuất lớn nhất trên một đơn vị diện tích.
Trong tổng diện tích đất đai của xã, diện tích đất sản xuất nông nghiệp tính đến năm 2011à 726,09 ha chiếm 49,28%, năm 2012là 721,74 ha giảm 0,3% so với năm 2011và không đổi trong năm 2013 Diện tích đất trồng lúa năm 2011 234,62 ha và gần như không đổi qua các năm. Đất trồng cây hằng năm có sự giảm nhẹ qua 3 năm từ 368,12 ha năm 2011(bằng 24,98%) xuống 364,64 ha năm 2012(bằng 24,74%) diện tích đất toàn xã, và không đổi trong năm 2013Hiện tại, người dân địa phương sử dụng đất để trồng cây hằng năm chủ yếu đáp ứng tiêu dùng nội bộ như ăn uống, chăn nuôi là chính.
Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản không có sự biến động qua các năm và giữ ở mức 12,92 ha, chiếm 0,88% tổng diện tích toàn xã. Các hộ dân trong xã thường kết hợp việc nuôi thả cá và lấy nước cho sản xuất nông nghiệp vụ đông..
Về diện tích đất lâm nghiệp: toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp là rừng sản xuất, diện tích đất rừng là 500,76 ha chiếm 33,98%.
Đất phi nông nghiệp của xã năm 2011 là 217,22 ha chiếm 14,74% diện tích đất toàn xã. Sản xuất phi nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao hơn sản xuất nông nghiệp nên một số hộ dân có khả năng đã chuyển đổi nghành nghề. Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2012 là 221,57 ha cao hơn 0,3% so với năm 2011, và tới năm 2013 diện tích đất không đổi.
Qua số liệu điều tra được cho thấy, qua 3 năm 2011 - 2013 tình hình sử dụng đất đai của xã có sự biến động nhưng không nhiều, cơ cấu cây trồng phát huy tốt lợi thế so sánh trên diện tích đã được sử dụng, khai thác tốt tiềm năng của địa phương trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây chè. Đây là một hướng đi đúng cần được phát huy.
Bảng 3.1 :Cơ cấu sử dụng đất của xã qua các năm từ 2011- 2013 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh DT (Ha) CC (%) DT (Ha) CC (%) DT (Ha) CC (%) 12/11 13/12 BQ Tổng diện tích đất tự nhiên 1473,51 100 1473,51 100 1473,51 100 100 100 100 1. Đất sản xuất nông nghiệp 726,09 49,28 721,74 48,98 721,74 48,98 99,4 100 99,7 Đất trồng cây hằng năm 368,12 24,98 364,64 24,74 364,64 24,74 99,05 100 99,53 Đất trồng cây lâu năm 357,97 24,29 357,10 24,23 357,10 24,23 99,76 100 99,88 2. Đất lâm nghiệp 500,76 33,98 500,76 33,98 500,76 33,98 100 100 100 3. Nuôi trồng thủy sản 12,92 0,88 12,92 0,88 12,92 0,88 100 100 100 4. Đất phi nông nghiệp 217,22 14,74 221,57 15,04 221,57 15,04 102 100 101 5. Đất chưa sử dụng 16,52 1,12 16,52 1,12 16,52 1,12 100 100 100