Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây chè cành và cây chè trung du trên địa bàn xã Tân Cương thành phố Thái Nguyên. (Trang 32)

3.1. Chọn điểm nghiên cứu

Tân Cương là một trong những xã có diện tích trồng chè tương đối lớn và là nơi cung cấp một sản lượng không nhỏ ra thị trường, mặt khác chè còn được coi là cây trồng chính của xã.

Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho xã về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và các đặc điểm khác của xã.

3.2. Phương pháp thu thập số liệu

* Thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập số liệu thứ cấp thông qua các văn bản, sách báo, tạp chí, các nghị định, chỉ thị, nghị quyết, chính sách có liên quan đến vấn đề khuyến nông. Các số liệu và báo cáo tổng kết của xã Tân Cương

- Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên tại ban thống kê của xã Phúc Trìu bằng phương pháp sao chép, truy cập Internet.

- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp sử dụng để có được các số liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Tân Cương, về diện tích, sản lượng và năng suất bình quân của chè trong địa bàn xã.

* Thu thập số liệu sơ cấp

Thu thập thông tin sơ cấp là phương pháp thu thập thông tin, số liệu chưa từng được công bố ở bất kỳ tài liệu nào, người thu thập có được thông qua tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nghiên cứu bằng những phương pháp khác nhau như:

+ Quan sát

Sử dụng trực giác quan sát thực tế đối tượng nghiên cứu như nhà ở (nhà cấp 4, nhà kiên cố, nhà tầng) và điều kiên kinh tế hộ của đối tượng nghiên cứu....

+ Sử dụng bảng hỏi

Sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc với bộ câu hổi có sẵn phỏng vấn các hộ nông dân chè trên địa bàn xã. Với những thông tin như diện tích, năng suất, sản lượng, tình hình tiêu thụ, các khoản chi phí, giá tiêu thụ và một số các thông tin khác có liên quan.

* Phương pháp lấy mẫu

Điều tra chọn mẫu có nghĩa là không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra trên 1 số đơn vị nhằm để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Từ những đặc điểm và tính chất của mẫu ta có thể suy ra được đặc điểm và tính chất của cả tổng thể đó.

Chọn mẫu điều tra: Mẫu được chọn ngẫu nhiên, không lặp lại. Số phiếu điều tra 60 hộ gồm các xóm tại xã Tân Cương.

+ Xóm Hồng Thái 1: 20 hộ + Xóm Hồng Thái 2: 20 hộ + Xóm Gò Pháo : 20 hộ

Các xóm đều có trồng chè, mỗi xóm chọn ngẫu nhiên các hộ để điều tra và suy rộng ra cả xóm.

- Nội dung phiếu điều tra

Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu như: nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ học vấn của các chủ hộ, các nguồn lực của nông hộ như ruộng đất, tư liệu sản xuất, vốn; tình hình sử dụng đất của hộ, tình hình sản xuất chè của hộ, chi phí để sản xuất, thu nhập của người sản xuất chè; đời sống vật chất, tinh thần của hộ; các kiến nghị và nhu cầu của hộ sản xuất chè… Những thông tin này được thể hiện bằng những câu hỏi cụ thể để họ dễ hiểu và trả lời chính xác và đầy đủ.

- Phương pháp điều tra

+ Phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt với hộ nông dân, nói chuyện, tiếp cận một cách nhanh nhẹn, linh hoạt, thông qua các cây hỏi mở và phù hợp với tình hình thực tế, sử dụng thành thạo, ứng biến kịp thời với các câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? Như thế nào và bao nhiêu? Phỏng vấn số hộ điều tra đã chọn, kiểm tra tính thực tiễn của thông tin thông qua quan sát trực tiếp.

+ Phương pháp phỏng vấn bán chính thức: Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của đề tài để lập bảng kiểm tra các nội dung chính cần điều tra, chọn mẫu điều tra. Đối tượng phỏng vấn ở đây là các cán bộ UBND phụ trách các vấn đề kinh tế và nông nghiệp, các cơ sở thu mua chế biến, các chủ nhiệm hợp tác xã trồng chè.

3.3. Phương pháp xử lý thông tin

- Đối với thông tin thứ cấp: Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, xắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì tiến hành lập nên các bảng biểu.

- Đối với thông tin sơ cấp: Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý.

3.4. Phương pháp phân tích thông tin

- Phương pháp thống kê mô tả: các thông tin được tổng hợp thông kê lên các bảng biểu từ đó rút ra các nhận xét, so sánh các số liệu đã thông kê…

- Phương pháp so sánh: sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối.

Số tuyệt đối: là chỉ tiêu phản ánh quy mô, khối lượng cụ thế của đối tượng nghiên cứu trong điều kiện thời gian và đặc điểm cụ thể.

Công thức: So sánh tuyệt đối = Y1 – Y0

Trong đó:

Y1 : mức độ thực tế kỳ nghiên cứu (năm sau). Y0 : mức độ thực hiện kỳ gốc (năm trước).

Dùng để so sánh hiệu quả kinh tế của sản xuất chè cành và việc sản xuất chè trung du tại xã Tân Cương. Ngoài ra còn dùng để so sánh 1 số chỉ tiêu khác.

Số tương đối: là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sanh giữa hai chỉ tiêu thống kê.

Công thức :

Trong đó:

Y1 : mức độ thực tế kỳ nghiên cứu (năm sau). Y0 : mức độ thực hiện kỳ gốc (năm trước).

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây chè cành và cây chè trung du trên địa bàn xã Tân Cương thành phố Thái Nguyên. (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)