Thực trạng phát triển sản xuất chè xã Tân Cương – TP Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây chè cành và cây chè trung du trên địa bàn xã Tân Cương thành phố Thái Nguyên. (Trang 51)

2.1. Tình hình sản xuất chè của xã Tân Cương

Trong những năm gần đây cây chè luôn được xã chọn làm cây mũi nhọn trong các chương trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tiến tới làm giàu và sản xuất hàng hoá trong phát triển kinh tế. Nhằm khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh cây chè, xã đang từng bước quy hoạch phát triển cây chè nhằm hình thành các vùng chè nguyên liệu, chè đặc sản. Trong những năm gần đây, diện tích chè ngày càng tăng, điều đó cho thấy chè dần là cây trồng chủ đạo trong phát triển kinh tế của xã. Người dân trong xã cũng đã tích cực chuyển đổi cơ cấu giống chè. Trước kia, chỉ trồng giống chè hạt (chè trung du), nhưng trong vài năm trở lại đây thì toàn bộ những diện tích chè trồng mới, bà con đều đưa các giống chè cành như: LDP1, LDP2, TRI 777,Kim Tuyên, Phúc Thọ, Phúc Vân Tiên, chè Bát Tiên…

Tuy nhiên cây chè vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của xã. Để cây chè phát huy hết tiềm năng, thế mạnh, để Tân Cương trở thành một vùng chè trọng điểm thì xã cần quan tâm hơn nữa đến việc bảo tồn và phát huy thương hiệu chè của mình. Festival chè lần thứ 2 được tổ chức vào năm 2013, đây là cơ hội để người dân trong xã giới thiệu về sản phẩm chè của quê hương mình với du khách. Để thấy được sự biến động về hiệu quả kinh tế sản xuất chè của xã qua 3 năm (2011 – 2013) ta đi nghiên cứu bảng sau:

Bảng 3.5: Diện tích, năng suất, sản lượng chè tại xã Tân Cương từ năm 2011 – 2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh Tốc độ pt 2012/2011 2013/2012 % +(-) % +(-) % Tổng diện tích chè KD ha 300 350 356 50 117 6 102 109 Năng suất (tươi) tạ/ha 110 126 135 16 115 9 107 110 Sản lượng (tươi) tấn 2.620 4.854 5.130 2.234 185 276 106 146

(Nguồn: UBND xã Tân Cương năm 2013)

Bảng số liệu trên cho thấy: Diện tích, năng suất, sản lượng chè có sự biến động tăng qua các năm, điều đó chứng tỏ rằng chè là cây trồng dần được chú trọng phát triển tại xã.

Diện tích chè kinh doanh bình quân của xã qua 3 năm là 109% tức là tăng với mức bình quân là 9%/năm. Song song với sự tăng lên của diện tích chè, năng suất chè cũng không ngừng tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm 2011 năng suất đạt 110 tạ/ha (chè búp tươi), đến năm 2012 tăng lên 126 tạ/ha tức là tăng thêm 15% tương đương 16 tạ/ha so với năm 2011, đến năm 2013 năng suất tiếp tục đạt 135 tạ/ha tức là tăng lên 7% tương đương 9 tạ/ha so với năm 2012. Năng suất chè qua 3 năm tăng bình quân 10%.

Tìm hiểu nguyên nhân làm cho năng suất chè tăng là do người dân đã chú trọng đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất (như chè tươi vụ đông, thay đổi mùa vụ đốn chè…..)

Do sự biến động tăng về diện tích và năng suất làm cho sản lượng chè các năm cũng có sự biến động tăng, cụ thể chè búp tươi của toàn xã năm 2011 đạt 2.620 tấn, đến năm 2012 đạt 4.854 tấn tức tăng 85% tương đương 2.234 tấn so với năm 2011. Đến năm 2013 tiếp tục tăng sản lượng chè đạt 5.130 tấn tăng 6% tương đương 276 tấn so với năm 2012. Bình quân qua 3 năm sản lượng chè của xã Tân Cương tăng 45%/năm.

Sau khi kết thúc giai đoạn sản xuất, chế biến chè sẽ bước vào giai đoạn tiêu thụ. Sự đòi hỏi ngày càng cao của thị trường đã làm cho người trồng chè có những thay đổi nhất định để đáp ứng những nhu cầu đó. Cũng giống như bất cứ sản phẩm nào được sản xuất ra, chất lượng có tốt, giá cả phù hợp nhưng nếu không tổ chức được hệ thống phân phối đến tận tay người tiêu dùng thì hiệu quả kinh doanh sẽ không cao, ảnh hưởng tới thu nhập của các hộ dân. Nhất là đối với chè, vì là một loại thực phẩm do vậy đòi hỏi phải có một hệ thống phân phối rộng khắp đáp ứng nhu cầu hàng ngày của người dân. Khi điều tra các hộ trồng chè, kết quả cho thấy các hộ đều tập trung bán theo kênh sơ đồ sau:

Hình 3.1: kênh phân phối sản phẩm chè của các nông hộ xã Tân Cương 3. Đánh giá, so sánh hiệu quả kinh tế của cây chè cành và cây chè trung du trên địa bàn xã Tân Cương

3.1. Tình hình chung của hộ nghiên cứu

Để nghiên cứu tình hình sản xuất chè trung du và chè cành của hộ dân trên địa bàn xã Tân Cương, tôi tiến hành điều tra khảo sát 60 hộ trồng chè trên địa bàn 3 xóm : Hồng Thái I, Hồng Thái II, Gò Pháo. Và việc lựa chọn các hộ là ngẫu nhiên điều này giúp chúng ta đánh giá chung nhất, chính xác nhất tình

Chợ địa phương

Nông dân Tư thương nhỏ Tư thương lớn

Tự tiêu dùng Các nhà máy,

cơ sở chế biến chè

hình sản xuất các loại chè tại địa phương. Từ đó có những so sánh cụ thể trong việc sản xuất chè cành và chè trung du của các hộ.

Sau đây là thông tin chi tiết của các hộ được tôi tiến hành điều tra trong thời gian nghiên cứu.

3.1.1 Thông tin chung v các h

+ Thông tin chung về hộ

Bảng 3.6 : Một số thông tin chung về các hộđiều tra

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Cơ cấu (%) 1. Số hộ điều tra Hộ 60 100 1.1 Số hộ trồng chè cành Hộ 11 18,3 1.2 Số hộ trồng chè trung du Hộ 5 8,3 1.3 Số hộ trồng cả 2 Hộ 44 73,4 2. Tuổi BQ của chủ hộ Năm 45,47 3. Trình độ học vấn của chủ hộ Chủ hộ 60 100 - Tiểu học Chủ hộ 26 43,3 - Trung học cơ sở Chủ hộ 27 45 - Trung học phổ thông Chủ hộ 7 11,7

4. Số nhân khẩu/hộ Người 3,95

5. Số lao động bình quân/hộ L.động 2,75

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tháng 3 năm 2014)

Kết quả tổng hợp cho thấy, độ tuổi bình quân của các chủ hộ là 45,47 Tuổi hầu hết ở dộ tuổi này các chủ hộ đã ổn định về cơ sở vất chất, có vốn sống và kinh nghiệm nhất định trong việc sản xuất các loại chè.

Về sản xuất chè cành và chè trung du của hộ điều tra, thì có 11 hộ tham gia trồng chè cành (chiếm 18,3 %). Số hộ sản xuất chè truyền thống (chè trung du chỉ chiếm 8,3% số hộ điều tra) có 14 hộ tham gia sản xuất cả 2 loại chè tương ứng chiếm 73,4 %. Sản xuất chè cành đang được phát triển tại địa phương, đặc biệt sản xuất chè cành tại địa phương chiếm 91,7% hộ tham gia sản xuất chè cành.

Về học vấn của hộ còn thấp, chủ yếu là học hết cấp II (chiếm 45 %), cấp I (chiếm 43,3%) không có chủ hộ nào học trung cấp, cao đẳng, đại học. Trình độ văn hóa ảnh hưởng đến sự đầu tư phát triển sản xuất chè của hộ, khả năng tiếp thu khoa học đó. Trong địa phương cũng hay có các cán bộ khuyến nông mở lớp hướng dẫn kỹ thuật trồng chè cộng với kinh nghiệm sản xuất nhiều năm của các hộ nông dân nên hiệu quả sản xuất tùy thuộc từng hộ và mức độ chú trọng của các hộ đó.

Về nhân khẩu và nguồn lao động của hộ thì số nhân khẩu tham gia lao động gia đinh chiếm tỉ lệ trung bình bình quân mỗi hộ là 3,95 người/hộ. Số lao động bình quân cuả hộ là 2,75 lao động đây là nguồn lao động ổn định đảm bảo cho sản xuất chè.

+ Quy mô và diện tích chè của hộ

Quy mô sản xuất chè của các hộ chủ yếu là quy mô nhỏ và vừa. Sản xuất theo hình thức hộ gia đình, người nông dân vừa là người lao động vừa là người quản lý.

Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt hộ với sản xuất nông nghiệp là chính. Thì thu nhập của gia đình tùy thuộc vào việc sản xuất nông nghiệp tạo ra. Đặc biệt với địa bàn xã Tân Cương với 78,7 % lao động trong nông nghiệp (sản xuất chè, lúa..) thì vấn đề đất đai càng trở lên quan trọng hơn bao giờ hết. Chè là cây trồng chính của hộ, trong sản xuất chè đất đai là yếu tố quan trọng quyết định sản xuất của hộ. Trước đây, hầu hết diện tích chè được tập trung sản xuất chè trung du là chủ yếu. Nhưng những năm trở lại đây thì cơ cấu đất trong sản xuất các giống chè có sự thay đổi cụ thể như sau:

Bảng 3.7: Diện tích chè trung du và chè cành của các hộ điều tra Loại chè Số hộ tham gia trồng Tổng diện tích (sào) Diện tích BQ/hộ (sào) Chè trung du 49 110 2,24 Chè cành 55 175 3,18

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra tháng 3 năm 2014)

Bảng biểu trên cho thấy, diện tích đất cây chè bình quân trên hộ của hộ tham gia sản xuất chè cành là 3,18 sào/hộ gấp 1,42 lần của hộ sản xuất chè trung du (2,24 sào/hộ). Theo thông tin từ các hộ điều tra thì trước kia các hộ sản xuất chè trung du là chủ yếu. Tuy nhiên, trong 10 năm trở lại đây chè

trung du đang dần thay thế bởi giống các loại chè cành có năng suất chất lượng cao hơn. Để hiểu rõ hơn về sự chuyển dịch này, cần tiến hành điều tra đánh giá và so sánh cụ thể việc sản xuất chè trung du (chè truyền thống) và chè cành (chè giống mới) trong hộ sản xuất chè tại xã Tân Cương.

3.1.2. Tình hình sn xut chè ca h

Để đánh giá tình hình sản xuất chè của hộ và so sánh được hiệu quả kinh tế của cây chè trung du và cây chè cành đem lại. Thì ngoài các tiêu chí chung, còn các tiêu chí khác được nghiên cứu như: Diện tích, năng suất, sản lượng chè, giá bán chè của các hộ…cũng làm ảnh hưởng hiệu quả kinh tế mà các loại chè đó đem lại. Các tiêu chí được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.8 :Tình hình sản xuất chè cành và chè trung du của hộđiều tra Chỉ tiêu ĐVT Loại chè Bình quân chung Chè trung du Chè cành 1.Diện tích chè Sào/hộ 2,24 3,18 2,71 2. Năng suất Tạ/sào 0,94 1,19 1,065 3. Sản lượng Tạ/hộ 2,12 3,60 2,86 4. Giá bán bình quân 1000đ 116,042 141,455 128,749 5. Giá trị sản xuất 1000đ 20155,5 47429,7 33792,6

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra tháng 3 năm 2014)

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 Chè trung du Chè cành Diện tích Năng suất Sản lượng Hình 3.2 : Năng suất, sản lượng chè bình quân của hộ

Bảng số liệu cho thấy, diện tích trồng chè trung du và chè cành của hộ có sự chêch lệch đáng kể. Đối với cây chè trung du diện tích bình quân theo hộ là 2,24 sào/hộ. Trong khi đó, diện tích chè cành của các hộ gấp 1,42 lần chè trung du, diện tích chè cành bình quân theo hộ đạt mức trung bình 3,18 sào/hộ. Do chè trung du được trồng lâu nên năng suất và chất lượng của cây chè này giảm. Việc trồng lại giống chè này lâu năm mới cho thu hoạch (do đặc điểm gieo trồng bằng hạt). Chè cành với đặc điểm năng suất, chất lượng, thời gian cho thu hoạch ngắn nên được người dân chọn trồng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên và kinh tế của các hộ mà có sự chuyển đổi này. Do một số hộ có điều kiện đất đai, địa hình thích hợp với chè trung du (đồi núi cao) nên các hộ chưa có sự chuyển đổi.

Về năng suất bình quân chè búp khô của các hộ, chè cành cao hơn chè trung du. Năng suất bình quân của chè cành đạt 1,19 tạ/sào/năm. Trong khi đó năng suất của chè trung du chỉ đạt 0,94 tạ/sào/năm. Chính sự chênh lệch khá lớn về diện tích và năng suất dẫn đến sản lượng bình quân theo hộ của chè cành cao gần gấp 2 lần chè trung du.

Giá bán bình quân hộ của chè trung du và chè cành có sự chênh lệch đáng kể. Chè trung du giá bán bình quân là 116,042 đồng/kg chè cành cao hơn tương ứng với 141,455 đồng/kg. Chính sự chênh lệch về giá cả này làm cho giá trị sản xuất bình quân theo hộ có sự chênh lệch lớn. Do đó giá trị sản xuất bình quân theo hộ của cây chè cành đem lại cao gấp 2,35 lần chè trung du.

Để biết vì sao có sự khác biệt lớn về diện tích, năng suất, sản lương…của chè trung du và chè cành. Thì cần đánh giá, so sánh một chỉ tiêu cụ thể để biết được hiệu quả của từng loại giống chè đem lại như thế nào? Định hướng phát triển của địa phương có đúng không? Sự chuyển đổi có đem lại hiệu quả như người dân mong muốn không? Và tại sao có sự chuyển đổi này?

3.2 Chi phí sản xuất của cây chè trung du và cây chè cành của hộđiều tra

Trong việc sản xuất của mỗi hộ, chi phí đầu tư cho mỗi loại cây trồng là khác nhau. Trong mỗi hộ, tùy thuộc vào hướng sản xuất của mình mà các hộ có mức đầu tư cho từng loại chè khác nhau. Đầu tư phân bón và chi phí vật

tư khác là một khâu quan trọng, nó tác động trực tiếp tới năng suất, chất lượng của các loại chè.

Đi sâu vào nghiên cứu tình hình đầu tư cho sản xuất chè của hộ, kết quả thu được cho thấy chi phí sản xuất chè trung du và cây chè cành của hộ có sự chênh lệch đáng kể thể hiện như sau:

Bảng 3.9: So sánh chi phí đầu vào bình quân 1 sào chè cành so với 1 sào chè trung du của hộ điều tra

Chỉ tiêu Chè trung du Chè cành So sánh CC/CTD (lần) Lượng bón TB (Kg) Đơn giá bình quân (1000đ) Thành Tiền (1000đ) Lượng bón TB (Kg) Đơn giá bình quân (1000đ) Thành Tiền (1000đ) Chi phí trung gian 1726.81 2611.77 1,51 Phân NPK 19,51 7 136,57 46,96 7 328,72 2,40 Phân Đạm 84 9,3 781,2 116,073 9,3 1079,48 1.38 Phânvi sinh 105,146 3,7 389.040 155,018 3,7 573,57 1.47 Thuốc BVTV 420 630 1.5 Chi khác 661,309 830,359 1,26 Công lao động 5040 7280 1.44 Tổng chi phí sản xuất 7428,119 10722.129 1,44

(Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra tháng3 năm 2014)

Qua bảng số liệu 3.9 cho thấy: Chi phí đầu tư của cây chè cành lớn gấp 1,51 lần chi phí đầu tư cho cây chè trung du. Cụ thể như sau: Nếu như chi phí sản xuất cho 1 sào chè cành là 2.611.770 đồng/sào/năm thì chi phí cho 1 sào chè trung du với 1.726.810 đồng/sào/năm, chi phí cho 1 sào chè

cành là lớn hơn hẳn chè trung du. Tuy vậy với sự phát triển chung của địa phương và mong muốn năng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm chè của gia đình. Thì mức đầu tư này hợp lý và đem lại hiệu quả cho kinh tế gia đình. Đặc biệt trong thực tế hiện này, qũy đất để sản xuất chè hạn chế. Không có khả năng mở rộng diện tích chè và diện tích đất chưa sử dụng còn ít 1,53% (năm 2013).

Các loại phân bón dùng cho sản xuất chè cành và chè trung du có sự chênh lệch đáng kể. Cụ thể: Phân NPK chè cành bón cao hơn chè trung du 2,4 lần, phân đạm cao hơn 1,38 lần, phân vi sinh hơn 1,47 lần. Nguyên nhân do người dân chú trọng phát triển cây chè cành hơn chè trung du (chè cành có năng suất, chất lượng cao hơn hẳn) và do chè trung du phần lớn của các hộ đã trồng nhiều năm nên năng suất và chất lượng của nó cũng bị giảm. Nên đảm bảo hiệu quả kinh tế của từng loại chè thì người nông dân cần có mức đầu tư cho phù hợp.

Thuốc bảo vệ thực vật dùng cho sản xuất chè trung du nhỏ hơn 1,5 lần chè cành sự chênh lệch này không đáng kể. Do các hộ sản xuất chè theo hộ gia đình nên việc chăm sóc mang tính đồng bộ giữa các loại giống chè với nhau. Việc sự dụng thuốc bảo vệ thực của các hộ cho các giống chè rất này phức tạp và tốn nhiều công. Thuốc bảo vệ thực vật cũng là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong sản xuất chè. Tuy nhiên trên thực tế, việc quá lạm dụng thuốc trừ sâu của các hộ. Điều này làm ảnh hưởng không tốt tới

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây chè cành và cây chè trung du trên địa bàn xã Tân Cương thành phố Thái Nguyên. (Trang 51)