Tình hình sản xuất chè của hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây chè cành và cây chè trung du trên địa bàn xã Tân Cương thành phố Thái Nguyên. (Trang 56)

3. Đánh giá, so sánh hiệu quả kinh tế của cây chè cành và cây chè

3.1.2.Tình hình sản xuất chè của hộ

Để đánh giá tình hình sản xuất chè của hộ và so sánh được hiệu quả kinh tế của cây chè trung du và cây chè cành đem lại. Thì ngoài các tiêu chí chung, còn các tiêu chí khác được nghiên cứu như: Diện tích, năng suất, sản lượng chè, giá bán chè của các hộ…cũng làm ảnh hưởng hiệu quả kinh tế mà các loại chè đó đem lại. Các tiêu chí được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.8 :Tình hình sản xuất chè cành và chè trung du của hộđiều tra Chỉ tiêu ĐVT Loại chè Bình quân chung Chè trung du Chè cành 1.Diện tích chè Sào/hộ 2,24 3,18 2,71 2. Năng suất Tạ/sào 0,94 1,19 1,065 3. Sản lượng Tạ/hộ 2,12 3,60 2,86 4. Giá bán bình quân 1000đ 116,042 141,455 128,749 5. Giá trị sản xuất 1000đ 20155,5 47429,7 33792,6

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra tháng 3 năm 2014)

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 Chè trung du Chè cành Diện tích Năng suất Sản lượng Hình 3.2 : Năng suất, sản lượng chè bình quân của hộ

Bảng số liệu cho thấy, diện tích trồng chè trung du và chè cành của hộ có sự chêch lệch đáng kể. Đối với cây chè trung du diện tích bình quân theo hộ là 2,24 sào/hộ. Trong khi đó, diện tích chè cành của các hộ gấp 1,42 lần chè trung du, diện tích chè cành bình quân theo hộ đạt mức trung bình 3,18 sào/hộ. Do chè trung du được trồng lâu nên năng suất và chất lượng của cây chè này giảm. Việc trồng lại giống chè này lâu năm mới cho thu hoạch (do đặc điểm gieo trồng bằng hạt). Chè cành với đặc điểm năng suất, chất lượng, thời gian cho thu hoạch ngắn nên được người dân chọn trồng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên và kinh tế của các hộ mà có sự chuyển đổi này. Do một số hộ có điều kiện đất đai, địa hình thích hợp với chè trung du (đồi núi cao) nên các hộ chưa có sự chuyển đổi.

Về năng suất bình quân chè búp khô của các hộ, chè cành cao hơn chè trung du. Năng suất bình quân của chè cành đạt 1,19 tạ/sào/năm. Trong khi đó năng suất của chè trung du chỉ đạt 0,94 tạ/sào/năm. Chính sự chênh lệch khá lớn về diện tích và năng suất dẫn đến sản lượng bình quân theo hộ của chè cành cao gần gấp 2 lần chè trung du.

Giá bán bình quân hộ của chè trung du và chè cành có sự chênh lệch đáng kể. Chè trung du giá bán bình quân là 116,042 đồng/kg chè cành cao hơn tương ứng với 141,455 đồng/kg. Chính sự chênh lệch về giá cả này làm cho giá trị sản xuất bình quân theo hộ có sự chênh lệch lớn. Do đó giá trị sản xuất bình quân theo hộ của cây chè cành đem lại cao gấp 2,35 lần chè trung du.

Để biết vì sao có sự khác biệt lớn về diện tích, năng suất, sản lương…của chè trung du và chè cành. Thì cần đánh giá, so sánh một chỉ tiêu cụ thể để biết được hiệu quả của từng loại giống chè đem lại như thế nào? Định hướng phát triển của địa phương có đúng không? Sự chuyển đổi có đem lại hiệu quả như người dân mong muốn không? Và tại sao có sự chuyển đổi này?

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây chè cành và cây chè trung du trên địa bàn xã Tân Cương thành phố Thái Nguyên. (Trang 56)