So sánh hiệu quả kinh tế của cây chè trung du và cây chè cành của hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây chè cành và cây chè trung du trên địa bàn xã Tân Cương thành phố Thái Nguyên. (Trang 62)

3. Đánh giá, so sánh hiệu quả kinh tế của cây chè cành và cây chè

3.4.So sánh hiệu quả kinh tế của cây chè trung du và cây chè cành của hộ

Hiệu quả kinh tế luôn là mục tiêu quan trọng của bất cứ hoạt động sản xuất nào, sản xuất chè cũng vậy. Việc đánh giá, so sánh hiệu quả kinh tế của cây chè trung du và cây chè cành sẽ là cơ sở giúp của hộ đưa ra hướng phát triển của gia đình mình. Cây chè mang lại hiệu quả kinh tế khá cao chính vì vậy diện tích trồng ngày càng rộng và được người dân chú trọng pháp triển trong kinh tế gia đình. Sự chuyển đổi cây trồng như chuyển đổi lúa một vụ, diện tích đồi sang trồng chè và sự chuyển đổi từ giống chè này sang giống chè khác. Đã làm tăng không những về diện tích, sản lượng mà còn tăng lên về năng suất, chất lượng của sản phẩm chè. Điều đó có được là do người dân chú trọng phát triển, đầu tư trong việc sản xuất của gia đình hơn. Chúng ta thấy rõ hiệu quả kinh tế của cây trồng này khi theo dõi bảng 3.11:

Về tuổi bình quân của chè cành và chè trung du có sự chênh lệch khá lớn. Chè cành có tuổi thọ trung bình thấp hơn chè trung du 14,79 tuổi tương ứng thấp hơn 2,97 lần. Chính sự chênh lệch này đã ảnh hưởng nhiều đến năng suất chất lượng của sản phẩm chè. Chè trung du với ưu điểm vòng đời dài hơn hẳn chè cành (ý kiến của hộ phóng vấn và cán bộ địa phương). Tuy nhiên chè cành có ưu điểm khi gieo trồng nhanh cho thu hoạch và năng suất cao hơn hẳn chè trung du. Bên cạnh đó cùng sự ưu đãi của điều kiện tự nhiên của xã Tân Cương phần lớn diện tích phù hợp với cây chè cành. Do đó, hiện này chè cành được người nông dân lựa chọn trong việc mở rộng diện tích và cải tạo giống chè.

Bảng 3.11: So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất 1 Sào chè trung du và chè cành hộ Chỉ tiêu ĐVT Chè cành Chè trung du So sánh CC/CTD ± %

1. Tuổi TB của chè Năm 7,51 22,3 - 14,79 33,68

2. NS bình quân Kg/sào 118,37 93,1 25,27 127,14

3. Giá bán bình quân 1000đ/kg 141,455 116,042 25,413 121,90

4. Tổng giá trị SX (GO) 1000đ 16744,03 10803,51 5940,52 151,99

5. Chi phí trung gian (IC) 1000đ 2611,77 1726,81 884,96 151,25

6. Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 14132,26 9076,7 5055,56 155.70

7. Lao động thuê ngoài 1000đ 613,722 0 613,722 0

8. Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 13518,538 9076,7 4441,838 148,94 9. CLĐ 1000đ 7910 5460 2450 144,87 10. Tổng chi phí (TC) 1000đ 10521,77 7186,81 3334,96 146,40 11. Lợi nhuận (Pr) 1000đ 6222,26 3616,7 2605,56 172,04 12. Một số chỉ tiêu GO/IC Lần 6,41 6,26 0,15 102,40 VA/IC Lần 5,41 5,26 0,15 102,85 MI/IC Lần 5,18 5,26 -0,08 98,48 12.2. Trên 1 CLĐ MI/CLĐ 1000đ 136,72 132,99 3,73 102,80

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, tháng 3/2014)

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 Tổng giá trị sx (GO) Chi phí trung gian (IC) Giá trị gia tăng (VA) Chè Cành Chè trung du Hình 3.3: Kết quả sản xuất chè của hộ

Qua so sánh, ta thấy tổng giá trị sản xuất của chè cành cao hơn chè trung du. Cụ thể: tổng giá trị sản xuất thu được của cây chè cành là 16.744.030 đồng/sào/năm, chè trung du đạt 10.803.510 đồng/sào/năm. Điều này cho thấy cây chè cành có giá trị sản xuất cao hơn so với cây chè trung du, cao hơn 51,99 % so với chè trung du tức là cao hơn 5.940.520 đồng/sào/năm. Mặc dù chi phí trung gian của chè cành cao hơn chè trung du 884.960 đồng/sào/năm tương ứng cao hơn 51,25 %. Tuy nhiên, giá trị gia tăng của chè cành vẫn cao hơn 1,56 lần chè trung du.

Lợi nhuận thu được từ sản xuất chè cành cao hơn lợi nhuận thu được từ sản xuất chè trung du. Lợi nhuận thu từ sản xuất chè cành đạt 6.222.260 đồng/sào/năm, trong khi đó lợi nhuận thu được từ sản xuất chè trung du chỉ đạt 3.616.700 đồng/sào/năm.

Do năng suất, sản lượng, diện tích của chè cành cao hơn chè trung du nên ngoài lao động gia đình của các hộ. Thì đối với chè cành các hộ phải thuê thêm lao động bên ngoài. Cụ thể giá trị thuê lao động ngoài của hộ là 613.722 đồng/sào/năm. Tuy nhiên thời điểm thuê tập trung vào các tháng giữa năm, khi chè cho thu hoạch với sản lượng cao. Mặc dù chi phí sản xuất chè cành lơn hơn hẳn chè trung du cả về khâu thu hái, chăm sóc, chế biến. Nhưng thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận mà chè cành đem lại cao hơn hẳn chè trung du.

Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn, lao động của sản xuất chè cành cao hơn chè trung du. Cụ thể: chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất trên chi phí trung gian cho biết nếu bỏ ra một đồng chi phí đầu tư thì sản xuất chè cành thu về được 6,41 nghìn đồng, còn sản xuất chè trung du thu về được 6,26 nghìn đồng tương ứng cao hơn 0,15 nghìn đồng. Chỉ tiêu giá trị gia tăng trên chi phí đầu tư (VA/IC) cho biết khi đầu tư thêm một đồng chi phí thì giá trị tăng thêm khi sản xuất chè cành là 5,41 nghìn đồng, hộ sản xuất chè trung du là 5,26 nghìn đồng.

Bên cạnh việc sử dụng vốn, chỉ tiêu hiệu quả lao động của sản xuất chè. Một công lao động của sản xuất chè cành cho thu nhập hỗn hợp 136,72 nghìn đồng trong khi đó sản xuất chè trung du thu được 132,99 nghìn đồng cao hơn 3,73 nghìn đồng, tương ứng cao hơn 2,8%.

Qua phân tích các bảng biểu trên ta thấy sản xuất chè cành đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất chè trung du. Không những chè cành có năng suất cao hơn hẳn mà về chất lượng, giá trị sản xuất cao hơn chè trung du. Thể hiện qua giá bán trung bình, năng suất bình quân trên địa bàn xã 152 tạ chè tươi/ha. Chúng ta có thể khẳng định rằng trồng chè thực sự phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của xã Tân Cương và phù hợp với tình trạng dư thừa lao động trong hộ gia đình hiện nay.

Tuy nhiên, yêu cầu kĩ thuật, đầu tư cho chè cành cao hơn hẳn chè trung du. Nhưng đối với nền kinh tế xã hội tại địa phương thì điều này phù hợp với hướng phát triển địa phương và mong muốn của người nông dân. Đây là cách đầu tư mà theo người dân là ít rủi do, an toàn và bền vững.

Tóm lại, sản xuất chè cành đạt hiệu quả cao hơn sản xuất cây chè trung du sản xuất chè cành sử dụng hiệu quả đồng vốn mà hộ bỏ ra hơn, đồng thời đem lại thu nhập khá cao cho hộ gia đình, giảm thời gian nhàn rỗi của hộ gia đình xuống mức thấp nhất.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây chè cành và cây chè trung du trên địa bàn xã Tân Cương thành phố Thái Nguyên. (Trang 62)