Chi phí lao động trong sản xuất chè của hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây chè cành và cây chè trung du trên địa bàn xã Tân Cương thành phố Thái Nguyên. (Trang 60)

3. Đánh giá, so sánh hiệu quả kinh tế của cây chè cành và cây chè

3.3Chi phí lao động trong sản xuất chè của hộ

Tùy thuộc vào giống chè mà yêu cầu đầu tư mức lao động khác nhau. Trong quá trình sản xuất kinh doanh chè của hộ, phần lớn các công đoạn tạo ra các sản phẩm chè là tương đối giống nhau. Nhưng do chất lượng và năng suất của các loại chè không giống nhau và yêu cầu kĩ thuật và quá trình sản xuất của từng giống chè khác nhau mà mức lao động để sản xuất ra sản phẩm đó là khác nhau. Lao động ở đây chủ yếu là lao động gia đình nên các hộ rất chủ động từ khâu làm đất đến khâu chăm sóc thu hoạch chế biến, tiêu thụ các sản phẩm. Qua điều tra phỏng vấn 60 hộ sản xuất chè cành và chè trung du của xã Tân Cương thu được số liệu thể hiện ở bảng 4.10 như sau:

Bảng 3.10 : So sánh chi phí lao động bình quân cho 1 sào chè cành với 1 sào chè trung du của hộđiều tra

Chỉ tiêu Đơn giá (1000đ) Chè cành Chè trung du So sánh Số công Thành tiền (1000đ) Số công Thành tiền (1000đ) CC/C TD (lần) 1 2 3=1*2 4 5=1*4 6 Chăm sóc 80 28 2240 14 1120 2 Số bình phun 30 21 630 14 420 1.5 Thu hoạch 80 56 4480 42 3360 1.3 Chế biến 80 11 880 7 560 1 Tiêu thụ Tổng 120 8230 79 5460 1,45

Mức đầu tư công lao động cho việc sản xuất chè cành và chè trung du tương đối lớn. Tổng đầu tư lao động cho cây chè cành và cây chè trung du có sự khác biệt rõ rệt. Có sự chênh lệch đó là do năng suất của chè cành cao hơn hẳn chè trung du. Cụ thể như sau: Đầu tư lao động cho cây chè trung du là 5.460.000 đồng/sào/năm. Mức đầu tư cho chè cành là 8.230.000 đồng/sào/năm cao hơn 1,51 lần chè trung du. Khâu chăm sóc công lao động của hộ cũng có sự chênh lệch cụ thể chè cành hết 28 công 1 sào thì chè trung du chỉ hết 14 công 1 sào. Công thu hoạch trong sản xuất chè trung du lớn hơn hẳn chè cành. Do chè trung du búp nhỏ nên khi thu hoạch mất nhiều thời gian hơn hẳn chè cành. Chè cành với đặc điểm chung là búp to, lá dày.. nên khi thu hoạch sẽ giảm bớt công lao động hơn hẳn chè trung du (ý kiến của các hộ phóng vấn). Tuy nhiên, tính trên 1 sào chè thì công thu hoạch của chè cành lớn hơn do năng suất của chè cành cao hơn hẳn chè trung du.

Trong việc phòng trừ sâu bệnh cho các loại chè này có chênh lệch đáng kể. Cụ thể chè cành hết 21 bình/sào/năm thì chè trung du chỉ hết 14 bình/sào/năm tương ứng lớn hơn 1,5 lần. Có sự chênh lệch này là do phần lớn các hộ nông dân chú trọng sản xuất chè cành hơn. Nên để đảm bảo được năng suất, chất lượng của chè thì người nông dân cần đảm bảo chè sạch sâu bệnh. Tuy nhiên, một số hộ vẫn chú tâm chăm sóc chè trung du do năng suất và chất lượng của cây chè đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường ưa thích sản phẩm chè này.

Về tiêu thụ thì người dân có thể mang trực tiếp ra chợ để bán, hoặc là người thu gom, người bán buôn, đến tại nhà để thu mua. Việc bán chè của người dân thường tranh thủ, ít mất thời gian và cách tiêu thụ tương đối giống nhau. Nên ở đây không hoạch toán về công tiêu thụ.

Nhìn chung khi sản xuất người dân thấy khá vất vả (theo ý kiến của một số hộ được phỏng vấn). Ngoài thời gian thu hoạch và chăm sóc người dân phải thương xuyên thăm đồi chè để phát hiện sâu bệnh kịp thời. Đặc biệt là chè cành, khi mức đầu tư là khá lớn cây sinh trưởng và phát triển nhanh

hơn hẳn chè trung du. Tuy nhiên, trong sản xuất chè thì vấn đề sâu bệnh luôn là nỗi lo của các hộ gia đình. Không chỉ người sản xuất chè cành mà chè trung du cũng vậy. Do sâu bệnh ở chè phụ thuộc nhiều vào thời tiết trong năm và chất lượng thuốc trừ sâu mà các hộ sử dụng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây chè cành và cây chè trung du trên địa bàn xã Tân Cương thành phố Thái Nguyên. (Trang 60)