Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế của Cục Thuế trên địa bàn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế tại cục thuế tỉnh Tuyên Quang (Trang 107)

5. Bố cục, kết cấu của luận văn

4.2.4. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế của Cục Thuế trên địa bàn

Tuyên Quang

4.2.4.1. Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, của Bộ Tài Chính và Tổng cục thuế

Công tác thuế là công tác chính trị - kinh tế tổng hợp, chỉ riêng cơ quan thuế không thể thực hiện tốt nhiệm vụ này mà đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải tham gia vào cuộc thông qua công tác theo dõi, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, phối hợp thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hiện, đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước. Chỉ tiêu thu nộp thuế phải trở thành chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá hàng năm tình hình thực hiện nhiệm vụ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cấp, các ngành, các doanh nghiệp. Thực tế cho thấy thời gian nào hoặc công việc gì, đặc biệt là việc quản lý thuế liên quan đến đất đai nếu có sự quan tâm ủng hộ, có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các ngành, của Bộ Tài Chính và Tổng cục thuế thì rất thuận lợi trong công tác quản lý thu thuế.

Do vậy để nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế ngành thuế phải chủ động tham mưu tích cực và tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, của Bộ Tài Chính và Tổng cục thuế. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế về thu NSNN. Theo dõi tiến độ thu, phân tích đánh giá kết quả thu và đề xuất biện pháp quản lý thu. Thường xuyên tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương. Rà soát nắm chắc các nguồn thu, các khoản tăng thu, giảm thu, quản lý chặt chẽ đối với các nguồn thu phát sinh.

4.2.4.2. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế

* Đối với công tác nghiệp vụ

Triển khai kịp thời các chính sách thuế mới, chính sách thuế sửa đổi bổ sung thực hiện từ năm 2014. Thực hiện tốt chính sách ưu đãi thuế, triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý thuế, tạo điều kiện bồi dưỡng nguồn thu, tăng thu ngân sách, bảo đảm đạt và vượt dự toán ngân sách nhà nước giao; Tiếp tục triển khai và thực hiện đề án kết hợp quản lý thuế và quản lý khai thác khoáng sản, trong đó tập trung quản lý chặt chẽ, thu đúng, thu đủ các loại thuế, phí đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

* Công tác dự toán

Công tác xây dựng dự toán thu ngân sách phải thường xuyên phân tích đánh giá tình hình thu, tổng hợp kết quả thu từng thời kỳ đề xuất biện pháp quản lý thu với cấp uỷ, chính quyền địa phương để lãnh đạo thống nhất trên địa bàn. Gắn chặt với khả năng phát triển KT-XH trên địa bàn kết hợp với chính sách thuế để xây dựng kế hoạch thu khoa học hợp lý có căn cứ vững chắc. Coi trọng công tác kế hoạch hoá nguồn thu; Tổng hợp, rà soát, dự tính nắm chắc các nguồn thu, các khoản tăng thu, giảm thu. Xây dựng dự toán giao địa bàn cần chặt chẽ, nắm sát số thu từng địa bàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

từng sắc thuế, dự đoán số thu nhanh cần cố gắng chính xác để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành thu sát thực. Xây dựng chiến lược dự báo và phát triển nguồn thu.

* Đối với công tác tuyên truyền

Chú trọng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và cung cấp dịch vụ và hỗ trợ người nộp thuế, nâng cao tính tự giác và trách nhiệm của người nộp thuế. Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế ở tất cả các khâu, bộ phận, các lĩnh vực, đảm bảo phương châm hoạt động của cơ quan thuế "minh bạch, chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới" đi vào thực chất. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng dưới nhiều hình thức phong phú để tuyên truyền, nâng cao ý thức tự giác, chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật. Hướng dẫn kịp thời, đầy đủ để các đối tượng nộp thuế nắm được nội dung các chính sách thuế, các thủ tục kê khai, tính thuế, lập hồ sơ miễn, giảm thuế, quyết toán thuế và nộp thuế vào ngân cách Nhà nước,... theo pháp luật.

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế như: tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng với các nội dung phong phú hơn, có thể xây dựng phim tài liệu, các tiểu phẩm hoặc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu chính sách, pháp luật về thuế; tuyên truyền thông qua các công cụ trực quan như tranh cổ động, panô áp phích…. Thiết kế nội dung về chính sách thuế, các thủ tục hành chính thuế dưới dạng tờ rơi, sổ tay phát miễn phí tại cơ quan thuế, kể cả các trung tâm công cộng nơi người nộp thuế thường giao dịch... Chú trọng việc xây dựng nội dung tuyên truyền, biên tập các tài liệu tuyên truyền phong phú, đa dạng, dễ hiểu.

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về thuế để tuyên truyền chính sách thuế và phản ánh các hoạt động của ngành; Nội dung tuyên truyền tập trung vào các chính sách thuế mới, chính sách thuế sửa đổi, bổ sung thực hiện từ 01/01/2014 như: chính sách thuế GTGT, thuế Thu nhập doanh nghiệp có hiệu lực thi hành từ 01/01/2014, Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế, chính sách thuế liên quan đến đất đai... Tiếp tục triển khai và thực hiện đề án kết hợp quản lý thuế và quản lý khai thác khoáng sản, trong đó tập trung quản lý chặt chẽ, thu đúng, thu đủ các loại thuế, phí đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Tổ chức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo Nghị định 203/2013/NĐ-CP.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thường xuyên tổ chức "tuần lễ lắng nghe ý kiến người nộp thuế", các hội nghị đối thoại, tập huấn chính sách thuế,... nhằm tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, cá nhân, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao hiệu lực quản lý thuế; lên án mạnh mẽ các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, vi phạm pháp luật thuế, Tuyên dương kịp thời các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế, tạo sự đồng thuận và ủng hộ của xã hội về công tác thuế. Phải dựa vào sự đóng góp ý kiến của người nộp thuế cũng như có biện pháp theo dõi nếu phát hiện có hành động lợi dụng các thủ tục về thuế để nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với tổ chức, cá nhân nộp thuế, tự đặt ra các thủ tục về thuế trái qui định phải kiên quyết xử lý nghiêm minh

Nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận “một cửa”, chú trọng cải cách thủ tục hành chính thuế. Công bố công khai các thủ tục hành chính theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài Chính về hướng dẫn sửa đổi, bổ sung về nội dung và mẫu biểu của 7 Thông tư gồm: TT 156, TT111, TT219, TT08, TT85, TT39, TT78. Thực hiện Thông tư 119 sẽ giảm được 201,5 giờ khai và nộp thuế của doanh nghiệp/năm.

* Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuế

Để tăng cường pháp chế XHCN trong việc thực hiện các luật thuế cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh tra, kiểm tra về thuế, nhất là trong điều kiện chúng ta đang thực hiện việc tự kê khai, tự nộp thuế của các đối tượng nộp thuế. Công tác thanh tra, kiểm tra không chỉ tìm các đối tượng trốn, lậu thuế mà nó thể hiện ở hai mặt: Phát hiện vi phạm pháp luật thuế thông qua đó xử lý những đối tượng cố tình vi phạm luật thuế chống đối không nộp thuế, từ đó tác dụng răn đe đối với những hiện tượng tiêu cực có thể nảy sinh. Mặt khác thanh tra, kiểm tra sẽ góp phần quan trọng trong việc kiểm nghiệm tính chất phù hợp của các chính sách về thuế và cũng từ đó mà phát hiện những sơ hở, bất hợp lý của những văn bản qui định về thuế cũng như Luật thuế nhằm chấn chỉnh, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp. Để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong giai đoạn hiện nay cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Cơ quan Thuế cần phải lựa chọn đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra phải có đầy đủ năng lực, trình độ chuyên môn và phẩm chất tốt để đảm đương tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa thanh tra, kiểm tra với chính quyền địa phương và các ngành có liên quan, nhất là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các cơ quan bảo vệ pháp luật, nhằm đấu tranh chống các hành vi vi phạm như gian lận, trốn lậu thuế.

Trong thanh tra, kiểm tra cần thực hiện đúng chính sách qui định, tránh lạm dụng chức quyền để tiêu cực. Quá trình thanh tra, kiểm tra cần xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể, tránh chồng chéo, gây phiền hà cho đối tượng được kiểm tra, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. Cần xác định có chọn lọc đối tượng thanh tra, kiểm tra, theo đó cần tập trung thanh tra đối với các đối tượng thường xuyên gian lận về thuế, có nhân thân và quá trình kinh doanh không tốt, hoạt động trong những lĩnh vực có khả năng vi phạm cao, có địa chỉ kinh doanh không rõ ràng hay thường xuyên thay đổi địa điểm và ngành nghề kinh doanh.

Nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát khai thuế ... Đảm bảo 100% hồ sơ khai thuế được kiểm tra tại cơ quan thuế. Thực hiện kiểm tra ngay tại doanh nghiệp đối với các trường hợp có dấu hiệu vi phạm. Nâng cao chất lượng kiểm tra trước hoàn thuế và tăng cường kiểm tra sau hoàn thuế đảm bảo 100% hồ sơ hoàn thuế được kiểm tra.

Chủ động nắm bắt, thu thập các thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Phối hợp thanh tra, kiểm tra chống chuyển giá. Thường xuyên rà soát để bổ sung vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm kịp thời đúng pháp luật. Chú trọng chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra.

Áp dụng các chế tài xử lý nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật về quản lý thuế. Đối với các trường hợp có khả năng trả nợ nhưng chây ỳ, thách thức cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định hiện hành để thu hồi nợ thuế nhằm ngăn chặn có hiệu quả tình trạng trốn thuế, gian lận thuế để nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của NNT.

Công tác thanh tra, kiểm tra về thuế cần chuyển đổi nhanh hơn nữa từ cơ chế thanh tra diện rộng theo phương pháp thủ công truyền thống dựa vào kinh nghiệm sang cơ chế thanh tra dựa vào kỹ thuật quản lý rủi ro và sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại để phân tích, đánh giá mức độ các vi phạm về thuế;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Lập kế hoạch, phân loại lựa chọn đối tượng có gian lận thuế mới thanh tra để không gây phiền hà, cản trở công việc kinh doanh của các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh gây tốn kém không cần thiết cho cơ quan Thuế.

Thường xuyên đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm qua công tác thanh tra kiểm tra. Công tác thanh tra, kiểm tra không chỉ với đối tượng là người nộp thuế mà còn phải có kế hoạch thường xuyên định kỳ thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế. Xây dựng phần mềm hỗ trợ đánh giá chất lượng hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Sau thanh tra, kiểm tra cần đôn đốc NNT thực hiện quyết định xử lý vi phạm của cơ quan thuế.

Thực hiện đúng quy trình thanh tra, kiểm tra hoàn thuế, quyết toán thuế đối với doanh nghiệp. Kể từ ngày 27/2/2014 Quy trình thanh tra được thực hiện theo Quyết định số 74/QĐ-TCT ngày 27/1/2014 của Tổng cục Thuế thay thế quy trình thanh tra theo Quyết định 460/QĐ-TCT ngày 05/05/2009.

* Đối với công tác kê khai và kế toán thuế

Phối hợp chặt chẽ với cơ quan cấp đăng ký kinh doanh để quản lý đăng ký thuế, kê khai thuế, theo dõi, giám sát chặt chẽ những biến động về ngừng, nghỉ kinh doanh, doanh nghiệp bỏ trốn, di chuyển địa bàn nhưng không khai báo thay đổi kinh doanh, doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh nhưng vẫn hoạt động để đưa vào quản lý thuế. Thực hiện rà soát, lập thủ tục đóng mã số thuế kịp thời đối với tổ chức, cá nhân không còn hoạt động.

Tăng cường đôn đốc, hướng dẫn việc kê khai thuế kịp thời đúng quy định, thực hiện nghiêm việc quản lý kê khai thuế, giám sát chặt chẽ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, thông qua các hồ sơ khai thuế có các biện pháp quản lý thích hợp như xác định doanh nghiệp thuộc diện kê khai thuế theo quý, năm.. đồng thời lập hồ sơ và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm các quy định về kê khai thuế như không khai thuế, khai chậm thuế, khai không chính xác theo luật quản lý thuế. Thực hiện Quy trình quản lý đăng ký thuế theo Quyết định 329/QĐ-TCT ngày 27/3/2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, quy trình khai thuế và kế toán thuế của TCT (quy trình mới dự kiến ban hành trong năm 2014).

Thực hiện việc hoàn thuế, gia hạn nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế đúng trình tự, thủ tục, đảm bảo đúng thời gian quy định theo Luật sửa đổi bổ sung Luật quản lý thuế ví dụ đối với trường hợp kiểm tra trước hoàn thuế sau chậm nhất là 40 ngày kể từ ngày

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhận đủ hồ sơ, đối với trường hợp hoàn thuế trước kiểm tra sau đảm bảo chậm nhất 6 ngày làm việc... thực hiện cải cách đơn giản các thủ tục hành chính về thuế theo Thông tư 119/2014/TT-BTC thực hiện công tác hoàn thuế đúng quy trình hoàn thuế do Tổng cục Thuế ban hành (quy trình mới dự kiến ban hành trong năm 2014).

* Đối với công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

Mục tiêu của công tác thu nợ và cưỡng chế là kịp thời phát hiện và xử lý các đối tượng nộp thuế cố ý chây ỳ việc nộp các khoản nợ và khoản phạt, để đảm bảo thu đủ số thuế nợ đọng phù hợp với các Luật thuế. Cần phải đẩy mạnh xử lý dứt điểm các khoản nợ thuế. Định kỳ hàng tháng từng cán bộ quản lý nợ phải phân tích làm rõ nguyên nhân làm tăng số nợ thuế, gắn trách nhiệm cá nhân với kết quả thu nợ, nâng cao chất lượng quản lý của cán bộ thu nợ. Yêu cầu cán bộ thu nợ thuế phải kiên quyết thực hiện các biện pháp cưỡng chế đối với các trường hợp dây dưa, chây ì để đẩy nhanh tiến độ thu nợ thuế. Phối hợp tốt với các đơn vị, các bộ phận có liên quan trong việc đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế. Tổ chức triển khai thực hiện tốt các biện pháp quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế theo chỉ đạo tại văn bản số 2173/TCT-QLN ngày 21/6/2010 của Tổng cục Thuế. Thực hiện tốt việc xóa nợ tiền thuế, tiền phạt không có khả năng thu hồi phát sinh trước ngày 01/7/2007 theo hướng dẫn tại Thông tư số 179/2013/TT-BTC.

4.2.4.3. Các hoạt động khác liên quan tác động đến công tác quản lý thuế

* Tăng cường phối hợp trong công tác quản lý thuế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế tại cục thuế tỉnh Tuyên Quang (Trang 107)