Câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế tại cục thuế tỉnh Tuyên Quang (Trang 40)

5. Bố cục, kết cấu của luận văn

2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thuế và quản lý thuế được hiểu khái quát như thế nào? Nội dung công tác quản lý thuế cấp tỉnh bao gồm những nội dung gì? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế?

- Thực trạng công tác quản lý thuế tại địa bàn tỉnh Tuyên Quang thời gian qua như thế nào? những yếu tố ảnh hưởng, những mặt đã đạt được và những mặt nào còn hạn chế? Những trở ngại, khó khăn gì, nguyên nhân?

- Để tăng cường công tác quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới phải đề xuất các giải pháp gì?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Khung phân tích của luận văn

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Những tài liệu thu thập được từ các giáo trình thuế, Luật quản lý thuế, các công trình khoa học của tập thể, cá nhân đã công bố, các báo cáo tổng kết công tác thuế của Cục Thuế các tỉnh Hà Giang, Thái nguyên, Phú Thọ, một số bài báo liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nội dung nghiên cứu của đề tài luận văn trên các trang báo của Bộ Tài chính, Tổng cục thuế, Cục Thuế . Số liệu phân tích tình trạng quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang được khai thác từ chương trình phần mềm ứng dụng của cơ quan thuế, sổ theo dõi, các báo cáo về tiến độ thu ngân sách Nhà nước, báo cáo về công tác tuyên truyền, công tác thanh tra, kiểm tra, số liệu về công tác quản lý đăng ký thuế, kê khai thuế, hoàn thuế, số liệu về công tác quản lý nợ thuế, công tác tổ chức cán bộ quản lý thuế,

Nội dung công tác quản lý thuế:

Nội dung các công tác: Dự toán thu thuế, Triển khai tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật về thuế, quản lý thuế, Tuyên truyền, hỗ trợ

NNT, Thanh tra,

kiểm tra người nộp thuế, Kê khai và kế toán thuế, Thu nợ và cưỡng chế nợ thuế, Uỷ nhiệm thu thuế, các hoạt động này thực hiện như thế nào?

Các nhân tố ảnh hƣởng:

Các chính sách pháp luật về thuế và quản lý của Nhà nước về thuế; Tổ chức bộ máy quản lý thuế, năng lực trình độ, đạo đức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ thuế, Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý thuế. Các hoạt động phối hợp giữa cá ngành, thực hiện công tác thu, chống thất thu. Phòng chống tham nhũng, tiết kiệm chống lãng phí của cơ quan thuế.

Các chỉ tiêu đánh giá

Số liệu của các năm 2009 đến năm 2013 về: công tác dự toán,

Công tác Tuyên

truyền, công tác kiểm tra, thanh tra, công tác quản lý NNT kê khai thuế, công tác quản lý nợ thuế,

chức cán bộ quản lý thuế, các trang thiết bị, ứng dụng thông tin trong công tác quản lý thuế.

Kết quả thu NSNN giai đoạn từ năm 2009-2013.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

công tác Ủy nhiệm thu thuế … do cán bộ các phòng thuộc Cục Thuế tại Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang cung cấp; các ố liệu về tỉnh Tuyên Quang là từ Báo cáo của HĐND, UBND tỉnh Tuyên Quan, Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang. Ngoài ra còn một số đánh giá về công tác quản lý thuế ở các đề tài khoa học trong nước của tập thể, cá nhân đã công bố Internet…Hệ thống các văn bản pháp quy về thuế, văn bản hướng dẫn về thuế của Bộ Tài chính, Tổng cục thuế.

2.2.3. Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu

- Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bằng chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị. - Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để phân loại theo địa bàn các huyện, thành phố, theo thời gian hoặc theo tiêu thức cần nghiên cứu như loại hình doanh nghiệp, khu vực kinh tế, số vụ việc, số thuế, số cán bộ công chức, số tài sản thiết bị… trên cơ sở đó xem xét ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin, số liệu

Dùng các phương pháp trong thống kê để tổng hợp và hệ thống hoá tài liệu thu thập được làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế từng lĩnh vực chuyên môn theo địa bàn hay theo thời gian thuộc công tác quản lý thuế của ngành.

2.2.4.1. Phương pháp so sánh

So sánh đánh giá tình hình quản lý thuế giữa các huyện, thành phố trên địa bàn địa bàn tỉnh Tuyên Quang, trong các giai đoạn nghiên cứu của đề tài.

2.2.4.2. Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp chuyển hoá thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị

2.2.4.3. Phương pháp dự báo

Dự báo xu thế biến động của các hiện tượng kinh tế xã hội cho tương lai. Đó là các chỉ tiêu: tuyên truyền pháp luật về thuế, quản lý mã số thuế, thu nộp thuế, nợ đọng, thất thu thuế…

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu (giải thích một số chỉ tiêu tiêu biểu)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Mục đích sử dụng: Đánh giá công tác lập dự toán thu ngân sách và năng lực thu thuế của cơ quan thuế, tiêu chí này được dùng để phân tích nguyên nhân biến động theo từng năm (từng kỳ báo cáo).

- Tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý: Là tất cả các khoản thuế, phí ngành thuế thu được trong năm, bao gồm cả thu từ tiền sử dụng đất.

- Dự toán pháp lệnh được giao: Là dự toán thu được Bộ Tài chính giao tương ứng (bao gồm cả khoản thu tiền sử dụng đất).

- Dự toán địa phương là dự toán UBND tỉnh giao

- Dự toán phấn đấu là dự toán Cục Thuế giao cho văn phòng Cục Thuế và các Chi cục Thuế.

Công thức tính:

Tỷ lệ % thực hiện so với dự toán được giao =

Tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý

x 100% Dự toán được giao

2.3.2. Chỉ tiêu Kết quả công tác tuyên truyền - hỗ trợ NNT

- Chỉ tiêu tuyên truyền chính sách thuế bao gồm: Số bài viết tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh, truyền hình); Số tuyên truyền trên pano áp phích, Số lượng các cuộc họp báo, trả lời phỏng vấn trên các cơ quan truyền thông, Số lượng chương trình phối hợp với cơ quan tuyên truyền; Số lượng ấn phẩm tài liệu chính sách thuế qua các năm.

- Chi tiêu hỗ trợ NNT qua các hình thức bao gồm: Số lượt người được tư vấn trực tiếp tại cơ quan thuế, số cuộc tư vấn qua điện thoại; số NNT được giải đáp bằng văn bản. Số lớp được tập huấn, đối thoại, số người tham dự.

Mục đích sử dụng: thống kê công tác tuyên truyền, hỗ trợ để đánh giá việc thực hiện công tác tuyên truyền, giải đáp, hỗ trợ về thuế cho NNT kết quả thực hiện đã đầy đủ các nội dung yêu cầu của công tác truyền hay chưa số lượng có ảnh hưởng đến chất lượng công tác tuyên truyền hay không? Công tác tuyên truyền qua các năm thực hiện đạt được kết quả như thế nào? Từ đó đề ra các kế hoạch tuyên truyền, giải pháp hỗ trợ giải đáp vướng mắc cho NNT một cách thiết thực nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT của cơ quan thuế trong năm đánh giá. Cụ thể:

- Số cuộc đã thanh tra, số cuộc kiểm tra, số kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế; số cuộc kiểm tra hồ sơ hoàn thuế đã hoàn thành.

- Số thuế, truy thu và phạt qua thanh tra kiểm tra: Chi tiết số truy thu phạt qua thanh tra, kiểm tra; số qua kiểm tra tại cơ quan thuế, qua kiểm tra hoàn thuế.

- Tổng số thuế truy thu sau thanh tra

Thông qua việc thực hiện cá cuộc thanh tra, kiểm tra thống kê kết quả đạt dược đã theo đúng chỉ tiêu kế hoạch được TCT giao hay không và kết quả thực hiện viêc truy thu thuế và phạt vi phạm hành chính như thế nào? Từ đó đánh giá trình độ năng lực cán bộ thanh tra và ý thức tuân thủ pháp luật của NNT đối với công tác quản lý thuế.

2.3.4. Chỉ tiêu Kết quả cấp mã số thuế và tình hình kê khai thuế

- Kết quả cấp mã số thuế và tình hình khai thuế: số NNT được cấp mã số thuế, số đang hoạt động, số tạm nghỉ, số ngừng hoạt động, số hoạt động nộp tờ khai. Tìm nguyên nhân tình hình tăng, giảm. Thống kê kết quả thực hiện năm sau tăng, giảm như thế nào so với năm trước tìm ra nguyên nhân để có biện pháp quản lý thích hợp.

Việc cấp MST và quản lý NNT đã đúng quy trình quản lý đăng ký thuế và khai thuế hay chưa?

- Tình hình chấp hành nghĩa vụ khai thuế của NNT

Nghiên cứu các chỉ tiêu số lượng tờ khai phải nộp, đã nộp, số tờ khai đúng hạn. tỷ lệ % số đã nộp/số phải nộp , số đúng hạn /số đã nộp, số tuyệt đối và số tương đối năm sau có cao hơn năm trước hay không để đánh giá hiệu quả công tác quản lý khai thuế từ đó đưa ra những biện pháp quản lý, đôn đốc NNT thực hiện nghiêm túc quy định về khai thuế và nộp thuế.

2.3.5. Chỉ tiêu tổng hợp tình hình nợ thuế

Chỉ tiêu này bao gồm: Tổng số thuế đã thu của từng năm năm, Tổng số thuế nợ của NNT từng năm gồm số nợ khó thu, số nợ chờ sử lý , số nợ chờ điều chỉnh, Tổng số nợ / tổng số thuế đã thu, số nợ có khả năng thu / tổng thu ngân sách để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

kiểm tra xem nếu 2 tỷ lệ này năm sau cao hơn so với năm trước là công tác quản lý nợ hiệu quả kém đi cần phải phân tích tìm ra nguyên nhân khách quan, chủ quan đưa ra những giải pháp mới áp dụng nhằm giảm tỷ lệ nợ phải thu đến mức thấp nhất và nợ có khả năng thu phải giảm dưới 5%/ tổng số thuế đã thu được trong năm.

2.3.6. Chỉ tiêu kết quả thực hiện công tác ủy nhiệm thu

Nghiên cứu số thuế đã thu được của từng sắc thuế đã ủy nhiệm thu, chi phí thanh toán cho UNT, tính ra tỷ lệ % số thuế đã thu được qua UNT/tổng thu NS cả năm với tỷ lệ % chi phỉ trích cho UNT để đánh giá công tác UNT có hiệu quả hay không, để xác định có nên tiếp tục thực hiện công tác UNT cho các xã phường, thị trấn nữa hay không.

2.3.7. Nhóm chỉ số phát triển nguồn nhân lực

- Phân tích chỉ tiêu số lượng, chất lượng (đại học trở lên, cao đẳng, trung cấp) cán bộ công chức tuyển dụng mới từ năm 2009-2013

Mục đích: đánh giá tỷ lệ nguồn nhân lực kế thừa của ngành thuế

- Tổng hợp trình độ cán bộ công chức ngành đến thời điểm 31/12/2013. Mục đích: Đối chiếu với số lượng biên chế của TCT được giao, trình độ cán bộ, công chức đến thời điểm nghiên cứu 31/12/2013 có đáp ứng được nhiệm vụ công tác quản lý thuế hay không?

- Thống kê số lượng CBCC theo chức năng quản lý thuế

Mục đích: Đánh giá sự hợp lý trong cơ cấu tổ chức, bố trí sử dụng nguồn nhân lực phù hợp với từng nhiệm vụ cụ thể được giao của ngành.

Từ các nghiên cứu về công tác tổ chức quản lý nhân lực đưa ra phương hướng tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, luân phiên, luân chuyển công tác cho từng CBCC để phát huy năng lực trình độ phù hợp, đáp ứng yêu cầu về chuyên môn nhiệm vụ được giao quản lý, thực hiện.

2.3.8. Nghiên cứu chỉ tiêu kết quả thu Ngân sách Nhà nước do cơ quan Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang thực hiện trong giai đoạn 2009-2013 theo từng khu vực Thuế tỉnh Tuyên Quang thực hiện trong giai đoạn 2009-2013 theo từng khu vực kinh tế (sắc thuế), từng địa bàn hành chính: để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ thu NSNN đạt được so với dự toán đã giao, chỉ tiêu nào hoàn thành kế hoạch, chỉ tiêu nào không hoàn thành, phân tích đánh giá, tìm ra nguyên nhân làm tăng thu và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nguyên nhân làm giảm thu đẻ từ đó đưa ra các giải pháp quản lý, chỉ đạo điều hành nhiệm vụ thu nhằm phấn đấu hoàn thành mọi chỉ tiêu mà Bộ tài chính và UBND tỉnh đã giao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ

TẠI CỤC THUẾ TỈNH TUYÊN QUANG TỪ NĂM 2009 ĐẾN 2013

3.1. Một số nét cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang

3.1.1. Về điều kiện tự nhiên

3.1.1.1.Vị trí địa lý: Tuyên Quang là một tỉnh miền núi nằm ở khu vực Đông Bắc với diện tích tự nhiên 5.870,3 km2 bằng 1,8% diện tích cả nước. Phía Đông giáp Bắc Kạn, Thái Nguyên; phía Tây giáp Yên Bái; phía Nam giáp Phú Thọ, Vĩnh Phúc; phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang. Tỉnh Tuyên Quang nằm trên trục quốc lộ 2 Hà Nội - Vĩnh Phúc - Phú Thọ - Tuyên Quang - Hà Giang và quốc lộ 37. Thành phố Tuyên Quang cách thủ đô Hà Nội 165 km đường bộ. Vị trí địa lý của Tuyên Quang nhìn chung là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, từ đó tác động tích cực tới công tác thu thuế.

3.1.1.2. Ðịa hình: Địa hình Tuyên Quang chia thành 2 vùng. Vùng cao phía Bắc gồm 4 huyện Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hoá, Hàm Yên. Vùng thấp phía Nam gồm Yên Sơn, Sơn Dương, thành phố Tuyên Quang là vùng đồi núi thấp có các cánh đồng, soi bãi rộng mầu mỡ tạo thuận lợi cho việc phát triển gieo trồng cây lương thực, phát triển cây công nghiệp đặc biệt là cây chè, mía, cây ăn quả có giá trị cao như nhãn, vải...

3.1.1.3. Về khí hậu: Mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc Á Trung Hoa có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh - khô hạn và mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Đây là những điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhiệt đới.

3.1.1.4. Về tài nguyên thiên nhiên: Tỉnh Tuyên Quang có 5870,38 km2

diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 447.119 ha, chiếm 76,2%; diện tích đất nông nghiệp là 82.652,5 ha, chiếm 14,09%; diện tích đất chuyên dùng là 23.886,6 ha, chiếm 4,07%; diện tích đất ở là 5.598,2 ha, chiếm 0,95%; diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 12.627ha, chiếm 2,15%; diện tích đất chưa sử dụng là 11.760,9 ha, chiếm 2%. Tài nguyên đất là điều kiện thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp toàn diện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.1.5. Về khoáng sản: Tuyên Quang có nhiều loại khoáng sản khác nhau, phân bố rải rác trên khắp địa bàn tỉnh. Việc khai thác và chế biến khoáng sản đang là một trong những khâu đột phá cho phát triển kinh tế và là nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương.

3.1.1.6. Về tiềm năng du lịch

Tuyên Quang là một trong những tỉnh có tiềm năng du lịch lớn và đa dạng bao gồm cả lịch sử, văn hoá, sinh thái, danh lam thắng cảnh và tâm linh.

Khu du lịch sinh thái Na Hang, Hàm Yên, Núi Dùm, suối khoáng Mỹ Lâm…Khu di tích lịch sử Tân Trào, Khu di tích lịch sử Kim Bình, di tích Bình ca, chiến thắng khe Lau, thành nhà Mạc, chùa bảo Ninh Sùng phúc, đền Hạ, đền Thượng, đền Kiếp bạc, chùa an Vinh... ngoài ra còn có Lễ hội mới rất đặc biệt đó là

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế tại cục thuế tỉnh Tuyên Quang (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)