Công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế tại cục thuế tỉnh Tuyên Quang (Trang 67)

5. Bố cục, kết cấu của luận văn

3.3.3. Công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế

Triển khai mô hình quản lý thuế chủ yếu theo chức năng. Giai đoạn 2009 - 2013 ngành thuế tỉnh Tuyên Quang thực hiện quy trình kiểm tra thuế kết quả đã đạt được như sau:

Theo yêu cầu của Luật Quản lý thuế, căn cứ số lượng doanh nghiệp thực tế quản lý trên địa bàn và quy mô số thu của các đơn vị, Cục Thuế đã thành lập và kiện toàn hệ thống Thanh tra của cả ngành thuế: tách chức năng thanh tra, kiểm tra nội bộ độc lập để thanh tra thuế tập trung vào thực hiện chức năng thanh tra NNT. Tại Cục Thuế có phòng Thanh tra Thuế, phòng Kiểm tra Thuế.

Đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Nhiều công chức có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác đã được tăng cường cho bộ phận Thanh tra, kiểm tra; cán bộ thanh tra, kiểm tra được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thuế, chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra và các nghiệp vụ liên quan khác nhằm chuẩn hóa hoạt động thanh tra và nâng cao tính chuyên sâu, chuyên nghiệp của cán bộ thanh tra, kiểm tra.

Đến năm 2013, toàn ngành có 70 cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế, chiếm 19,1% số công chức toàn ngành, tăng 8,5% so với năm 2009.

Việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, ngành thuế cán bộ thuế thực hiện nghiêm túc và đầy đủ Quy trình kiểm tra người nộp thuế theo Quyết định 528/QĐ-TCT ngày 29/5/2008; Quy trình thanh tra thuế theo Quyết định 460/QĐ-TCT ngày 05/5/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. Quá trình thực hiện cán bộ kiểm tra, thanh tra đã khai thác sử dụng có hiệu quả ứng dụng hỗ trợ công tác thanh tra kiểm tra như ứng dụng phân tích báo cáo tài chính; ứng dụng phân tích tình trạng thuế, ứng dụng hệ thống hỗ trợ thanh tra, kiểm tra thuế (TTR), hệ thống phân tích rủi ro phục vụ lập kế hoạch thanh tra thuế (TPR)... và tổ chức tập huấn cho công chức thanh tra, kiểm tra nội dung quy trình, các ứng dụng để áp dụng trong công việc.

Để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra trong điều kiện nguồn lực hạn chế, công tác thanh tra, kiểm tra đã bước đầu chuyển từ cơ chế thanh tra, kiểm tra nhằm vào tất cả các người nộp thuế sang cơ chế thanh tra, kiểm tra theo mức độ rủi ro về thuế, dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về tổ chức, cá nhân nộp thuế và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sử dụng phương pháp phân tích thông tin, đánh giá rủi ro để xác định đối tượng và nội dung cần thanh tra, kiểm tra thuế.

Theo đó, công tác thanh tra, kiểm tra thuế đã từng bước được kế hoạch hoá, và việc tổ chức thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế chỉ được tiến hành sau khi phân tích xác định mức độ vi phạm về thuế, có dấu hiệu khai sai, trốn thuế, gian lận thuế mới tổ chức thanh tra, kiểm tra không có sai phạm thì không tiến hành thanh tra, kiểm tra.

Nhờ đó, chất lượng của công tác thanh tra, kiểm tra thuế ngày càng cải thiện, công tác thanh tra, kiểm tra ngày càng chặt chẽ, đúng quy trình, quy định; số lượng doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra hàng năm tăng lên, đã phát hiện và truy thu kịp thời nhiều khoản ẩn lậu, sai phạm vào NSNN.

Bảng 3.3: Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013

Chỉ tiêu

Số cuộc thanh tra, kiểm tra đã hoàn thành, trong đó:

Tổng số thuế truy thu và phạt qua thanh tra, kiểm tra (triệu đồng)

Thanh tra (cuộc) Kiểm tra tại DN (Cuộc) Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế (hồ sơ) Kiểm tra hồ sơ hoàn thuế (hồ sơ) Thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp Kiểm tra tại quan thuế Kiểm tra hoàn thuế Tổng cộng Năm 2009 21 123 10.662 25 5.099 1.567 32 6.698 Năm 2010 28 67 12.411 24 7.000 5.006 1.534 13.540 Năm 2011 34 135 12.586 34 14.400 2.400 4.600 21.400 Năm 2012 37 139 14.686 23 19.372 14.278 530 34.180 Năm 2013 40 147 13.540 24 17.945 6.590 316 24.851 Cộng 160 611 63.885 130 63.816 29.841 7.012 100.669

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu do phòng Thanh tra và phòng Kiểm tra thuế Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang cung cấp

Qua công tác thanh tra, kiểm tra thuế, Cục Thuế và các Chi cục Thuế đã phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm về pháp luật thuế, thực hiện kiến nghị xử lý truy thu về thuế, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách về thuế... góp phần tích cực trong việc chống thất thu Ngân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sách Nhà nước, đồng thời trong quá trình thực hiện Cục Thuế đã kịp thời kiến nghị bổ sung, sửa đổi những bất hợp lý của quy trình thanh tra, kiểm tra để đảm bảo công tác thanh tra, kiểm tra, vừa phát huy tác dụng chống thất thu, vừa thúc đẩy nâng cao trách nhiệm của công chức làm công tác thanh tra trong việc phối hợp với doanh nghiệp và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế tại cục thuế tỉnh Tuyên Quang (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)