5. Bố cục, kết cấu của luận văn
3.3.5. Công tác thu nợ và cưỡng chế nợ thuế
Từ ngày 1/7/2007, ngành thuế đã hình thành hệ thống quản lý theo dõi đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế thống nhất vào một đầu mối ở cả 3 cấp từ Trung ương đến quận, huyện, thị xã. Ở địa phương cấp Cục Thuế có phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, tại Chi cục Thuế có đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
Cùng với việc kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, Cục Thuế đã chấp hành đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Cục Thuế; thực hiện nghiêm túc quy trình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đối với từng loại đối tượng.
Quá trình triển khai thực hiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trong giai đoạn 2009 – 2013 Cục thuế tỉnh Tuyên Quang thực hiện theo quy trình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
quản lý thu nợ thuế ban hành kèm theo quyết định 477/QĐ-TCT ngày 15/5/2008 và quy trình cưỡng chế nợ thuế ban hành kèm theo Quyết định số 490/QĐ-TCT ngày 08/5/2009, Quy trình quản lý nợ theo Quyết dịnh 1395/QĐ-TCT ngày 14/10/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, đã đạt được các kết quả sau:
Bảng 3.7: Tổng hợp tình hình nợ thuế từ năm 2009 đến năm 2013
Đơn vị tính: triệu đồng Thời gian Tổng số thuế đã thu vào NS Tổng số thuế còn nợ Số thuế nợ / Tổng số thuế đã thu NS Tỷ lệ % nợ có khả năng thu/ tổng thu NS Tổng số Nợ khó thu Nợ chờ sử lý Nợ chờ điều chỉnh Nợ có khả năng thu A 1 2=3+4+5+6 3 4 5 6 7=2/1*100 8=6/1*100 Năm 2009 481.165 28.040 4.460 3.842 19.738 5,83 4,10 Năm 2010 634.956 38.098 8.011 3.203 203 26.681 6,00 4,20 Năm 2011 774.269 34.888 8.190 1.579 557 24.562 4,51 3,17 Năm 2012 909.517 58.264 11.070 8 422 46.764 6,41 5,14 Năm 2013 1.028.880 71.160 14.006 57.154 6,92 5,55 Tổng cộng 3.828.787 230.450 45.737 8.632 1.182 174.899 6,02 4,57
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu do Phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang cung cấp
- Cán bộ quản lý nợ thuế khai thác sử dụng có hiệu quả ứng dụng quản lý nợ thuế đối với từng đối tượng, sắc thuế vào thực hiện, giúp cho bám sát các quy định của Luật Quản lý thuế và quy trình quản lý thu nợ, quy trình cưỡng chế thuế của Tổng cục. Ứng dụng đã giúp Cục Thuế thực hiện các công việc quản lý nợ từ việc phân công cán bộ thu nợ, phân loại nợ, đôn đốc nợ, in thông báo đôn đốc, ghi nhật ký đôn đốc, tính phạt nộp chậm và thông báo số tiền phạt, xác định tuổi nợ để đưa ra danh sách các khoản nợ cần cưỡng chế, in thông báo cưỡng chế và tổng hợp các báo cáo kịp thời và đảm bảo chính xác hơn.
- Cục Thuế đã rà soát, nắm được đầy đủ số đối tượng nợ thuế, số thuế nợ, thời hạn nợ, từng khoản nợ tại từng thời điểm, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đôn đốc, xử lý, thu hồi kịp thời nguồn thu cho ngân sách, tránh nợ đọng kéo dài.
- Đã thực hiện phân loại đối tượng nợ thuế theo các yêu cầu quản lý của ngành thuế: như đối tượng nợ thuế còn kinh doanh hay đã nghỉ kinh doanh, tình trạng hoạt động của đối tượng nợ thuế, tình hình tài chính của đối tượng nợ thuế, nợ có tranh chấp hay không... để theo dõi trên hệ thống ứng dụng quản lý làm căn cứ xây dựng chỉ tiêu thu nợ, vừa phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành thu nợ thuế; phối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hợp với các bộ phận khác để phân tích nguyên nhân, tình trạng nợ thuế làm cơ sở áp dụng các biện pháp thu hồi nợ phù hợp, hiệu quả.
- Trên cơ sở nắm được cụ thể từng đối tượng nợ, tính chất và mức độ nợ thuế, cơ quan thuế đã triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp thu nợ, từ việc giao chỉ tiêu thu nợ cụ thể cho từng đơn vị.