5. Bố cục, kết cấu của luận văn
1.2.2. Bài học Kinh nghiệm
Qua nghiên cứu các vấn đề về thuế và quản lý thuế từ lý luận đến thực tiễn của một số địa phương như trên, có thể rút ra một số bài học trong công tác quản lý thu thuế đối với tỉnh Tuyên Quang, bao gồm:
1.2.2.1. Bài học thành công
Thứ nhất,cần phải tăng cường sự lãnh, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành liên quan trong công tác thuế.
Sự chỉ đạo sát sao, thường xuyên của các cấp chính quyền, của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, huyện... có ý nghĩa quyết định đến việc triển khai kịp thời các chính sách thuế của Nhà nước. Sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các đoàn thể cũng góp phần không nhỏ trong việc hoàn thành các chỉ tiêu của ngành thuế đặt ra. Nỗ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
lực của bản thân ngành thuế là rất quan trọng, tuy nhiên, nếu không có sự chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền cũng như thiếu sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể liên quan thì sẽ khó có thể hoàn thành đạt và vượt mức chỉ tiêu đề ra.
Thứ hai, thường xuyên đổi mới phương pháp thu và quản lý thu thuế. Trên thực tế, công tác thu thuế mang nét đặc thù rất khác nhau giữa các địa phương hoặc giữa các khu vực trong một địa phương nhất định. Cùng một sắc thuế, cùng một đối tượng kinh doanh nhưng trong mỗi trường hợp cần có phương pháp thu khác nhau. Kinh nghiệm các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ cho thấy, công tác thu thuế cần liên tục đổi mới, linh hoạt đối với từng trường hợp, từng đối tượng thu. Đổi mới phương pháp thu còn có ý nghĩa trong việc nuôi dưỡng nguồn thu, không tận thu đối với mọi trường hợp. Đổi mới công tác thu trước hết cần nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của các chủ thể trên địa bàn, tình hình biến động của thị trường, các chủ trương, chính sách mới của Nhà nước, nhất là các chính sách miễn, giảm thuế, miễn trừ trong giai đoạn kích cầu hiện nay.
Đổi mới quy trình thu thuế cũng là bài học có giá trị đối với Cục Thuế Tuyên Quang. Quy trình thu đơn giản, hiệu quả, không phiền hà cho người nộp thuế, không gây khó khăn trong các khâu, các thủ tục với từng nhóm đối tượng, nhất là đối tượng là đồng bào các dân tộc thiểu số.
Thứ ba,đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác thuế. Kinh nghiệm cho thấy, đội ngũ cán bộ có vai trò quyết định đến kết quả hoạt động của ngành thuế. Các chủ trương, chính sách đúng nhưng nếu đội ngũ cán bộ thực hiện không tốt, sẽ không thể đem lại hiệu quả cao. Bài học rút ra cho Tuyên Quang trong công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ là cần thường xuyên phân loại cán bộ theo nhiều tiêu chí khác nhau như trình độ, lứa tuổi, thâm niên... để xây dựng chương trình đào tạo, gửi đi học các lớp học về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp, vừa đảm bảo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, vừa đảm bảo vẫn có đủ đội ngũ thực hiện nhiệm vụ đặt ra. Về lâu dài, cần có chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ ngành thuế, theo đó cần chú trọng các chính sách ưu đãi, thu hút con em ở địa phương đang học ở các trường đại học có uy tín về công tác tại ngành thuế, tạo sự ổn định về công tác cán bộ trong trước mắt và lâu dài.
Thứ tư,tăng cường công tác tuyên truyền và kiểm tra giám sát. Công tác tuyên truyền góp phần không nhỏ vào những kết quả đạt được của ngành thuế cả nước nói chung, các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ nói riêng. Kinh nghiệm cho thấy, nếu người nộp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thuế hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế, thấy các giá trị của mình khi có những đóng góp cho xã hội thông qua thuế, thấy trách nhiệm của mình khi đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội... thì họ sẽ sẵn sàng nộp thuế, và như vậy, công tác thu thuế sẽ gặp nhiều thuận lợi.
Kiểm tra, giám sát chặt chẽ quy trình thu, đối tượng thu, kết quả thu... cũng là bài học có giá trị đối với Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang. Việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát không chỉ đem lại kết quả về số thu mà còn góp phần nâng cao thái độ và trách nhiệm của chính những cán bộ làm công tác thuế đối với công việc, với người nộp thuế.
1.2.2.2. Bài học chưa thành công
- Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT đã triển khai sâu rộng tới các cấp uỷ, chính quyền địa phương nhưng vẫn còn một bộ phận NNT chưa nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về thuế; cố tình kê khai sai, thiếu số thuế phải nộp hoặc chây ỳ, dây dưa nợ thuế;
- Quản lý và thu hồi nợ thuế hiệu quả chưa cao, các biện pháp cưỡng chế thuế đã triển khai nhưng chưa quyết liệt do các quy định về cưỡng chế thuế còn bất cập so với thực tế.
- Cơ quan thuế chưa có nhiều biện pháp tích cực trong công tác cưỡng chế thu hồi nợ nên một số Doanh nghiệp còn chây ỳ, dây dưa nợ thuế dẫn đến tỷ lệ nợ còn cao.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU