5. Bố cục, kết cấu của luận văn
1.1.5. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả công tác quản lý thuế
Để có thể đánh giá được một cách trung thực, khách quan và toàn diện quá trình thực hiện các mục tiêu Chiến lược, các hoạt động quản lý thuế theo từng năm, từng giai đoạn, kịp thời phản ánh những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý thuế từ đó đề ra những giải pháp khắc phục tiến tới xây dựng một nền quản lý thuế tiên tiến, hiện đại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Muốn đánh giá hoạt động quản lý thuế cần nghiên cứu, phân tích đánh giá các chỉ số sau:
1. Chỉ số thực hiện nhiệm vụ thu NSNN 3. Chỉ số tuân thủ của NNT
2. Chỉ số tuyên truyền hỗ trợ 3. Chỉ số thanh tra, kiểm tra
4. Chỉ số quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế 5. Chỉ số khai thuế, hoàn thuế
6. Chỉ số phát triển nguồn nhân lực
Tổng cục Thuế (2013), Quyết định số 688/QĐ-TCT ngày 22/4/2013 về việc ban hành hệ thống chỉ số đánh giá hoạt động quản lý thuế.
Như phần nguyên tắc đã nêu thì công tác quản lý thuế phải đảm bảo tính hiệu quả. Hiệu quả tức là số chi phí bỏ ra phải nhỏ hơn số lợi nhuận thu về. Trong quản lý thuế thì hiệu quả tức là số thu từ thuế đạt được lớn nhất nhưng chi phí lại tiết kiệm nhất.
Một hệ thống thuế hiệu lực không chỉ được quyết định bởi tính tối ưu của những sắc thuế mà phụ thuộc rất lớn vào hoạt động quản lý thuế. Với những nguồn lực hữu hạn trong tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn. Vì vậy, hầu hết các nước đã và đang phát triển đang hướng sự quan tâm đến nội dung công tác quản lý thuế nhằm mục tiêu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào NSNN và chi phí chi cho hệ thống quản lý thuế đạt tỷ lệ thấp nhất.